Tắc ruột là tình trạng ngưng trệ lưu thông trong lòng ruột gồm nước, hơi và chất cặn bã. Cần phải có biện pháp điều trị kịp thời và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tắc ruột để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tắc ruột an toàn, hiệu quả
Tắc ruột là do lòng bị bít lại, tình trạng này xuất hiện ở ruột non và cả hồi tràng. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên khi phát hiện ra cần phải có biện pháp điều trị và cách chăm sóc người bệnh mổ tắc ruột để nhanh chóng phục hồi.
1.1. Nhận định tình trạng bệnh nhân
- Tình trạng tuần hoàn: chú ý dấu chứng sinh tồn gồm mạch và huyết áp vì người bệnh có nguy cơ rơi vào tình trạng choáng sau mổ.
- Tình trạng mất nước và rối loạn điện giải: nước tiểu giảm hoặc ít hơn 30ml/giờ, khiến cho da khô, niêm khô hơn bình thường.
- Hô hấp: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng khó thở, thiếu oxy do bị chướng bụng hoặc đau không dám thở.
- Theo dõi hậu môn nhân tạo: màu sắc niêm mạc, độ ẩm, phân, dịch ruột, máu...
- Tình trạng bụng: Bệnh nhân sau mổ tắc ruột thì bụng bị chướng, đau, giảm nhu động ruột hay ngưng trệ do việc dùng thuốc giãn cơ sau mổ.
- Ống Levine: theo dõi màu sắc và tính chất dịch. Sau mổ khiến cho tình trạng dịch ra nhiều, do vậy cần hút liên tục, nếu có phân nên báo bác sĩ ngay.
- Dẫn lưu: theo dõi màu sắc và lượng dịch ra. Một số trường hợp phẫu thuật viên không đặt dẫn lưu sau mổ bởi có nguy cơ cao tắc ruột sớm sau mổ.
1.2. Chẩn đoán tình trạng sức khỏe và chăm sóc
1.2.1. Choáng sau mổ tắc ruột do mất nước và điện giải
Với bệnh nhân gặp tình trạng mất nước và điện giải trước mổ thì tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn sau mổ. Nguyên nhân là bởi họ được rửa ruột trong lúc mổ, bị mất nước do không ăn uống được sau mổ hoặc có thể là do mất dịch qua dẫn lưu hậu môn nhân tạo, ống Levine.
Bởi vậy mà người bệnh sẽ được bù nước và điện giải đầy đủ nhằm tránh bị choáng sau mổ do giảm thể tích. Cần phải theo dõi tình trạng này để phát hiện và có biện pháp kịp thời theo y lệnh chính xác khi truyền dịch.
1.2.2. Bụng chướng sau mổ tắc ruột do tình trạng chướng bụng sau mổ
- Dùng ống thông dạ dày để hút liên tục nhằm làm giảm bớt sự căng chướng dạ dày, lấy bớt dịch ứ đọng và bảo vệ đường khâu nhanh lành. Sau đó cần kết hợp theo dõi và ghi lại lượng dịch để bù nước và điện giải cho bệnh nhân.
- Tình trạng bụng: Kiểm tra để sớm phát hiện tắc ruột tái phát, nghe nhu động rộng và theo dõi dấu hiệu chướng ruột. Người bệnh có thể ngồi dậy càng sớm càng tốt. Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mổ tắc ruột thì hướng dẫn người bệnh hít thở sâu và tập bụng. Nếu bệnh nhân bị đau bụng do vết mổ thì có thể ôm gối khi tập và dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Bụng chướng sau mổ có thể ảnh hưởng đến hô hấp: Theo dõi bệnh nhân tình trạng khó thở, thiếu oxy bởi tình trạng căng chướng bụng và không dám thở do đau sau mổ. Hãy cho bệnh nhân nằm kê cao đầu giúp làm giãn nở thể tích phổi đồng thời gia tăng thể tích hô hấp.
1.2.3. Chăm sóc bệnh nhân mổ tắc ruột có hậu môn nhân tạo
Thường bệnh nhân sẽ hoảng sợ và lo lắng khi trên bụng có hậu môn nhân tạo. Điều này gây ra những vấn đề tâm lý cho bệnh nhân, bởi vậy khi chăm sóc cho bệnh nhân sau mổ tắc ruột thì cần phải nhẹ nhàng giải thích và với mỗi người sẽ có có kế hoạch chăm sóc phù hợp.
Theo dõi tình trạng hậu môn nhân tạo: chân da, niêm mạc, phân, tính chất đi cầu, và đường đi của phân có ra hậu môn thật không. Đây cũng là cách để phát hiện sự tiến triển của tình trạng tắc ruột.
Trường hợp nếu thấy niêm mạc hậu môn nhân tạo tím tái thì cần đưa bệnh nhân đi gặp bác sĩ để được thăm khám lại bụng, để phát hiện sớm những dấu hiệu tắc ruột sớm sau mổ. Hướng dẫn người bệnh nghiêng về hậu môn nhân tạo tránh phân tràn vào vết mổ và nên đặt túi hậu môn.
1.2.4. Chăm sóc người bệnh sau mổ tắc ruột do vận động kém
Vận động sau mổ: Nếu bệnh nhân được mổ cấp cứu thì hãy hướng dẫn và chuẩn bị chu đáo trước mổ. Bạn hãy hướng dẫn bệnh nhân tập luyện và vận động trên giường trường hợp bệnh nhân còn yếu. Đồng thời phải khuyến khích người bệnh cần thường xuyên tập luyện, hướng dẫn người bệnh tập hít thở sâu, ho, vỗ lưng. Đây là yếu tố giúp cho người bệnh hiểu nguy cơ xảy ra tình trạng tắc ruột có thể xảy ra nếu không vận động.
Trường hợp bệnh nhân ổn định và tỉnh thì hãy để họ ngồi dậy và đi lại sớm để có nhu động ruột đồng thời ngăn ngừa tắc ruột tái phát. Phát hiện sớm dấu hiệu tắc ruột bao gồm bí trung tiện, đau bụng từng cơn, nôn sớm.
1.2.5. Chăm sóc người bệnh sau mổ tắc ruột bị nhiễm trùng
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tắc ruột thì cần phải kiểm tra nhiệt độ sau mổ, dùng kháng sinh đúng và chính xác. Mọi kỹ thuật chăm sóc đảm bảo vô khuẩn. Thấm dịch khi thay băng vết mổ và đặt túi an toàn ở hậu môn nhân tạo, trường hợp băng thấm phân thì phải thay ngay và hãy băng cách xa vết mổ.
Người bệnh cần phải nằm nghiêng về phía hậu môn nhân tạo để tránh phân bị tràn vào vết mổ, nếu như thông tiểu thì cần phải rút sớm, thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục trong ngày và theo dõi để phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng tiểu bao gồm nước tiểu đục, tiểu rát, đau vùng bàng quang và báo cho bác sĩ.
1.2.6. Chăm sóc sự tổn thương da do lỗ hậu môn nhân tạo và vết mổ
Bệnh nhân có hậu môn nhân tạo chưa xẻ miệng thì cần dùng gạc thấm vaselin bao phủ. Nếu băng gạc bị ướt thì chỉ cần thay lớp băng ngoài nhằm để tránh phân tràn vào vết mổ, đồng thời cần giữ cho niêm mạc hậu môn nhân tạo ẩm và không bị khô. Nên quan sát tình trạng bụng gồm màu sắc niêm mạc hậu môn nhân tạo, các cơn đau, tình trạng chảy máu quanh chân hậu môn nhân tạo.
Với hậu môn nhân tạo được xẻ miệng thì cần rửa sạch phân trào ra nhằm tránh nhiễm trùng vết mổ. Điều chỉnh người bệnh nằm nghiêng sang phía hậu môn nhân tạo và dùng gạc thấm vaselin quấn quanh dưới chân ruột hay dùng túi để hứng phân để tránh phân vào ổ bụng
Trường hợp hậu môn nhân tạo đặt bên phải thì người lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tắc ruột cần theo dõi việc phòng lở loét da bởi đây là loại dịch lỏng mang tính chất kiềm.
Dẫn lưu: Người bệnh cần được thay băng mỗi ngày và theo dõi màu sắc và số lượng. Đồng thời người bệnh cần được chăm sóc da chân dẫn lưu và hệ thống dẫn lưu. Cần rút sớm dẫn lưu nhắm tránh nguy cơ tắc ruột. Và rút thông tiểu sớm khi tình trạng người bệnh ổn định. Sau đó cần cho người bệnh uống nhiều nước và vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ. Để tránh nguy cơ viêm phổi thì hãy hướng dẫn người bệnh ngồi dậy sớm và hít thở sâu.
1.2.7. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tắc ruột chú ý suy dinh dưỡng
Trước mổ, người bệnh thường sẽ phải nhịn ăn uống và những ngày đầu sau mổ cũng vậy. Bởi vậy cần phải chú ý việc cung cấp năng lượng cho người bệnh rất cần thiết.
Với bệnh nhân chưa có nhu động ruột thì cần phải thực hiện truyền dịch, chất điện giải, đường, đạm với người bệnh. Với bệnh nhân có nhu động ruột thì cần phải khuyến khích người bệnh ăn bằng đường miệng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh thức ăn tạo hơi, sữa và trái cây. Tình trạng này rất dễ gây chướng hơi trong lòng ruột do lên men.
Bạn có thể quan tâm tới lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sau mổ ruột thừa an toàn
2. Hướng dẫn người bệnh mổ tắc ruột tự chăm sóc
Hỗ trợ cho bệnh nhân có thể vận động ngồi dậy và đi lại sớm, tập dưỡng sinh, đi bộ trong thời gian xuất viện.
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ tắc ruột về hậu môn nhân tạo tại nhà: Nếu người bệnh muốn ngồi dậy thì cần phải ngồi nghiêng về phía hậu môn nhân tạo để tránh phân tràn qua vết mổ.
Người bệnh có thể tự thay túi hậu môn nhân tạo thành thạo trước khi về nhà. Tự biết cách tắm và xử trí khi bị táo bón và tự biết cách thụt tháo hậu môn nhân tạo.
Hỗ trợ bệnh nhân tái khám đúng hẹn hoặc khi xảy ra những vấn đề bất thường ở hậu môn như: hậu môn nhân tạo tụt vào trong, lòi ra ngoài, bị chảy máu, tái khám đúng hẹn để đóng hậu môn nhân tạo.
Phát hiện sớm tình trạng tái phát tắc ruột đồng thời hướng dẫn người bệnh triệu chứng tắc ruột bao gồm: bí trung đại tiện, đau bụng từng cơn và bị chướng bụng. Nếu gặp những dấu hiệu trên thì bệnh nhân không nên ăn uống mà hãy đến bệnh viện ngay.
Dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân, không cần kiêng cữ. Khi có hậu môn nhân tạo thì cần phải nhai kỹ chất xơ để tránh tình trạng nghẹt phân ở ruột hay ở miệng. Bổ sung nhiều nước để tránh táo bón và tránh thức ăn có mùi khi cần ra ngoài sinh hoạt trong cộng đồng.
3. Học điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân mổ tắc ruột
Điều dưỡng viên là người thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe bệnh nhân sau mổ tắc ruột. Để có đầy đủ kiến thức và chuyên môn tốt, thì bạn phải hoàn thành khóa học Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM trở lên với thời gian đào tạo 3 năm.
Nếu bạn yêu thích ngành Điều dưỡng thì hãy chuẩn bị hồ sơ để gửi về Văn phòng tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch hoặc đăng ký thông tin online TẠI ĐÂY.
Thông tin trên đây nhằm giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tắc ruột để có biện pháp xử lý kịp thời. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích nhé.
Thông tin đã được cập nhật và được tìm hiểu thêm từ Nguồn Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương.