Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lợn gạo là gì? Ăn thịt lợn gạo có sao không?

Cập nhật: 01/06/2020 12:04 | Người đăng: Lường Toán

Những người nhiễm sán lợn gạo thường xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Đó là do khi ấu trùng này đi vào cơ thể thì chúng sẽ di chuyển đến những bộ phận khác nhau, tùy vào từng vị trí sẽ gây ra những biểu hiện khác thường. Do vậy việc nắm được thông tin về lợn gạo sẽ là cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân nhiễm ấu trùng sán lợn gạo

Sán lợn gạo là một loại ký sinh trùng thường xuất hiện ở người và động vật. Nguyên nhân nhiễm ấu trùng sán lợn chủ yếu là do ăn thịt lợn mang ấu trùng sán hay ở một số loại thức ăn khác mà chưa được chế biến kỹ hay rửa sạch.

Lợn gạo trong cơ thể

>>Xem thêm: HbA1c là gì? Chỉ số HbA1c cao có nguy hiểm không?

Ăn thịt lợn gạo có sao không? Cơ thể của sán lợn gạo khi vào cơ thể như sau: Nếu như bạn không may nuốt phải trứng sán lợn thì khi trứng đi vào trong dạ dày và nở ra thành ấu trùng đi đến ruột non, chúng sẽ đi qua thành ống tiêu hóa để vào máu. Trong khoảng từ 4 – 8 tuần thì những ấu trùng này sẽ tạo ra một nang có vỏ bọc ngoài và bên trong chứa dịch trắng. Khi ấu trùng đi vào bộ phận cơ thể nào sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau ở người bệnh.

Thường những triệu chứng bệnh lợn gạo không rõ rệt lắm. Theo đó bệnh nhân sẽ có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  •         Rối loạn tiêu hóa;
  •         Đau bụng;
  •         Xuất hiện u kích thước 1-2cm không đau ở dưới da và ở cơ. Tuy nhiên sau khoảng vài tháng hay nhiều năm thì các u này có thể gây đau và sưng phù rồi hết sưng);
  •         Xuất hiện những triệu chứng suy nhược thần kinh với những bệnh nhân có nếu não bị ảnh hưởng;
  •         Người bệnh nếu để ý sẽ thấy những đốt sán ra theo phân hoặc nó có thể tự bò ra ngoài hậu môn. Chúng có hình dạng đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà.

Sán lợn gạo có nguy hiểm không? Tình trạng nguy hiểm của lợn gạo như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương do ấu trùng này gây nên. Cụ thể nếu như bạn sẽ phải những thực phẩm như thịt có sán, ấu trùng mà đã được nấu chín kỹ thì chúng sẽ không còn tồn tại trong cơ thể. Và ngược lại với những người có thói quen ăn đồ tái, sống mà không được chế biến kỹ thì những trứng sán sẽ vào dạ dày đồng thời nở ra ấu trùng sán. Theo đó thì người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây:

  •         Khi ấu trùng sán lợn gạo vào  cơ thể thì chúng sẽ chiếm thức ăn trong cơ thể con người. Từ đó sẽ khiến cho cơ thể bị kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực đồng thời gây rối loạn tiêu hoá.
  •         Khi ấu trùng sán lợn gạo di chuyển đến não sẽ gây ra tình trạng bị động kinh, liệt tay chân hoặc bị liệt nửa người, rối loạn trí nhớ, nói ngọng hoặc đau đầu dữ dội.
  •         Còn trường hợp ấu trùng sán lợn đi vào mắt thì người bệnh có thể bị tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc có nguy cơ bị mù vĩnh viễn.
  •         Tình trạng xâm lấn của ấu trùng sán lợn gạo khi vào trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng viêm cơ, sốt,  giả mạc cơ hay tăng bạch cầu ái toan. Người bệnh sẽ xuất hiện những  triệu chứng sưng cơ đồng thời có thể gây teo cơ và xơ hóa.

Triệu chứng nhiễm sán lợn gạo

Như ở trên đã chia sẻ thì khi bị nhiễm sán lợn gạo có thể gây ra những biểu hiện khác nhau. Trong đó thường gây ra những biểu hiện lâm sàng như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, hay xuất hiện những triệu chứng thần kinh (suy nhược).

Với những trường hợp bị nhiễm nhiều sán gạo thì có thể gây ra những đốt sán theo từng đoạn đi ra ngoài theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn. Bạn còn có thể thấy ở ngoài quần lót khi thay ra là những đốt sán mỏng, dẹt theo từng đoạn. Đây là triệu chứng nhiễm sán lợn gạo thường thấy nhất.

Biến chứng của bệnh sán lợn gạo

Các loài giun sán hay ký sinh trùng nói chung và sán lợn gạo nói riêng thì khi vào cơ thể chúng sẽ chiếm toàn bộ thức ăn, gây ra tình trạng kém hấp thu và làm chậm sự phát triển thể lực đồng thời gây rối loạn tiêu hoá.

Nguy hiểm nhất là khi ấu trùng sán lợn tấn công vào các bộ phận não và vào tim. Chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ đồng thời để lại những biến chứng nguy hiểm. Điển hình khi sán lợn gạo chui mắt có thể gây tăng nhãn áp và giảm thị lực hoặc mù.

Ăn sán lợn gạo bao lâu sẽ nhiễm bệnh?

Bệnh sán lợn gạo thường lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa. Vậy ăn sán lợn gạo bao lâu thì sẽ nhiễm bệnh. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

  •         Khi ấu trùng sán dây lợn xâm nhập vào các tổ chức cơ của lợn thì chúng sẽ hình thành và phát triển ở đó. Các nang sán sẽ tập trung thành các hạt màu trắng đục như hạt gạo. Do vậy chúng có tên là sán lợn gạo. Những người khi ăn phải lợn bệnh thì sẽ bị nhiễm bệnh sán lợn gạo. Theo khuyến cáo thì ấu trùng sán lợn gạo sẽ chết sau khoảng 1 tiếng ở nhiệt độ 50-60 độ C. Do vậy với những đồ ăn không được nấu chín thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  •         Ấu trùng sán dây lợn thường xuất hiện ở lợn bệnh hay có trong phân của con người. Nếu như không vệ sinh sách sẽ thì ấu trùng đó sẽđi vào trong rau, quả và nguồn nước. Nếu những thực phẩm này không được rửa sạch hoặc không được nấu chín kỹ thì rất dễ nhiễm bệnh.
  •         Với những bệnh nhân nhiễm sán lợn và không được điều trị kịp thời thì những đốt sán già sẽ trào ngược lên dạ dày đồng thời giải phóng ấu trùng sán. Với những trường hợp này thì ngoài việc nhiễm sán dây có thể khiến cho họ bị nhiễm kết hợp cả sán dây lợn và ấu trùng, từ đó khiến cho bệnh trở lên nặng hơn rất nhiều.

Ấu trùng sán hay sán dây có tuổi sống khá cao thường từ là 10 - 20 năm. Do vậy nếu bệnh không được phát hiện sớm thì chúng sẽ phát triển và sinh sôi trong cơ thể. Nếu có nghi ngờ ăn phải sán lợn gạo trong khoảng từ 10 - 15 ngày sau, thì người bệnh có thể được xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA để chẩn đoán tình trạng nhiễm sán lợn gạo hay không.

Điều trị và phòng ngừa bệnh sán lợn gạo

Điều trị bệnh sán lợn gạo

Không nên ăn thực phẩm chưa được chế biến kỹ

Với những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm sán dây lợn thì người bệnh cần điều trị nội khoa bằng thuốc để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên người bệnh cần được điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn tại các cơ sở y tế được trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi của các y bác sĩ. Theo đó thì người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc sau: Praziquantel, Niclosamide và Albendazole.

Với những bệnh nhân mà sán lợn gây chèn ép thần kinh, giãn não thất hay gây tắc mạch, ứ nước trong não, thì bệnh nhân tốt nhất cần phải thực hiện phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Phòng bệnh sán lợn gạo

Nhiễm sán lợn gạo không phải là bệnh khó chữa nhưng những triệu chứng của nó thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Do vậy mà nó làm ảnh hưởng đến khâu chữa bệnh kịp thời từ đó khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Do vậy biện pháp phòng ngừa bệnh lợn gạo luôn được ưu tiên hàng đầu. Các chuyên gia bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược HCM đưa ra lời khuyên như sau:

  •         Vệ sinh môi trường, nơi ở sạch sẽ, quản lý nguồn chất thải thật tốt để tránh nhiễm vào gia đình hay vật nuôi.
  •         Nên sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày.
  •         Nên rửa tay sạch bằng xà phòng thường xuyên trước và sau khi đi vệ sinh, trước khi nấu ăn và ăn uống đồng thời vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  •         Trong ăn uống, mọi người cần phải ăn chín uống sôi; nên chọn nguồn thịt lợn rõ ràng về nguồn gốc, đặc biệt là tránh những thức ăn sống như tiết cách, gỏi, nem sống, rau sống…và chế biến đồ ăn chín khi ăn
  •         Quản lý chặt chẽ về tiêu chuẩn vệ sinh tại các lò mổ lợn; lưu ý không thả rông lợn.
  •         Tuy truyền trong cộng đồng để giảm sự lây lan bệnh đồng thời chú ý bảo vệ cơ thể
  •         Trên đây là những thông tin về bệnh sán lợn gạo và giải đáp những thắc mắc liên quan. Nếu có thắc mắc gì bạn có thể để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990