Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Khi nào cho bé ăn sữa chua là tốt nhất? Cần phải lưu ý những gì?

Cập nhật: 11/02/2020 11:10 | Người đăng: Lường Toán

Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa không chỉ với người lớn mà còn với cả trẻ em. Nhưng không phải bất kỳ ai cũng được ăn sữa chua nhất là trẻ em. Vậy khi nào cho bé ăn sữa chua? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Khi con bước vào giai đoạn ăn dặm thì bất kỳ bố mẹ nào cũng có băn khoăn về chế độ ăn uống của bé sao cho đúng cách, nên cho bé ăn gì, ăn như thế nào. Và chắc hẳn cũng không ít người thắc mắc cho bé ăn sữa chua khi nào là tốt nhất? Câu trả lời khá đơn giản, nếu như bạn tham khảo bài viết trong chuyên mục dưới đây.

Khi nào cho bé ăn chữa chua?

Khi nào cho bé ăn sữa chua tốt nhất?

>>>Tham khảo thêm: Lịch mọc răng của bé sơ sinh bố mẹ nào cũng cần biết

Ngay từ khi sinh ra cho đến khoảng 6 tháng tuổi thì trẻ hoàn toàn được bú bằng sữa mẹ. Do vậy giai đoạn này bé không cần phải bổ sung thêm sữa chua, đây là giai đoạn chưa ăn dặm do vậy mà đường ruột của bé chưa được hoàn thiện và rất khó tiêu hóa bất kỳ những loại thực phẩm nào ngoài sữa.

Theo chia sẻ của các dược sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn, nên cho trẻ ăn sữa chua giai đoạn từ 7 – 8 tháng tuổi. Giai đoạn này đang dần hoàn thiện đường ruột của bé, bố mẹ có thể cho bé làm quen với một số loại thực phẩm như rau củ quả và cháo. Đồng thời có thể cho bé ăn thêm sữa chua để kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn.

Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà sẽ được cung cấp lượng sữa chua cho bé khác nhau. Bố mẹ hãy lưu ý nhé:

Với bé dưới 1 tuổi: Bố mẹ hãy cho bé ăn khoảng 50g/ngày, loại sữa chua trắng không đường và kết hợp thêm trái cây

Với bé từ 1 -3 tuổi: Mỗi ngày có thể ăn 80mg/ ngày, có thể lựa chọn loại sữa chua ít đường và cho bé ăn thêm trái cây.

Với bé trên 3 tuổi: Mỗi ngày có thể cho bé ăn khoảng 100g/ ngày tương đương với 1 hộp mỗi ngày. Bố mẹ có thể cho bé ăn loại sữa chua ít đường, có đường hoặc không đường và có kèm theo trái cây.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa chua, nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với đường ruột của bé. Do vậy khi chọn mua sản phẩm thì bố mẹ hãy lưu ý về cách chọn loại sữa chua phù hợp với độ tuổi của bé, giúp kích thích vị giác đồng thời giúp bé ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra bố mẹ có thể thay thế sữa chua bằng các loại váng sữa để bé ăn ngoan mỗi ngày.

Hướng dẫn cho bé ăn sữa chua đúng cách

Giai đoạn bé làm quen với bất kỳ loại thực phẩm nào không riêng gì sữa chua thì bố mẹ cần cho bé ăn với lượng vừa phải. Với những bé khoảng 6 tháng tuổi thì bố mẹ nên cho ăn sữa chua không đường mỗi tuần 2 lần, mỗi lần khoảng 50 gram.

Giải thích về việc cho bé ăn loại sữa chua không đường giai đoạn này là do lượng đường trong sữa chua sẽ làm ảnh hưởng không ít đến dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé. Bên cạnh đó việc cho trẻ ăn sữa chua thường xuyên còn có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày của con với những triệu chứng như lạnh bụng, đi ngoài hay đau dạ dày.

Hướng dẫn mẹ cho con ăn sữa chua đúng cách: Hãy cho bé ăn sữa chua sau khi ăn no khoảng 1 – 2 tiếng giúp hệ tiêu hóa thức ăn tốt hơn đồng thời không làm hại đến dạ dày của bé. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể cho bé ăn trước khi ngủ khoảng 30 phút giúp cho bụng bé cảm thấy dễ chịu và êm bụng hơn.

Một số lưu ý khi cho bé ăn sữa chua

Theo các chuyên gia bác sĩ, với trẻ giai đoạn ăn dặm thì không phải bất kỳ loại sữa chua nào cũng có thể tốt cho đường ruột của bé. Do vậy ở thời kỳ này, bố mẹ cũng cần hết sức lưu ý khi cho bé ăn sữa chua:

Tuyệt đối không cho con ăn sữa chua khi đói, không nên cho bé ăn chung với những đồ ăn có nhiều dầu mỡ, chứa chất béo hay chất bảo quản…Bởi những thực phẩm này rất dễ khiến bé bị táo bón, đau dạ dày và bị rối loạn tiêu hóa.

Sau khi cho bé ăn sữa chua thì mẹ cần phải vệ sinh răng miệng bởi những lợi khuẩn có thể tốt cho đường ruột của bé nhưng lại có thể là tác nhân gây hại đến răng miệng của bé

Không nên cho bé ăn sữa chua khi lạnh mà trước khi cho bé ăn hãy để sữa chua ở nhiệt độ thường khoảng 30 phút.

Lưu ý không nên dùng nước nóng đổ vào sữa chua hay dùng khi nóng bởi nó sẽ khiến làm mất đi một lượng vi khuẩn có lợi trong sữa chua, khiến chung không hoạt động và làm mất đi chất dinh dưỡng

Sữa chua không nên dùng chung với các loại thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh khi dùng cho trẻ nhỏ và các loại thuốc có thành phần amin lưu huỳnh bởi nó có thể làm vỡ hay tiêu diệt những loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

Không nên cho trẻ ăn sữa chua khi đói: Khi đói thì axit trong dạ dày có thể tiêu diệt những loại vi khuẩn axit lactic có trong sữa chua. Do vậy nếu ăn sữa chua thời điểm này thì sẽ khiến làm giảm tác dụng của sữa chua, bên cạnh đó nó còn khiến cho dạ dày của bé co bóp mạnh làm tiết ra dịch vị đào thải nhanh Calci xuống ruột đồng thời bài tiết ra ngoài. Lúc đó bé sẽ cảm thấy bị mệt mỏi, bủn rủn, thậm chí là đau bụng, đau dạ dày nếu dùng lâu dài.

Không nên cho bé ăn quá nhiều sữa chua: Bởi những lợi ích rất tốt cho đường tiêu hóa. Do vậy mà Nhiều phụ huynh lạm dụng cho trẻ ăn bất kỳ khi nào bé muốn. Sự thật đây là quan niệm rất sai lầm bởi nếu cho trẻ ăn quá nhiều có thể làm ảnh hưởng không tốt đến dung môi trong dạ dày khiến cho trẻ dễ bị lạnh bụng và giảm cảm giác thèm ăn. Với những trẻ đang bị tiêu chảy thì nên hạn chế dùng sữa, nhất là sữa chua cho đến khi bụng của bé ổn định lại.

Thời điểm cho bé ăn sữa chua khi nào tốt nhất

Buổi tối: giúp bé hấp thụ canxi tốt nhất

Nên ăn sữa chua với hoa quả

Trong sữa chua cũng rất giàu Canxi như sữa nhờ vào việc chứa nhiều axit lactic, đồng thời giữ lại canxi nên sữa chua rất tốt trong vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi vào cơ thể. Do vậy mà bố mẹ có thể cho bé ăn sữa chua vào buổi tốt sau khi ăn 30 phút – 2 tiếng là thời điểm tốt nhất.

Tuy nhiên nếu cho bé ăn sữa chua vào buổi tối thì cần phải đánh răng thật kỹ sau khi sử dụng. Bởi sữa chua có tính axit có thể gây hại cho răng miệng. Việc ăn sữa chua vào buổi tối thời điểm trước khi đi ngủ giúp hoàn tất quá trình tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng đồng thời giảm tối đa tình trạng kích ứng ở trẻ.

Buổi chiều: ăn sữa chua giúp chống bức xạ cho bé

Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa cho em bé khi dùng sữa chua mà với những người làm việc văn phòng thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính thì có nguy cơ bị bức xạ máy tính nhiều hơn. Ngay cả khi ngồi trước máy tính mà nó không hoạt động thì cơ thể người cũng không ngừng bị bao phủ bởi bức xạ điện từ trong văn phòng thì bạn có thể ăn sữa chua vào buổi trưa rất có lợi cho sức khỏe, giúp làm giảm căng thẳng trong công việc.

Một số nghiên cứu khác cho thấy quá trình lên men lactic và Protein trong sữa chua, các axit amin, peptide hay các hạt nhỏ khác trở thành Tyrosine tự do giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn. Do vậy mà sau khi ăn trưa xong thì có thể ăn kèm sữa chua giúp cho nhân viên văn phòng cảm thấy được thư giãn hơn, đồng thời nạp năng lượng buổi chiều, hoạt động và làm việc hiệu quả hơn.

Có thể thấy sữa chua có tác dụng rất tốt cho bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên khi nào cho bé ăn sữa chua thì bạn vẫn nên tham khảo thông tin trên đây để chế độ dinh dưỡng của bé đa dạng và đầy đủ hơn rất nhiều. Đừng bỏ lỡ bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích nhé. Chúc bạn sức khỏe!

 

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990