Khoai mỡ có lẽ không quá xa lạ với các chị em nội trợ và trên mâm cơm của mỗi gia đình. Đây là món ăn cực kỳ đơn giản, dễ chế biến mà lại mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Vậy khoai mỡ như thế nào? Chúng có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Khoai mỡ là khoai gì?
Đặc điểm của khoai mỡ
Khoai mỡ có hình dạng thân leo và lấy củ ăn. Củ khoai mỡ có thân hình xù xì và to hơn khoai lang với nhiều rễ bám dưới lòng đất. Bên ngoài khoai mỡ thường có màu đen, với nhiều bùn đất dính bên ngoài, còn phần trong ruột thì có màu tím đặc trưng khá đẹp mắt, có một số củ sẽ có màu tím nhạt hơn.
Khoai mỡ thường có vị ngọt tự nhiên với hương thơm nhè nhẹ. Chị em nội trợ thường sử dụng để chế biến nhiều món ăn bao gồm món bánh, món canh,... Đặc điểm của khoai mỡ thường là có độ nhớt nhất định đồng thời có độ xốp đặc trưng.
Tại Việt Nam, khoai mỡ thường được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: khoai tím, khoai vạc, củ mỡ, khoai ngọt,...Thường thì sau khi trồng từ 2-3 tháng với điều kiện thích hợp là có thể thu hoạch được. Từ lâu, cây khoai mỡ được trồng như một loại lương thực rất tốt cho sức khỏe.
>>Tham khảo thêm: Súp lơ là gì? Súp lơ có tác dụng gì với sức khỏe
Giá trị dinh dưỡng của cây khoai mỡ
Khoai mỡ được xem là nguồn bổ sung tinh bột dồi dào. Một số nghiên cứu của Cao đẳng Dược HCM cho biết, cứ 100gr khoai mỡ (đã nấu chín) thì sẽ bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng dưới đây:
- 120 kcal Năng lượng
- 27gr Carbohydrate
- 4gr chất xơ
- 20mg Canxi
- 0.36mg Sắt
- 100 IU Vitamin A
Không chỉ vậy, khoai mỡ còn chứa nhiều chất khác bao gồm: các axit béo, chất đạm, natri đồng thời không chứa cholesterol.
Khoai mỡ có tác dụng gì?
Với hàm lượng các chất dinh dưỡng cao thì khoai mỡ thường được sử dụng với nhiều công dụng dưới đây:
Khoai mỡ giàu chất chống oxy hóa
Khoai mỡ được xem là một nguồn cung cấp vitamin C và chất anthocyanins rất dồi dào. Bởi vậy mà bạn có thể sử dụng khoai mỡ với mục đích bảo vệ các tế bào trong cơ thể không bị ảnh hưởng bởi những tác hại của các gốc tự do.
Trong đó các chất chống oxy hóa sẽ có tác dụng giúp cơ thể bạn tránh được một số bệnh mãn tính bao gồm tiểu đường, ung thư hoặc một số bệnh dạng thoái hóa thần kinh. Đó được xem là một trong những hệ lụy từ sự tổn thương các gốc tự do.
Bên cạnh đó, thì các chất anthocyanins có trong củ khoai mỡ còn có tác dụng để hỗ trợ giảm huyết áp đồng thời có khả năng chống viêm vô cùng hiệu quả cũng như thực phẩm giúp hỗ trợ chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2. Các chuyên gia cho biết, những thực phẩm giàu anthocyanin sẽ có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Không những có khả năng chống viêm hiệu quả mà chất flavonoid trong khoai mỡ còn có thể giúp bạn quản lý lượng đường trong máu đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Không chỉ vậy, chiết xuất flavonoid được tìm thấy trong khoai mỡ có tác dụng bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Bởi vậy mà khoai mỡ thường có khả năng giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, như vậy chúng sẽ giúp thể cải thiện lượng đường trong máu.
Khoai mỡ giúp ổn định huyết áp
Khoai mỡ bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể do vậy chúng có tác dụng trong việc giảm huyết áp cực kỳ tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, các tinh chất được tìm thấy trong khoai mỡ có tác dụng để ngăn chặn sự chuyển đổi angiotensin 1 thành angiotensin 2. Loại hợp chất này giúp làm tăng huyết áp.
Cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn
Việc bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu vitamin A và vitamin C sẽ có tác dụng để làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Trên thực tế,thì những người mắc bệnh hen suyễn hiện nay chỉ tiêu thụ khoảng 50% hàm lượng vitamin A được khuyến cáo cho cơ thể.
Tăng cường sức khỏe đường ruột
Khoai mỡ bổ sung khá nhiều carbs cho cơ thể. Chúng có khả năng hỗ trợ sức khỏe đường ruột cực kỳ tốt. Một số nghiên cứu cho thấy khoai mỡ giúp làm tăng các lợi khuẩn trong đường ruột.
Không chỉ vậy, khoai mỡ còn có khả năng giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh như bệnh viêm ruột, ung thư thực tràng, hội chứng ruột kích thích.
Bảo vệ hệ thống nội tiết tố ở nữ giới
Với những người đang ở giai đoạn tiền mãn kinh sẽ không tránh khỏi tình trạng bị thiếu hụt nội tiết tố. Chị em thường phải đối mặt với những triệu chứng như nóng trong, rụng tóc, thường xuyên căng thẳng, hay cáu gắt, da kém sắc khiến cho chị em rất mất đi sự tự tin. Các chuyên gia cho biết, giai đoạn này chị em có thể ăn khoai mỡ, giúp bổ sung các loại enzyme tự nhiên có chức năng thay thế nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Từ đó mang lại cho chị em lấy lại được trạng thái cân bằng, có cuộc sống viên mãn hơn.
Chữa chứng trầm cảm ở nữ giới
Vitamin B6 được ví như một thần dược giúp cải thiện tâm trạng, để có thể thoát khỏi tình trạng trầm cảm. Chúng tôi muốn nhắc đến nguồn thực phẩm bổ sung vitamin B6 đó là khoai mỡ. Với 15,5% lượng vitamin B6 trong một chén khoai mỡ rất thiết yếu cho 1 ngày. Hàng tuần bạn có thể bổ sung những món ăn có từ khoai mỡ sẽ giúp bạn duy trì sức sống khỏe hơn.
Chống oxy hóa hiệu quả
Khoai mỡ có tác dụng gì? Ngoài thông tin được chia sẻ trên thì khoai mỡ còn chứa nhiều hợp chất Beta – carotene với các vitamin C. Cả hai thành tố này có khả năng giúp phụ nữ đẩy lùi tình trạng lão hóa hiệu quả, đồng thời có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư. Chúng sẽ làm giảm sự hình thành các gốc tự do, nguyên nhân này sẽ thâm nhập vào các tế bào, từ đó sẽ làm mất đi chức năng hay sự biến đổi gen, nếu cơ thể không phản ứng kịp thời thì nguy cơ bị ung thư sẽ rất cao.
Dùng để chữa các bệnh về da và hô hấp
Ngoài những công dụng kể trên thì khoai mỡ còn có chứa chất Allantoin, chúng có tác dụng để loại tế bào sinh trưởng mạnh. Do vậy khoai mỡ có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành đồng thời giúp tạo tế bào mới để chữa lành vết thương. Nhất là tại các vị trí bị lở loét hoặc thường xuyên xuất hiện mụn nhọt. Bên cạnh đó nếu bạn biết kết hợp khoai mỡ với các vị thuốc khác, có tác dụng giúp cơ thể điều chỉnh làm giảm kích ứng ở phế quản, chữa ho với một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Cách chọn mua khoai mỡ ngon
Chọn mua những củ khoai có màu càng tối càng tốt vì đây là những củ đã già, đảm bảo thịt chắc và ít bị xốp.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mua những củ khoai có hình thuôn dài, kích thước cân xứng, không bị méo mó hay có tình trạng bị dập nát và không nguyên vẹn. Bạn có thể bấm thử vào củ khoai, nếu cảm thấy cứng thì đó là khoai dẻo, ngon.
Tránh mua những củ khoai bị mềm nhũn, kích thước quá to, có mùi hay bị chảy dịch lạ.
Một số món ăn hấp dẫn từ khoai mỡ
Canh khoai mỡ
Khoai mỡ nấu gì ngon? Canh khoai mỡ là gợi ý dành cho bạn mà không thể thiếu trong mùa đông se lạnh này. Nước canh khoai mỡ có độ sệt đặc trưng với vị thơm và độ ngọt tự nhiên. Ngoài ra bạn còn có thể kết hợp với một số các nguyên liệu khác nhau bao gồm tôm, cá, thịt băm... Như vậy bạn đã có thể chuẩn bị một món canh hấp dẫn cho gia đình.
Bánh canh khoai mỡ
Bánh canh khoai mỡ chắc hẳn vẫn còn xa lạ với nhiều người. Nhưng sẽ không hề thất vọng nếu như bạn không thưởng thức một lần. Những sợi bánh canh dai, giòn, và được nấu chung với nước dùng đậm đà thơm ngon. Hòa chung với vị giòn ngon, đồng thời có thể giữ được vị ngọt tự nhiên, và vừa dai vừa béo, từ đó sẽ tạo nên một món ăn tuyệt vời.
Bánh khoai mỡ chiên
Bánh khoai mỡ được xem là một món ăn vặt khá quen thuộc với lớp ngoài vàng giòn, với màu tím đẹp mắt bên trong. Loại bánh này thường ngon hơn khi ăn nóng, đồng thời mang lại vị thơm ngon của loại bánh này.
Cháo thịt bằm khoai mỡ
Nhiều người thắc mắc khoai mỡ có tốt cho bé không? Các chuyên gia cho biết, món ăn này khá phù hợp cho các bé với nhiều chất dinh dưỡng. Thịt băm nhỏ nấu trong lớp khoai mỡ mềm mịn. Chắc chắn sẽ giúp bé nhà bạn càng mê mẩn và mau ăn chóng lớn.
Những thông tin được chia sẻ về khoai mỡ trên đây hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!