Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Albumin máu là gì? Công dụng của Albumin máu

Cập nhật: 09/08/2024 16:50 | Người đăng: Lường Toán

Định lượng Albumin máu là một xét nghiệm có vai trò rất quan trọng khi kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe. Vậy Albumin máu là gì? Công dụng của Albumin máu như thế nào? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

Albumin máu là gì?

Albumin là một thành phần protein có vai trò quan trọng nhất trong huyết thanh và nó chiếm tới 58-74% lượng protein toàn phần. Vai trò của Albumin chính là suy trì áp lực thẩm thấu keo ở trong huyết tương đồng thời có tác dụng rất lớn giúp liên kết và vận chuyển những chất có phân tử lượng nhỏ như: hormon steroid, bilirubin, acid béo cùng với những hoạt chất thuốc trong máu khi người bệnh đang điều trị.

Thành phần của Albumin được sản xuất ở trong gan và chúng cũng cực kỳ nhạy cảm đối với những tổn thương xảy ra ở gan. Khi gan bị hư hại, mắc bệnh thận, người bị suy dinh dưỡng, sốc, viêm nhiễm sẽ có nồng độ Albumin sẽ giảm xuống. Đối với những trường hợp cơ thể bị mất nước sẽ khiến cho nồng độ Albumin tăng cao. Đây là một sự gia tăng tương đối và xảy ra khi mà khối lượng huyết tương giảm.


Định lượng Albumin máu là một xét nghiệm có vai trò rất quan trọng khi kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe

 

Albumin niệu là một chất được tìm thấy ở trong nước tiểu cũng là một dạng protein được sản xuất tại gan. Nếu như xét nghiệm và phát hiện được lượng Albumin nhỏ ở trong nước tiểu chính là một dấu hiệu cảnh báo về sự tổn thương xảy ra ở thận. 

Thực hiện xét nghiệm Albumin niệu chính là cách hiệu quả nhất để có thể phát hiện và đưa vào điều trị đối với những trường hợp bệnh như: huyết áp cao, tiểu đường hoặc một số loại bệnh có ảnh hưởng xấu đối với chức năng hoạt động của bệnh. Một lượng nhỏ Albumin trong cơ thể sẽ được thoát ra ngoài thông qua đường cơ thể. Đây chính là dấu hiệu xấu trước khi thận bắt đầu bị tổn thương.

Albumin niệu theo định nghĩa là một dạng protein huyết tương và tồn tại với nồng độ cao ở bên trong máu. Nếu như thận đang hoạt động hiệu quả thì Albumin sẽ hoàn toàn không xuất hiện ở trong nước tiểu. Tuy nhiên, trong trường hợp thận bị tổn thương sẽ không có khả năng lưu giữ được Albumin. Điều này đã được chứng minh thông qua phương pháp xét nghiệm nước tiểu của những người bị bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường. Khi đó phát hiện số lượng albumin niệu được gia tăng thường xuyên.

Tình trạng các loại protein cụ thể là Albumin niệu bị rò rỉ qua đường bài tiết của thận do ống thận đang bị hư hỏng. Nếu như ống thận bị viêm hoặc có những vết sẹo của cầu thận cũng có thể khiến cho lượng Albumin trong nước tiểu bị tăng lên. Điều nguy hiểm hơn chính là những tổn thương ở thận còn khiến khả năng hấp thụ protein bị mất đi.

Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để có thể xác định được tình trạng tổn thương thận là kiểm tra lượng Albumin bị thoát ra ngoài. Albumin niệu sẽ được kiểm tra thông qua nước tiểu của người bệnh. Nguy cơ dẫn đến tình trạng suy thận cùng với một số bệnh lý khác về tim mạch cũng rất cao nếu như lượng Albumin bị đào thải qua đường nước tiểu ngày càng tăng lên.

Albumin có công dụng như thế nào?

Hai chức năng chính của Albumin chính là duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương và liên kết, vận chuyển những chất phân tử lượng nhỏ như: bilirubin, hormone steroid, acid béo cùng với những hoạt chất thuốc trong máu khi người bệnh đang điều trị. Điều trị cấp cứu đối với trường hợp bị choáng do bị giảm thể tích máu mà những phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Albumin được sử dụng trong những trường hợp bị bỏng nặng để có thể phòng tránh được hiện tượng máu bị cô đặc, chống tình trạng cơ thể bị mất nước cùng với các chất điện giải. 

Đối với trường hợp Albumin máu bị giảm, đặc biệt là liên quan đến tình trạng bị mất quá nhiều Albumin cũng được chỉ định sử dụng. Kết hợp Albumin cùng với việc truyền thay máu để điều trị tăng bilirubin huyết trong bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh.

Sử dụng kết hợp albumin để pha loãng máu trong một số phẫu thuật tuần hoàn tim – phổi hoặc hội chứng bị suy hô hấp. Những chế phẩm của albumin người thường không có vai trò trong điều trị suy thận, thiếu dinh dưỡng, suy gan mạn tính dù có thể làm giải được lượng albumin máu.

Albumin có công dụng như thế nào?
Đối với trường hợp Albumin máu bị giảm, đặc biệt là liên quan đến tình trạng bị mất quá nhiều Albumin cũng được chỉ định sử dụng

Hàm lượng Albumin

Đối với những người từ 16 tuổi trở lên chỉ số xét nghiệm máu albumin rất ổn định và thường dao động trong khoảng từ 3,5 đến 4,8g/dL (hoặc 35 – 48 g/L).

Lượng ALBUMIN trung bình ở trẻ em:

  • Trẻ em: 4-5,9 g /dL.
  • Trẻ sơ sinh: 4,4-5,4 g/dL.
  • Trẻ mới sinh: 3,5-5,4 g/dL.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng: 3-4,2 g/dL.

Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm protein albumin

Trước khi tiến hành xét nghiệm protein albumin cần phải lưu ý tới những vấn đề sau đây để không làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm:

  • Buộc garo lâu có thể tăng lượng albumin khi xét nghiệm.
  • Điều quan trọng bạn cần lưu ý là nồng độ albumin có thể tăng hơn so với thực tế ở những bệnh nhân bị mất nước.
  • Những thuốc có thể gây giảm nồng độ albumin bao gồm thuốc bổ sung ion amoni, estrogen, thuốc gây độc cho gan và thuốc uống tránh thai.
  • Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ albumin bao gồm: androgen, steroid đồng hóa, dextran, thuốc kháng viêm chứa steroids, thuốc bổ sung hormone tăng trưởng, phenazopyridine, insulin và progesterone.
  • Lấy mẫu máu ở gần nơi đang có dịch bệnh xảy ra có thể khiến cho nồng độ albumin thấp hơn so với tình trạng thực tế. Tương tự như vậy, tiêm truyền tĩnh mạch lượng lớn các dịch truyền có thể dẫn đến nồng độ albumin nhỏ hơn so với thực tế.

Qua những thông tin mà Cao đẳng Dược TPHCM đã chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp cho bạn đọc hiểu được Albumin máu là gì và Công dụng của Albumin máu. Việc bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về sức khỏe sẽ khiến cho các bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990