Chỉ số Ketone thường được dùng để phát hiện một số bệnh qua xét nghiệm nước tiểu như chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lý về thận, gan, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Tìm hiểu thêm về chỉ số Ketone có ý nghĩa như thế nào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Ketone là gì?
Theo các dược sĩ thì ketone là một loại hợp chất hữu cơ được sản sinh ra khi cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng bao gồm Protein, chất béo và carbohydrate. Trong đó carbohydrate thường sẽ được cơ thể sử dụng trước, tuy nhiên với trường hợp không có sẵn thì cơ thể sẽ chuyển sang đốt cháy chất béo. Lúc này sẽ sản sinh ra ketone trong cơ thể.
>>Xem thêm: Lợi ích của Yoga cho bà bầu ? Những bài tập an toàn nhất khi mang thai
Cơ thể con người chủ yếu hoạt động bằng glucose. Tuy nhiên trong một số trường hợp như người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể thiếu glucose và không có đủ insulin để giúp các tế bào hấp thụ glucose. Thì khi đó cơ thể sẽ bắt đầu phân hủy các chất béo giúp lấy năng lượng cho cơ thể. Khi đó các Ketone được xem là sản phẩm phụ của sự phân hủy axit béo.
Tại sao phải xét nghiệm Ketone?
Ở cơ thể bình thường thì việc phân hủy chất béo nhằm tạo ra nhiên liệu đồng thời tạo ra ketone được xem là một quá trình bình thường trong cơ thể. Khi đó nồng độ Keton ở người không bị tiểu đường, insulin, glucagon và yếu tố khác sẽ không bị tăng quá cao. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ tích tụ trong máu cao hơn so với người bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm ketone do bệnh đái tháo đường gây ra.
Bên cạnh đó trong một số trường hợp như chế độ ăn uống nhiều mỡ, lượng mỡ chuyển hóa tăng lên; giảm nhập cacbonhydrat sẽ làm xuất hiện Ketone niệu . Đây là dấu hiệu cho thấy người bị mắc các bệnh dưới đây:
- Tiểu đường
- Tiểu đường do thận
- Bệnh lý liên quan đến lưu trữ hay chuyển hóa Glycogen
Những bệnh nhân mắc bệnh Kenote niệu thường có dấu hiệu liên quan đến chế độ ăn như nhịn đói, chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo, người hay bị nôn ói, hay chế độ ăn ít chất carbohydrate,.. Thống kê cho thấy những người không bị Keton niệu cũng bao gồm khoảng 15% người nhập viện có Ketone niệu. Người bệnh thường xuất hiện dấu hiệu sốt trong quá trình làm việc như căng thẳng, thần kinh quá mức hay gắng sức.
Đối với phụ nữ mang thai, người có khi bị ketone niệu sẽ xuất hiện triệu chứng chán ăn, mệt mỏi. khi đo người bệnh cần đi gặp bác sĩ để được truyền dịch và dùng thuốc. Một trong những nguyên tắc giúp giảm lượng ketone, thai phụ nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, không nên bỏ bữa đồng thời kết hợp chế độ nghỉ ngơi và thư giãn.
Khi nào nên đi xét nghiệm ketone ?
Sau khi thăm khám bác sĩ, người bệnh sẽ được tư vấn khi nào nên đi xét nghiệm Keton . Tuy nhiên nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ ngay
- Mệt mỏi kéo dài
- Hơi thở mùi trái cây
- Kiểm tra lượng đường trong máu vượt quá 300 mg/dl
- Thường xuyên bị đau bụng, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa
- Không suy nghĩ được nhanh như bình thường, dễ bị nhầm lẫn
- Thường xuyên cảm thấy khát nước hoặc bị khô miệng dù ở nhiệt độ bình thường
Đặc biệt trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng, cảm lạnh, hay cúm thì dược sĩ trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch khuyến cáo người bệnh nên kiểm tra nồng độ ketone sau mỗi 4 – 6 giờ, vì tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh . Còn đối với bệnh nhân đã bị chẩn đoán bệnh tiểu đường thì cần phải xét nghiệm Ketones 2 lần/ngày nhằm đảm bảo liều lượng dùng insulin chính xác.
Khi Ketone niệu cao cần làm gì?
Chỉ số Ketone trong nước tiểu thai phụ đánh giá tình trạng thiếu chất dinh dưỡng hay tình trạng mắc bệnh tiểu đường ở người phụ nữ mang thai và thai nhi. Bên cạnh đó chỉ số Ketone trong xét nghiệm nước tiểu cũng giúp cho người bệnh nắm được tình trạng Ketone niệu hay không. Ketone niệu được sản sinh bất cứ khi nào khi có sự tăng lượng mỡ chuyển hóa do giảm nhập cacbonhydrat, bên cạnh đó có thể do chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhiều mỡ. Dưới đây là cách xử lý khi tình trạng ketone niệu cao:
- Truyền tĩnh mạch thay thế (IV): Ketone niệu cao dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều, hoặc gây ra nguy cơ bị mất nước. Người bệnh cần phải bù nước bằng chất lỏng theo đường tiêm có tác dụng làm loãng lượng glucose dư thừa trong máu của bạn.
- Bổ sung điện giải: Với bệnh nhân bị ketone niệu cao thì nồng độ chất điện giải trong cơ thể sẽ có xu hướng bị thấp hơn so với bình thường bao gồm natri, kali và clorua. Khi những chất điện giải này bị mất đi quá nhiều thì sẽ gây ảnh hưởng đến tim và cơ bắp.
- Tiêm insulin: Trong một số trường hợp thì người bệnh cần được bổ sung insulin nhằm giúp cải thiện khả năng sử dụng glucose dư thừa trong máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Với tình trạng này thì người bệnh cần phải kiểm tra glucose hàng giờ. Trường hợp thấy nồng độ ketone và axit trong máu đã trở lại bình thường, thì bạn hãy duy trì chế độ điều trị bằng insulin với liều lượng bình thường để duy trì trong cơ thể tốt hơn.
Với những thông tin chia sẻ về lượng ketone trong có thể hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!