Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Miếng hạ sốt cho bé có tốt không? Có nên sử dụng không?

Cập nhật: 13/11/2020 15:28 | Người đăng: Lường Toán

Miếng dán hạ sốt được bán khá nhiều tại các hiệu thuốc. Với chi phí rẻ cùng với sự tiện lợi thì nhiều phụ huynh lựa chọn để giúp hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên miếng dán hạ sốt có tốt không? Cách sử dụng như thế nào? Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi tổng hợp dưới đây nhé.

Tìm hiểu miếng dán hạ sốt là gì?

Miếng dán hạ sốt có tác dụng chính là tản nhiệt với thành phần chính là hydrogel - các polymer dạng chuỗi. Hoạt chất này không tan trong nước tuy nhiên chúng có khả năng hút một lượng nước lớn tại vùng da được dán lên.

Miếng hạ sốt cho bé dùng có tốt không?

Cơ chế hoạt động của miếng dán hạ sốt nhờ vào sự hấp thụ nhiệt sau đó sẽ phân tán nhiệt tại vùng da sẽ được dán lên ra bên ngoài. Với người mới dán miếng hạ sốt lên sẽ tạo cảm giác mát lạnh và giảm nhiệt trong cơ thể. Thực tế thì tác dụng làm mát của miếng dán hạ sốt thường không quá lâu và vùng da đó sẽ nhanh chóng bị trở lại nhiệt độ ban đầu. Nhiều người thắc mắc “ miếng dán hạ sốt được bao lâu?”

Theo dược sĩ Cao đẳng Dược Hồ Chí Minh, miếng dán hạ sốt không chứa thuốc hạ sốt nên nó chỉ có tác dụng với vùng da được dán mà không hạ nhiệt toàn bộ cơ thể. Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại miếng dán hạ sốt và chứa thêm tinh dầu, khi bị bốc hơi thì chúng sẽ có tác dụng giúp hạ nhiệt, nhưng chỉ được tác dụng ngoài da. Do vậy khi dùng miếng dán hạ sốt này thì bạn có thể kết hợp với thuốc hạ sốt để mang lại hiệu quả.

>>Tham khảo thêm: Muối hồng Himalaya là gì? Lưu ý khi dùng muối hồng

Tác dụng của miếng dán hạ sốt

Miếng dán hạ sốt có tác dụng làm hạ nhiệt bởi sự chênh lệch về nhiệt độ, khiến cho bé cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Dù vậy thì như bạn đã biết tác dụng hạ nhiệt này không được lâu. Vùng da này sẽ trở lại ban đầu khá nhanh. Do vậy để hạ nhiệt cho bé tốt thì bạn nên kết hợp với các biện pháp khác để mang lại hiệu quả hơn.

Đối với làn da non nớt và nhạy cảm của bé thì không ít bé gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, ngứa và nổi mẩn đỏ...

Bên cạnh đó, nhiều bé có hệ hô hấp nhạy cảm nếu như hít phải loại tinh dầu trong miếng dán sẽ có biểu hiện như chảy nước mũi và bị hắt hơi liên tục… Bởi vậy, việc sử dụng sản miếng dán hạ sốt này đôi khi là lợi bất cập hại.

Miếng dán hạ sốt có tốt không?

Như đã chia sẻ ở trên thì những sản phẩm này thường không mang lại kỳ vọng trong tác dụng hạ sốt ở trẻ. Theo các chuyên gia thì tình trạng trẻ bị sốt khá thông thường, bạn có thể để trẻ ở nhà theo dõi trong vòng 2-3 ngày. Dù vậy cũng rất khó xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Miếng dán hạ sốt có tốt không? Khi dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh hay trẻ em thì một số trường hợp trẻ bị sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo sự nghiêm trọng về sức khỏe mà bé đang gặp phải. Do vậy nếu tình trạng sốt với những triệu chứng dưới đây thì phụ huynh nên đưa bé đi đến gặp bác sĩ ngay để chăm sóc và điều trị kịp thời:

  • Trẻ sốt từ 38°C hoặc cao hơn
  • Với trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc bị sốt từ 38°C trở lên
  • Với bé dưới 2 tuổi xuất hiện tình trạng sốt kéo dài 24 giờ. Còn bé trên 2 tuổi mà kéo dài tình trạng sốt đến hơn 72 giờ.
  • Bé sốt kèm theo những triệu chứng khác bao gồm đau đầu dữ dội, cổ cứng, đau họng, tai, phát ban ...
  • Trẻ quấy khóc liên tục, khó chịu, bứt rứt hoặc có phản xạ kém
  • Trẻ sốt kèm theo tình trạng ngủ li bì, lơ mơ, thậm chí co giật…
  • Bỏ bú, bỏ ăn, không uống được nước

Tác hại khi sử dụng miếng dán hạ sốt

Có nên dùng miếng dán hạ sốt không? Để giải đáp thêm về câu hỏi này thì các bạn cũng theo dõi những nhận định của các chuyên gia về miếng dán hạ sốt dưới đây nhé:

  • Không hạ sốt cho trẻ: Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, khi trẻ bị sốt thì không nên sử dụng phương pháp chườm lạnh bởi chúng không đem lại hiệu quả giảm sốt đối với trẻ em. Trong khi đó, miếng dán hạ sốt bản chất chính là miếng dán lạnh, chỉ làm hạ nhiệt ở vùng da tác động;
  • Gây biến chứng nặng nề do sốt: Như các bạn đã biết, tác dụng hạ sốt của miếng dán này còn rất nhiều hạn chế. Do vậy với những trẻ bị sốt cao mà phụ huynh chỉ dùng miếng dán hạ sốt thì thường không có nhiều tác dụng. Do vậy nếu chậm trễ trong việc điều trị triệu chứng hạ sốt mà chỉ trông chờ vào công dụng của miếng dán thì rất nguy hiểm với trẻ. Bởi lẽ chúng có nguy cơ cao khiến cho trẻ bị sốt co giật cũng như các biến chứng về não;
  • Kích ứng da: Làn da mỏng manh nhạy cảm của bé khi đang nóng nếu đột ngột dùng miếng dán lạnh này rất dễ khiến da nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Trong đó có một số trẻ gặp phải tình trạng dị ứng bởi những thành phần có trong miếng dán hạ sốt;
  • Ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp: Các chuyên gia cho biết miếng dán hạ sốt có thể gây tác động xấu đến hệ hô hấp của trẻ em khi sử dụng. Nhất là với trẻ sơ sinh bởi thực chất miếng dán này có chứa thành phần menthol. Với các trẻ bị sốt do viêm phổi hay một số nguyên nhân khác mà khi sử dụng miếng dán hạ sốt sẽ khiến hệ hô hấp của bé phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó có thể gây ra sự tổn thương đồng thời gây khó khăn cho các bác sĩ trong quá trình điều trị.

Do vậy có thể thấy việc sử dụng miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng ở một số trường hợp, để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì bạn hãy tham khảo về ý kiến của bác sĩ để có biện pháp điều trị khác. 

Hướng dẫn cách dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ

Có nên cho bé dùng miếng hạ sốt không?

Với trường hợp trẻ bị sốt cao, thì phụ huynh tốt nhất hãy cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn và liều lượng được các bác sĩ tư vấn. Trong khi chờ thuốc tác dụng thì phụ huynh có thể sử dụng biện pháp tạm thời bằng miếng dán hạ sốt cho trẻ giúp làm giảm cơn nóng trong người của bé. Cách sử dụng miếng dán này cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần bóc tấm phim rồi dán ngay vào giữa trán của trẻ. Trước khi sử dụng, phụ huynh hãy lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng của miếng dán được ghi trên bao bì sản phẩm về cách dùng, liều dùng với đối tượng sử dụng;
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ;
  • Chọn nơi cung cấp sản phẩm uy tín, tránh hàng giả, hàng nhái
  • Không dán miếng dán hạ sốt tại vùng da bị thương hay vùng da tiêm
  • Với những bé có tiền sử dị ứng hay gặp phải những vấn đề về hô hấp thì không nên sử dụng miếng dán bởi nó có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm;
  • Trong thời gian sử dụng miếng dán thì phụ huynh hãy theo dõi tình trạng của bé, trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần ngưng dùng miếng dán ngay.

Những thông tin cung cấp về miếng dán hạ sốt trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990