Khoai môn là món ăn khá quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Các chị em truyền tai nhau công dụng tuyệt vời của khoai môn trong việc duy trì cân nặng. Vậy ăn khoai môn có béo không? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Giá trị dinh dưỡng trong khoai môn
Chắc hẳn ai cũng biết, khoai môn nằm trong nhóm thực phẩm giàu tinh bột, bổ sung nhiều chất xơ, đạm, cùng với nhiều loại vitamin với khoáng chất như canxi và phốt pho… Dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng khoai môn luôn được xếp vào nhóm thực phẩm bổ sung khá nhiều dưỡng chất hơn cả rau xanh và hoa quả. Vậy khoai môn có tác dụng gì? Ăn khoai môn có béo không? Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu nhé.
>>Xem thêm: Tác dụng của nước bí đao tốt cho cơ thể và lưu ý khi sử dụng
Khoai môn có tác dụng gì?
Khoai môn tốt cho hệ tiêu hoá
Khoai môn chứa một hàm lượng lớn chất xơ. Cụ thể trong khoảng 1 bát khoai môn luộc khoảng 132 gam bổ sung đến 7 gam chất xơ (chiếm khoảng 27% lượng chất xơ cho cơ thể hằng ngày). Việc bổ sung nhiều chất xơ sẽ giúp làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa cực kỳ hiệu quả.
Khoai môn chữa bệnh thận
Với những người mắc các bệnh lý về thận thì việc tuân thủ chế độ ăn uống cực kỳ khắt khe. Người bệnh cần phải hạn chế thực phẩm chứa rất nhiều chất béo, đường, đạm bởi chúng là nguyên nhân khiến cho thận phải hoạt động nhiều hơn gây ra tình trạng khó thở và đau tức. Dù là thực phẩm có hàm lượng đường, chất béo, đạm rất ít nhưng hàm lượng calorie cung cấp cơ thể nhận được lại khá cao do vậy mà đây là món ăn không thể thiếu cho người bệnh thận. Mỗi ngày, bạn có thể bổ sung chế độ ăn uống với khoảng 200-300g khoai môn là hợp lý.
Khoai môn hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Theo các bác sĩ chuyên khoa nội tiết thì khoai môn là món ăn nên được liệt kê vào danh sách thực đơn hằng ngày cho người bệnh tiểu đường. Với hàm lượng vitamin A lớn trong khoai môn sẽ có tác dụng ổn định nồng độ đường trong máu rất tốt. Bên cạnh đó, khoai môn bổ sung rất nhiều tinh bột, tuy nhiên với lượng đường thấp thì chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải đối với người bệnh tiểu đường để ổn định đường huyết.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Một số nghiên cứu còn cho thấy hàm lượng magie trong khoai môn khá cao. Do vậy nếu như bạn bổ sung hàm lượng hoạt chất này vừa đủ sẽ giúp làm giảm triệu chứng chuột rút ở chân hiệu quả, nhất là phụ nữ đang mang thai. Magie còn có tác dụng ổn định huyết áp trong máu bình thường đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu ổn định. Bên cạnh đó, khoáng chất này còn có chức năng ổn định hệ xương thêm chắc khỏe, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Theo đó thì bạn nên bổ sung khoảng 310 mg magie.
Ăn khoai môn có mập không?
Mặc dù khá tốt cho cơ thể nhưng nhiều người vẫn băn khoăn ăn khoai môn có béo không? Dù khoai môn trong nghiên cứu có khá nhiều tinh bột nhưng bạn không phải lo lắng. Nếu như thu nạp vào cơ thể với lượng vừa đủ thì còn rất tốt cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân cho những người ăn kiêng. Cụ thể như cùng với khoai sọ, khoai lang thì khoai môn cũng bổ sung lượng chất béo rất thấp. Do vậy sẽ giúp chị em ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ thừa dưới da.
Không chỉ vậy, việc ăn khoai môn còn giúp bạn no lâu hơn từ đó sẽ giảm sự thèm ăn, giảm thu nạp thức ăn vào dạ dày. Đó chính là thực phẩm lý tưởng giúp bạn giảm cân nhanh chóng.
Bật mí 2 cách ăn khoai môn giảm cân hiệu quả
Với các cách chế biến khoai môn sẽ mang lại tác dụng hỗ trợ cơ thể giảm cân cực kỳ hiệu quả. Bạn hãy tham khảo một số công thức chế biến những món ăn giảm cân từ khoai môn hiệu quả ngay dưới đây!
Ăn khoai môn luộc giảm béo hiệu quả
Nếu bạn đang thắc mắc ăn khoai môn luộc có tốt không? thì giờ đây bạn không cần phải lo lắng bởi món ăn này luôn nằm trong thực đơn giảm cân của chị em. Đây cũng là cách chế biến đơn giản nhất mà vẫn đảm bảo có sức khỏe tốt, thân hình lý tưởng.
Theo dược sĩ các Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM, thay vì ăn cơm thì bạn có thể ăn một củ khoai môn luộc vào bữa tối hay có thể thay thế bằng đồ ăn vặt vào bữa phụ sẽ giúp bạn vượt qua cơn đói đồng thời xoá bỏ cảm giác thèm ăn.
- Bước 1: Nên chọn khoai môn tươi ngon, không bị mọc mầm
- Bước 2: Rửa sạch khoai môn rồi gọt vỏ hoặc giữ nguyên
- Bước 3: Cho khoai môn vào một nồi luộc cùng với một chút nước
- Bước 4: Đợi đến khi hoai chín thì bạn vớt ra đợi nguội bớt rồi sử dụng.
Canh khoai môn hầm xương hỗ trợ giảm béo
Món canh khoai môn dịu nhẹ phù hợp với ngày hè nóng bức hay mùa đông lạnh giá, bạn không thể bỏ qua sự lựa chọn cho bữa cơm gia đình.
Vừa được bổ sung đầy đủ chất dưỡng chất, vừa giúp cơ thể no lâu, Do vậy bạn sẽ được hạn chế hấp thu tối đa các loại đồ ăn vặt trong ngày.
- Bước 1: Chuẩn bị 1 củ khoai môn vừa đủ, sườn heo, gia vị và hành ngò
- Bước 2: Gọt vỏ khoai môn rồi ngâm trong nước muối, sắt thành các miếng vừa ăn.
- Bước 3: Sườn heo cho vào nồi nước với muối để chần qua nước sôi loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất.
- Bước 4: Cho dầu ăn vào nồi phi hành thơm, rồi cho sườn vào đun sôi với nước, nêm nếm thêm một chút gia vị cho món ăn đậm đà.
- Bước 5: Đợi đến khi sườn mềm thì bạn hãy cho thêm khoai sọ vào ninh cho nhừ
- Bước 6: Nêm nếm thêm gia vị rồi tắt bếp
- Bước 7: Đổ canh ra bát sau đó thưởng thức với gia đình.
Một số lưu ý khi ăn khoai môn tốt cho sức khỏe
- Khoai môn là món ăn đơn giản, dễ làm. Bạn có thể dễ dàng c biến tấu thành nhiều món ăn ngon đa dạng cho bữa cơm gia đình như luộc, kho, nấu canh, làm lẩu, cà ri, lagu…
- Khi chế biến khoai môn, bạn hãy chú ý loại bỏ phần mọc mầm hoặc phần bị thối hỏng bởi chúng có chứa nhiều độc tố có thể khiến bạn bị ngộ độc…
- Chú ý không nên gọt vỏ khoai môn quá dày bởi chúng sẽ làm mất đi lớp protein bám sát vỏ
- Với người có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng thì tốt nhất hãy đeo bao tay khi gọt để tránh bị ngứa và mẩn đỏ…
Với những thông tin được chia sẻ về khoai môn có tốt không? Ăn có béo không? Chắc chắn giúp chị em có bí quyết giữ dáng đẹp nhất. Đừng quên theo dõi bài viết trong chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích nhé.