Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

HbA1c là gì? Chỉ số HbA1c cao có nguy hiểm không?

Cập nhật: 27/05/2020 15:32 | Người đăng: Lường Toán

Chỉ số HbA1c phản ánh mức độ kiểm soát chỉ số đường huyết trong cơ thể có an toàn hay không? Từ đó cảnh báo một số nguy cơ đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, gan, mắt, thận hoặc thần kinh.

HbA1c là gì?

Chỉ số HbA1c không còn xa lạ với những bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể HbA1c  được dùng để đánh giá nồng độ đường trong máu, có thể kiểm tra được đường huyết trước và sau khi ăn. Ngoài ra ở một số trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định đo HbA1c nhằm nắm được lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục, hoặc trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp người bệnh nắm được lượng đường trong máu trong thời điểm đó có an toàn không để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Trong những năm gần đây thì những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ được biết thêm về chỉ số  HbA1c . Nó sẽ phản ánh tổng quát hơn về tình trạng bệnh của bạn, lượng đường trong máu được kiểm soát ngay cả khi đói, sau ăn, khi đi ngủ hay khi làm việc… trong vòng 3 tháng vừa qua.

Chỉ số HbA1c cao có nguy hiểm không?

>>Xem thêm: Thuốc Otrivin có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng

Khác với chỉ số đường huyết thì HbA1c không thay đổi. Bởi vậy trong y học hiện nay thì HbA1c được dùng như một công cụ nhằm chẩn đoán bệnh tiểu đường. Qua đó người bệnh sẽ nắm thêm được về việc đáp ứng điều trị qua chế độ ăn, tập thể dục hay phải dùng thuốc như thế nào.

Với những thông tin chia sẻ về chỉ số HbA1c là gì thì đa số các bác sĩ khuyến cáo những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tối thiểu nên đi kiểm tra HbA1c 2 lần/năm. Đó là những trường hợp có đường huyết ổn định, còn không thì người bệnh cần phải được kiểm tra thường xuyên hơn, khoảng 2- 3 tháng/lần.

HbA1c cao có nguy hiểm không?

Có lẽ với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì rất hay lo lắng nếu chỉ số HbA1c có nguy hiểm không? Trước tiên để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu chỉ số HbA1c bình thường là bao nhiêu?

Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ - AND cho biết chỉ số HbA1c cho chúng ta biết : 

   + Chỉ số HbA1c từ 5,0 – 5,5 % : bình thường

   + Chỉ số HbA1c  từ 5,7 – 6,4%: giai đoạn tiền tiểu đường, được khuyến cáo là nguy cơ cao tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong khoảng 5 năm.

   + Chỉ số từ 6,5 %: chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường

Tuy nhiên, những chỉ số trên còn dưa vào thời gian mắc bệnh, tình trạng bệnh, kèm theo tiền sử bệnh lý và những biến chứng đi kèm. Chẳng hạn như những bệnh nhân mắc tiểu đường lâu năm hay đã có biến chứng, thì chỉ số HbA1c ở mức 8 – 8.5% được xem là chấp nhận được.

Vậy chỉ số HbA1c cao có nguy hiểm không? Theo dược sĩ các trường Cao Đẳng Y Khoa PNT thì chỉ cần chỉ số HbA1c tăng 1% cũng khiến cho bạn làm tăng nguy cơ:

  •         38% nguy cơ bị đột quỵ, bệnh tim
  •         40% nguy cơ biến chứng trên mạch máu ngoại vi: vết thương, vết loét chậm lạnh, bệnh võng mạc hay các biến chứng thần kinh…

Do vậy có thể thấy bệnh tiểu đường khá nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Khi chỉ số HbA1c càng cao thì nó sẽ cảnh báo nguy cơ biến chứng càng lớn.

   Chỉ số HbA1c bao nhiêu là an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường ?

      Trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường hiện nay thì đều hướng đến chỉ số HbA1c dưới 7% được xem là an toàn với cơ thể. Để đạt được hiệu quả này thì người bệnh trước tiên phải tuân thủ theo phác đồ điều trị nghiêm ngặt của bác sĩ . Bên cạnh đó cần kết hợp chế độ ăn uống, vận động hợp lí qua đó sẽ giúp ngăn chặn tối đa nguy cơ xảy ra nguy hiểm như đột quỵ, cắt cụt chi….

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường

      Do đó nếu chỉ số HbA1c ở bệnh nhân được kiểm soát tốt thì sẽ giúp giảm tối đa mọi biến chứng của bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy nếu giảm chỉ số HbA1c xuống 1% thì sẽ giảm 21% nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.Cụ thể như :

  + Giảm 14 % khả năng bị biến chứng suy tim

  + Giảm 19% nguy cơ biến chứng đục thuỷ tinh thể

  + Giảm 37%  biến chứng gây tổn thương các mạch máu nhỏ như tổn thương mắt , võng mạc và thận

  + Giảm 43% biến chứng nguy cơ cắt cụt chi hoặc tử vong.

Những cách làm giảm HbA1c an toàn, hiệu quả cao

Những phương pháp giúp giảm chỉ số HbA1c đồng thời giúp ổn định đường huyết  cần phải được duy trì trong thời gian dài. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống của mình từ lúc ăn cho đến khi chuyển hóa trong cơ thể. Dưới đây là một số cách giúp giảm HbA1c an toàn trong cơ thể:

  •         Kiên trì sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm đảm bảo đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Với những người bệnh tự ý ngưng dùng thuốc đột ngột thì tốt nhất hãy báo cho bác sĩ để được kiểm tra và xem xét phù hợp.
  •         Nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm có chứa chất xơ như như rau xanh, các loại hạt, khoai lang, đậu phụ…đồng thời cần phải  hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất bột đường như cơm trắng, bún, bánh mì, mì sợi … Ngoài ra trong ăn uống bạn nên thực hiện theo thói quen là nên ăn rau xanh, rau củ quả luộc trước khi ăn cơm. Bởi việc này sẽ giúp làm chậm hấp thu đường sau ăn.
  •         Hãy duy trì tập luyện hàng ngày bởi điều đó rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra bạn có thể thay đổi thói quen bằng cách tham gia một số bộ môn thể thao như chạy bộ, đi bộ, chạy bộ, chơi bóng chuyền, đạp xe đạp hay chơi cầu lông… tối thiểu mỗi ngày 45 – 60 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  •         Thực hiện và duy trì chế độ ăn đồng thời kiểm soát cân nặng tốt để hạn chế mỡ trong cơ thể qua đó giúp cho sức khỏe tốt hơn.

        Trên đây là những thông tin về chỉ số HbA1c trong cơ thể cho bạn biết điều gì. Nếu có thắc mắc về bài viết này hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990