Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Kem chống nắng vật lý: ưu, nhược điểm và cách sử dụng hiệu quả

Cập nhật: 17/03/2020 15:53 | Người đăng: Lường Toán

Với nhu cầu sử dụng của chị em mà hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem chống nắng, trong đó được phân biệt thành hai loại là kem chống nắng vật lý và hóa học. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên để bảo vệ làn da của bạn tốt hơn thì nhiều người lựa chọn loại kem chống nắng vật lý. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ, gồm những thành phần như Titanium Dioxide và Zinc Oxide. Trong đó thành phần chính là Titanium Dioxide, chúng tạo nên một lớp kem màu trắng trên da. Lớp kem này có khả năng phản xạ những tia UV, ngăn sự xuyên của tia UV đến với da khiến cho làn da bị đen sạm.

Kem chống nắng vật lý và hóa học có ưu nhược điểm khác nhau

>>Xem thêm: Protein niệu cao là dấu hiệu bệnh gì?

Kem chống nắng vật lý chứa những thành phần lành tính và rất an toàn với da, kể cả với làn da của em bé hay làn da nhạy cảm. Chúng tạo nên một lớp chắn trên bề mặt da sau đó phản xạ lại với những tia UV khiến chúng không thể xuyen qua da gây nên tình trạng sạm da và đen da.

Ưu nhược điểm của kem chống nắng vật lý

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, mỗi loại kem chống nắng có những ưu nhược điểm khác nhau. Do vậy bạn hãy nắm rõ để lựa chọn loại phù hợp nhất với làn da của mình. 

Ưu điểm kem chống nắng vật lý:

Bảo vệ làn da của bạn khỏi những tác động của tia UVA và UVB, loại kem này có tính chống nắng phổ rộng tự nhiên

Sau khi sử dụng xong bạn có thể đi ra ngoài luôn mà không mất thời gian thẩm thấu như kem chống nắng hóa học

Có được giữ lâu trên da, không cần phải bôi đi bôi lại nhiều lần trừ trường hợp các bạn phải tham gia nhiều hoạt động ngoài trời dễ đổ mồ hôi hay những hoạt động dưới nước

Sản phẩm kem chống nắng vật lý được kiểm chứng lành tính và ít gây kích ứng da, đặc biệt với những người có làn da mẩn đỏ

Phù hợp với cả làn da mụn, thời hạn sử dụng lâu.

Nhược điểm của kem chống nắng vật lý

Sau khi thoa kem chống nắng xong thì da có phần sáng hơn ban đầu.

Lớp kem này tạo nên một lớp màng Film trên bề mặt do có thể gây nên tình trạng bóng da,bí da, hay khiến cho da dễ bị đổ mồ hôi khi hoạt động ngoài trời. Bởi vậy bạn thường xuyên phải bôi lại bởi nó dễ bị trôi.

Chất kem của loại kem chống nắng này khá đặc và bôi thật kỹ để kem thấm vào da

Với trường hợp không thoa hết toàn bộ bề mặt da thì các tia UV có thể len lỏi giữa những phân tử chống nắng để xâm nhập và gây tác hại cho da.

Kem chống nắng vật lý hiện nay là sản phẩm phù hợp với khá nhiều người. Mặc dù có những ưu nhược điểm khác nhau tuy nhiên với những người có làn da nhạy cảm thì đây là một sự lựa chọn không thể thiếu. Ngoài ra với những người có da thường hay da khô, mắc hội chứng đỏ mặt thì có thể lựa chọn sản phẩm kem chống nắng vật lý này từ những chiết xuất thành phần lành tính.

Hiện nay trên thị trường có ra đời dòng kem chống nắng vật lý và hóa học lai nhau. Loại kem chống nắng này có chứa các chất hóa học cùng các chất có thể phàn xạ lại những tia UV như Titanium Dioxide. Do vậy mà nó có thể khắc phục được những nhược điểm của hai loại kem chống nắng riêng biệt để mang lại hiệu quả chống nắng tuyệt vời hơn.

Sử dụng kem chống nắng đúng cách như thế nào?

Kem chống nắng là một loại mỹ phẩm luôn có mặt trong túi xách của mỗi người. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết cách sử dụng nó đúng cách. Theo đó bạn hãy làm theo hướng dẫn sau đây nhé:

Sử dụng kem chống nắng đúng cách mang lại hiệu quả tốt
  • Về thứ tự sử dụng: Trong những bước skincare của mỗi người thì kem chống nắng được sử dụng là bước cuối cùng. Tức là bạn hãy dùng nó sau khi sử dụng lớp dưỡng trước khi trang điểm. Sau khi bôi kem dưỡng ẩm lên da thì bạn hãy chờ khoảng 15 phút để bôi kem chống nắng để không làm cho dưỡng chất của hai loại kem này bị trộn lẫn vào nhau. Không chỉ vậy bạn không nên mix kem dưỡng ẩm hay kem nền cùng kem chống nắng.
  • Thời gian bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài: Với những ai sử dụng loại kem chống nắng hóa học thì hãy chờ khoảng 20 – 30 phút để kem chống nắng thẩm thấu vào da mới được ra ngoài trời nắng. Còn với loại kem chống nắng vật lý thì không cần phải chờ đợi, bạn có thể bôi xong và đi ra ngoài luôn.
  • Liều lượng sử dụng: Hãy lấy khoảng ¼ đồng xu kem chống nắng để che phủ và bảo vệ hết gương mặt. Việc bôi kem chống nắng quá dày hay quá mỏng cũng không mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bôi lại thường xuyên trong ngày. Cứ khoảng từ 2 – 3 tiếng hoạt động ngoài trời thì bạn nên bôi lại kem chống nắng một lần nữa. Trước khi bôi thì bạn nên dùng giấy thấm dầu để thấm đi lớp dầu thừa, bụi bẩn và mồ hôi trên da. Với nữ giới khi trang điểm mà thấy làn da đổ quá nhiều dầu thì tốt nhất nên tẩy trang và sau đó bôi kem lại. Còn nếu như làm việc trong nhà thì không cần thiết phải bôi kem 3 tiếng 1 lần.

Một số lưu ý khi sử dụng kem chống nắng

Việc bôi kem chống nắng ngay cả khi ở nhà cũng là việc rất cần thiết, nhất là khi ra ngoài đường hay làm việc tại văn phòng. Bởi tia UV có thể xuyên mây, lớp vải quần áo và cửa kính để gây hại cho da.

Việc sử dụng kem chống nắng sau khi tẩy tế bào chết trên da, Wax lông hay sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa các thành phần BHA, AHA…hay những sản phẩm làm trắng da, thuốc kháng sinh. Bởi những sản phẩm này có thể khiến cho làn da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng.

Hãy luôn tẩy trang kem chống nắng trước khi đủ ngủ bằng cách sử dụng các loại kem chống nắng, sản phẩm dầu tẩy trang dạng sữa, dầu để tránh làm bít lỗ chân lông hay gây kích ứng da trước khi đi ngủ.

Khi thoa kem chống nắng bạn cũng phải lưu ý đến vùng tai và cổ bởi đây cũng là hai vị trí có lớp da mỏng rất dễ bị lão hóa và bắt nắng. Nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm kem chống nắng phù hợp với da. Với những người có làn da trắng, mỏng hay thường xuyên hoạt động ngoài trời thì tốt nhất nên sử dụng loại kem chống nắng vật lý hay hóa học cũng phải có chỉ số cao. Chỉ nên dùng kem chống nắng có chỉ số thấp khi bạn không phải thường xuyên tham gia hoạt động ngoài trời.

Với những thông tin về kem chống nắng vật lý mà chúng tôi vừa giải đáp trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc, nếu có thắc mắc gì thì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990