Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Muối Epsom có tác dụng gì? Ứng dụng của muối Epsom với trồng trọt

Cập nhật: 05/11/2020 16:13 | Người đăng: Lường Toán

Muối Epsom được biết đến là một nguyên liệu làm đẹp rất phổ biến, đồng thời còn rất tốt trong chăn nuôi. Để tìm hiểu muối Epsom có tác dụng gì? Chúng được sử dụng như thế nào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu trong chuyên mục bài viết dưới đây nhé.

Muối Epsom là gì?

Muối Epsom hay còn được gọi là muối vô cơ Magie sulphat, có chứa các thành phần chính là magie, oxi và lưu huỳnh. Muối có công thức hóa học là MgSO4. Chúng được tìm thấy ở một con suối nước đắng tại thị trấn Epsom, Anh. Đó là lý do muối Epsom có vị đắng thay vì là vị mặn tự nhiên.

Muối Epsom có vị đắng đắng thay vì mặn

>>Tham khảo thêm: Vitamin 3B tốt cho hệ thần kinh và những lưu ý khi sử dụng

Vào khoảng năm 1618 từ thị trấn Epsom, Anh Quốc, người nông dân thả bò gần đó nhưng đàn bò không chịu uống nước bởi nước có vị đắng. Sau đó họ tìm hiểu nguồn nước này giúp làm lành vết trầy xước và giảm mẩn ngứa rất tốt. Đó là bởi sự kết hợp của 2 chất khoáng tự nhiên magie và sulfat.

Công dụng của các nguyên liệu làm nên muối Epsom

Một số nghiên cứu cho thấy cả hai nguyên liệu magie và sulfat đều dễ dàng được hấp thụ qua da. Một bồn tắm được hòa với muối Epsom rất thích hợp cho bạn được thư giãn và tận hưởng những lợi ích sức khỏe.

– Magiê: theo nghiên cứu đều có tác dụng rất tốt với cơ thể. Cụ thể khoáng chất này sẽ giúp điều chỉnh hoạt động của hơn 325 enzyme trong cơ thể, giúp giảm viêm và hỗ trợ chức năng cơ bắp, dây thần kinh rất tốt. Không chỉ vậy muối còn giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

– Sunphat: tăng cường cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm chứng đau nửa đầu và thải độc tố rất hiệu quả.

Với tính chất đắng nên muối Epsom thường không được dùng để chế biến thực phẩm. Không chỉ vậy nhiều trường hợp còn xuất hiện phản ứng tiêu cực sau khi ăn muối Epsom dẫn đến tử vong. Do vậy bạn nên cẩn trọng, dù vậy vẫn không phủ nhận được những tác dụng tích cực của muối này trong cơ thể và ngành trồng trọt.

Công dụng muối Epsom như thế nào?

Muối Epsom trồng cây tốt như thế nào?

Tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng

Muối Epsom sẽ giúp tăng cường sự hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cây như kali, nitơ và phốt pho giúp ngăn ngừa sâu bệnh đồng thời giúp tăng hương vị của trái cây và rau.

Tăng cường khả năng nảy mầm của hạt giống

Sử dụng muối Epsom đúng cách giúp tăng cường khả năng nảy mầm của hạt giống. Điều này đã được những người dân Anh nghiên cứu và chứng minh thấy rõ.

Hỗ trợ sản xuất chất diệp lục và quang hợp của cây

Muối Epsom sẽ giúp lá xanh tươi hơn nhờ tăng cường sự quang hợp và sản xuất các chất diệp lục từ đó kích thích cây ra hoa.

Giúp thân cây phát triển khỏe mạnh cứng cáp

Tăng tuổi thọ của cây

Trị bệnh vàng lá

Muối Epsom giúp cây không bị vàng do thiếu chất magie. Cách sử dụng như sau: Lấy 1 muỗng canh muối epsom rồi hòa  với một lít nước sau đó phun trực tiếp lên lá cây

Ngăn chặn côn trùng

Muối Epsom có tác dụng ngăn chặn côn trùng cho cây của bạn. Khoáng chất này đóng vai trò như một loại thuốc trừ sâu thiên nhiên để diệt côn trùng rất hiệu quả.

Muối Epsom giúp diệt cỏ dại

Muối Epsom còn được xem như một loại thuốc diệt cỏ tự nhiên theo cách: Lấy khoảng 2 chén muối epsom hòa với 1 lít dấm sau đó thêm khoảng 1 ít xà phòng lỏng vào hòa chung. Đổ hỗn hợp hòa trên vào bình phun rồi phun trực tiếp lên cỏ.

Ngăn chặn lá bị quăn

Muối Epsom ứng dụng nhiều trong trồng trọt

Bổ sung magie là cách tốt nhất giúp lá tránh bị quăn. Đó là lý do bạn nên sử dụng muối Epsom cho cây sẽ rất tốt bằng cách: lấy 1 muỗng muối Epsom cho vào xung quanh gốc cây rồi tưới một lượng nước vừa phải sẽ giúp cây dễ hấp thụ.

Cách khác: Lấy 1 muỗng canh muối Epsom hòa với khoảng 4 lít nước rồi tưới cho cây.

Ngoài những tác dụng về trồng trọt thì muối Epsom còn được chị em sử dụng nhiều trong làm đẹp, không thể thiếu tại các spa. Trong chuyên mục sau chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng này.

Một số lưu ý về muối Epsom dùng trong nông nghiệp

  • Trước khi trồng cây để mang lại hiệu quả tốt thì bạn hãy kiểm tra đất trồng. Việc để thừa phân bón hay thiếu phân bón cũng là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng chất dinh dưỡng cho cây khi cây lớn.
  • Muối Epsom không phải là phương pháp chữa bệnh, thay vào đó bạn hãy sử dụng với mục đích phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
  • Muối Epsom góp phần để tăng năng suất cho cây như cây cà chua, hoặc có thể để kích thích tăng trưởng cho ớt, giúp cải thiện chất lượng quả.

Ứng dụng muối Epsom trong trồng trọt

Cây ớt

Theo dược sĩ các trường Cao đẳng Dược HCM, muối epsom sẽ giúp làm tăng năng suất cho cây ớt bằng cách: kích thích nảy mầm và sự tăng trưởng cây, giúp thân cây trở nên cứng cáp hơn và tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Theo đó thì bạn hãy hòa muối Epsom với một ít nước rồi phun lúc ớt nở hoa. Khoảng 10 ngày sau, thì bạn hòa tiếp muối Epsom với 1 lít nước rồi phun trực tiếp lên các lá mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều.

Cà Chua

Muối Epsom trồng cây cà chua tăng khả năng ra nhiều trái, hoa ít bị thối, đồng thời giúp cây phát triển cứng cáp.

Theo đó thì trước khi trồng cây bạn hãy cho 1 muỗng nhỏ muối Epsom xuống các lỗ rồi lấy một lớp đất mỏng che sau đó trồng cây xuống. Ngoài ra hòa 1 muỗng muối Epsom với một nước rồi tưới vào gốc cây mỗi ngày 2 lần.

Đối với các loại cây ăn trái

Đối với các loại cây ăn trái thì bạn hãy dùng muối Epsom nông nghiệp hòa với nước theo tỉ lệ khoảng một phần tư chén Epsom muối đủ cho tưới cây khoảng 500 mét vuông.

Khi dùng phân bón cho cây có thể gây ra sự tích tụ muối trong đất. do vậy bạn có thể dùng muối Epsom bón cây để tách rời phân bón và đất, từ đó sẽ giúp cây dễ hấp thu các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra bạn có thể dùng muối thay thế phần nào cho phân bón.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về muối Epsom hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn thành công!

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990