Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Kháng thể là gì? Có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Cập nhật: 09/08/2024 16:52 | Người đăng: Lường Toán

Khi các loại vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể, các kháng thể sẽ chống lại sự xâm nhập của chúng. Trong một số trường hợp đáp ứng miễn dịch, kháng thể đảm nhiệm những vai trò rất quan trọng như: huy động các tế bào miễn dịch, kích hoạt hệ thống bổ thể, liên kết với kháng nguyên.

Kháng thể là gì?

Khi các loại vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể của con người thì cơ thể sẽ nhanh chóng phát hiện được sự xâm nhập này và sản xuất ra những chất gọi là kháng thể. Những kháng để được sản xuất ra để tiêu diệt những loại vi khuẩn gây hại và bảo vệ cơ thể. Nếu như cơ thể có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch đối với những căn bệnh nhiễm khuẩn sẽ càng cao.

Kháng thể là gì?
Khi các loại vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể của con người thì cơ thể sẽ nhanh chóng phát hiện được sự xâm nhập này và sản xuất ra những chất gọi là kháng thể

 

Có những loại kháng thể nào?

Tùy thuộc vào chức năng khác nhau mà kháng thể trong  cơ thể chúng ta được chia làm 5 loại cụ thể như sau:

  • IgA: Chiếm khoảng 15 – 20% trong máu, trong sữa non, nước mắt và nước miếng nước bọt. Khi IgA được được tiết ra ở đâu thì chúng chống lại các tác nhân gây bệnh tại đó.
  • IgD: Chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ 1% trên màng tế bào, dị hoá nhanh và rất dễ bị thuỷ phân bởi enzyme plasmin trong quá trình đông máu, vì vậy, IgD là kháng thể có ít chức năng nhất trong quá trình hoạt hoá kháng nguyên.
  • IgE: Chiếm tỷ lệ khá lớn và giữ vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng.
  • IgG: Là kháng thể phổ biến nhất trong máu, trong sữa non và các dịch mô. IgG xuyên qua nhau thai, bảo vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển.
  • IgM: Là lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh. Kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như virus và hồng cầu, giúp tiêu diệt kháng nguyên xấu, bảo vệ cơ thể.

Sự hình thành kháng thể trong cơ thể

Việc hình thành kháng thể ở trong cơ thể là một quá trình rất phức tạp và có nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể các giai đoạn hình thành kháng thể là:

Giai đoạn cân bằng

Trong giai đoạn cân bằng các kháng nguyên cân bằng giữa mạch máu và ngoài mạch máu bằng cơ chế khuếch tán. Quá trình này sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Bắt đầu từ khi kháng nguyên không còn khuếch tán nữa thì giai đoạn này mới kết thúc.

Giai đoạn chuyển hóa phân rã

Trong giai đoạn chuyển hóa phân rã các tế bào cùng với các enzym của cơ thể sẽ chuyển hóa kháng nguyên. Hầu hết tất cả các kháng nguyên sẽ bị các đại thực bào và tế bào thực bào khác bắt giữ. Thời gian chuyển hóa phân rã nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào các chất sinh miễn dịch và cơ thể chủ.

Giai đoạn loại bỏ miễn dịch

Trong giai đoạn loại bỏ miễn dịch khỏi cơ thể, kháng thể vừa được tổng hợp sẽ kết hợp cùng với các kháng nguyên và tạo thành một phức hợp kháng nguyên - kháng thể, sau đó chúng sẽ bị thực bào và bị thoái hóa. Sau khi giai đoạn loại bỏ miễn dịch kết thúc, kháng thể sẽ tồn tại ở trong huyết thanh.

Sự hình thành kháng thể trong cơ thể
Việc hình thành kháng thể ở trong cơ thể là một quá trình rất phức tạp và có nhiều giai đoạn khác nhau

Kháng thể có vai trò như thế nào đối với cơ thể

Trong những đáp ứng miễn dịch, kháng thể sẽ đảm nhận 3 vai trò chính là liên kết cùng với các kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động những tế bào miễn dịch. Cụ thể các vai trò của kháng thể như sau:

Liên kết với kháng nguyên

Những globulin miễn dịch có khả năng nhận diện được và gắn với 1 kháng nguyên tương ứng một cách đặc hiệu nhờ vào các vùng biến đổi. Trong phản ứng chống lại độc tố vi khuẩn, kháng thể có thể gắn và và trung hòa lượng độc tố, ngăn ngừa được sự bám dính của những độc tố này lên các thụ thể ở bên trên bề mặt của tế bào. Do đó, các tế bào của cơ thể tránh được sự rối loạn do các độc tố có thể gây ra.

Một số loại vi rút, vi khuẩn sẽ chỉ gây ra bệnh khi bám được vào các tế bào của cơ thể. Vi khuẩn sử dụng những phân tử bám dính vào các adhesive, còn virus sử dụng các protein cố định trên lớp vỏ ngoài để có thể bám vào các tết bào trong cơ thể. Các kháng thể kháng những phân tử bám dính adhesive của vi khuẩn cùng với những kháng thể kháng protein capside của virus sẽ ngăn chặn chúng gắn vào các tế bào đích.

Hoạt hóa bổ thể

Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể chính là sự hoạt động hóa dòng thác bổ thể. Bổ thể chính là một tập hợp bao gồm các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ có tác dụng tiêu diệt những loại vi khiaarn xâm nhập bằng cách: 

  • Phóng thích các phân tử hóa hướng động.
  • Thanh thải các phức hợp miễn dịch.
  • Tạo điều kiện cho hiện tượng thực bào.
  • Đục các lỗ thủng trên vi khuẩn.

Huy động các tế bào miễn dịch

Sau khi kháng thể gắn vào kháng nguyên ở đầu biến đổi sẽ có thể tạo được sự liên kết giữa các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định. Những tương tác này có ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong việc đáp ứng miễn dịch. Thông qua cách này, các kháng thể có khả năng gắn một vi khuẩn với một đại thực bào và kích hoạt hiện tượng thực bào. Những tế bào lympho tự nhiên có thể thực hiện chức năng độc tế bào và ly giải những vi khuẩn hoặc tế bào ung thư đã bị gắn kết bởi các kháng thể.

Cách bổ sung kháng thể thông qua đường ăn uống

Nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta sẽ cần phải bổ sung vào cơ thể các chất dinh dưỡng, chất béo, đạm, vitamin cùng với những loại dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể… Đặc biệt là cần phải bổ sung nhiều kháng để để tăng cường khả năng tự nhận biết cũng như hỗ trợ quá trình tiêu diệt vi khuẩn cho cơ thể.

Để bổ sung kháng thể cho cơ thể nên sử dụng một số sản phẩm như: Sữa non, Mật ong, vì trong sữa non có thành phần IgG, IgA, IgM… có vai trò rất quan trọng, giúp tăng sức đề kháng. Mật ong có tính kháng khuẩn giúp làm đẹp, chữa ho, bệnh dạ dày hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin hữu ích liên quan tới kháng thể mà Cao đẳng Dược TPHCM đã tổng hợp lại và muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cho bạn đọc có thể hiểu được kháng thể là gì, vai trò của kháng thể đối với cơ thể và bổ sung thêm nhiều kiến thức về sức khỏe. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990