Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ngũ gia bì có tác dụng gì? Cây ngũ gia bì có độc không?

Cập nhật: 24/12/2020 14:54 | Người đăng: Lường Toán

Chúng ta thường bắt gặp cây ngũ gia bì trong mỗi gia đình với sự phong thủy đẹp mắt. Tuy nhiên ít ai biết rằng cây này thường được dùng để điều trị một số bệnh lý như sinh lý yếu, thấp khớp, thận hư...Thông tin về cây ngũ gia bì sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé. 

Ngũ gia bì là gì?

Ngũ gia bì còn được biết đến với một số tên gọi khác như xuyên gia bì, thích gia bì,và có tên khoa học là Araliaceae. Người ta đặt tên cho loài cây này dựa trên đặc điểm và hình dạng của chúng, mỗi cây thường xuất hiện 5 lá to mọc chụm vào nhau.

Ngũ gia bì thường để trang trí trong nhà

Cây ngũ gia bì là một loại thực vật thân nhỏ, với chiều cao khi trưởng thành lên tới 2m. Trên thân cây có khá nhiều gai, và các lá thường mọc so le thành từng chùm, mỗi chùm gồm 3-5 lá. Trên lá cây ngũ gia bì thường xuất hiện hình thuôn dài, mỏng và đầu nhọn. 

Hoa ngũ gia bì thường có màu xanh, nhỏ, chúng thường nở rộ vào đầu hạ. Còn các quả có hình cầu với đường kính khoảng 3mm, và có màu đen khi chín.

Người ta thường sử dụng rễ cây ngũ gia bì để làm thuốc. Sau khi thu hoạch, thì bạn sẽ loại bỏ phần gỗ của rễ cây để chỉ lấy vỏ sau đó đem phơi khô để dễ bảo quản. Vỏ rễ cây ngũ gia bì thường sẽ cuộn lại thành từng ống nếu như bạn phơi trực tiếp dưới ánh nắng. Mặt ngoài vỏ cây thường có màu vàng nâu và mặt trong thì có màu xám với sự xuất hiện của những chấm nâu vàng và mùi vị thường không rõ.

>>Tham khảo thêm: Thuốc Canesten có tác dụng gì? Hướng dẫn cách dùng Canesten an toàn

Ngũ gia bì có mấy loại?

Trên thị trường hiện nay thì ngũ gia bì có 3 loại, thường dùng để làm cảnh trong nhà, cụ thể như sau: 

  • Ngũ gia bì gai thường mọc thành bụi, có xuất hiện nhiều gai ở phần mép lá.
  • Ngũ gia bì cẩm thạch cũng thuộc dòng họ nhà ngũ bì, với màu sắc lạ lẫm ở phần lá, thường được mọi người ưa chuộng để bày biện trong nhà ở hay ở phòng khách.
  • Ngũ gia bì hương còn được gọi là tế trụ gia bì. Cây thực vật này thường mọc bụi và có chiều cao lên tới vài mét. Chúng ta thường tìm thấy những loại cây này lần đầu tiên vào năm 1969 tại Phó Bảng, Hà Giang. Cho đến nay thì loại cây này đã được xếp vào danh sách các loại dược liệu quý cần được bảo tồn. Cho đến nay thì cây đang được nghiên cứu bảo tồn đồng thời được phát triển trồng tại Viện dược liệu.

Ngũ gia bì có tác dụng gì?

Cây ngũ gia bì đuổi muỗi

Người ta thường trồng cây ngũ gia bì trong nhà để làm cảnh, vừa có công dụng xua đuổi muỗi được nhiều nghiên cứu chứng minh. Tuy nhiên thì nhiều người dân hiện đang sinh sống tại khu vực ẩm thấp thì thường có trồng ngũ gia bì trong khuôn viên nhà mình vừa để làm cảnh và vừa trừ muỗi hiệu quả.

Một số nghiên cứu cho thấy, cây ngũ gia bì thường có khả năng chống ô nhiễm, điều hòa khí hậu đồng thời còn giúp loại bỏ được khí độc Formaldehyd. Không ít người đã thử trồng nhiều cây tại bậc cửa ra vào, từ đó để nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như trước kia bạn chưa đặt chậu ngũ gia bì thì mỗi lần mở cửa ra chúng ta đều sẽ thấy nhiều muỗi xuất hiện quanh người. Cho đến nay thì muỗi đã không còn xuất hiện theo từng đàn nữa nếu như bạn trồng cây này trong nhà.

Ngũ gia bì có tác dụng chữa bệnh gì?

  • Trị bệnh xương khớp: Cây ngũ gia bì thường được dùng nhiều trong Đông y, được xem là một vị thuốc quan trọng sử dụng trong một số bài thuốc chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Cây này thường có tác dụng mạnh gân cường cốt, trừ thấp đồng thời có tác dụng đẩy lùi cơn đau nhức. Bên cạnh đó thì cây ngũ gia bì còn có khả năng điều trị chứng cơ bắp yếu ở trên, giảm đau, hạ sốt và kháng viêm cực kỳ hiệu quả. Như vậy thì chúng sẽ giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh bao gồm thoái hóa cột sống và viêm khớp,…
  • Tác dụng an thần: Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược HCM, Cây ngũ gia bì thường có tác dụng điều tiết sự cân bằng giữa tình trạng ức chế và sự hưng phấn của trung khu thần kinh. Dù vậy thì dược liệu này thường không làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Chống suy nhược cơ thể: Ngoài công dụng ở trên thì cây ngũ gia bì còn có dùng để chống suy nhược, mệt mỏi cơ thể  cực kỳ tốt. Với những người sử dụng thường xuyên loại cây này sẽ có tác dụng cường thể lực, giải độc, chống lão suy, điều tiết hồng cầu, đồng thời giúp tăng cường sức chịu đựng nếu như bạn đang ở môi trường thiếu oxy, nhiệt độ cao.
Người ta thường dùng rễ cây ngũ gia bì làm thuốc
  • Nâng cao hệ miễn dịch:  Cây ngũ gia bì có chứa các hoạt chất giúp c thúc đẩy quá trình hình thành kháng thể, đồng thời giúp điều chỉnh miễn dịch, kháng virus và tế bào ung thư. Do vậy mà cây này còn dùng để kháng viêm rất tốt, qua đó sẽ giúp điều trị những bệnh lý liên quan tới đường hô hấp bao gồm viêm họng, viêm phế quản, cầm ho, long đờm,…

Như vậy thông tin trên giúp bạn giải đáp về cây ngũ gia bì có tác dụng gì? Dùng để chữa bệnh gì? Từ đó sẽ giúp bạn biết cách sử dụng hợp lý và hiệu quả. 

Cây ngũ gia bì có ăn được không?

Nhiều người thắc mắc cây ngũ gia bì có độc không? Có ăn được không? Như chúng ta đều biết thì cây này thường được sử dụng phần rễ và vỏ thân để làm thuốc bằng cách phơi khô làm dược liệu. Vậy lá cây ngũ gia bì dùng để làm gì, có ăn được không?

Với hình dáng khá đẹp mắt thì cây ngũ gia bì thường được dùng để làm cảnh trong nhà. Điều đó mang lại sự tươi tắn cũng như có ý nghĩa mang lại sự may mắn hơn cho gia chủ.

Ngoài công dụng chữa bệnh thì người ta thường dùng lá cây ngũ gia bì để nấu canh cá hay canh tôm bởi lá cây thường được sinh trưởng khá tốt. Khi chế biến thành món ăn thì cây này thường có vị đắng mà không quá gắt. Bên cạnh đó thì người dân Quảng Nam còn sử dụng lá cây này để cuốn gỏi, đồng thời còn giúp mang lại hương vị mới lạ hơn đối với món ăn này. Nên cây ngũ gia bì không độc và hoàn toàn có thể ăn được nhé.

Những thông tin chia sẻ về cây ngũ gia bì hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Qua đó bạn sẽ biết cách sử dụng loài cây này chế biến món ăn hay để chữa bệnh đều rất tuyệt vời, chúc bạn sức khỏe nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990