Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Protein niệu là gì? Làm gì khi bị protein niệu khi mang thai

Cập nhật: 11/03/2020 16:52 | Người đăng: Lường Toán

Với phụ nữ mang thai thì chỉ số xét nghiệm protein trong nước tiểu là rất quan trọng. Bởi chỉ số này cho biết biểu hiện nhiễm độc thai nghén, có thể dẫn đến hội chứng tiền sản giật và nguy cơ sảy thai rất cao. Do vậy bạn hãy cùng tìm hiểu protein niệu là gì? Cách điều trị như thế nào?

Protein niệu là gì?

Protein niệu là một cụm từ thường dùng để chỉ sự có mặt của Protein có trong nước tiểu. Thông thường thì nước tiểu không có hoặc có rất ít Protein do cơ chế tái hấp thu Protein trong thận.

Proetin niệu là gì?

>>Xem thêm: Histamin có trong thực phẩm nào?

Protein niệu sinh lý khi mức protein xuất hiện trong nước tiểu dưới 30mg/24 giờ và với microalbumin niệu từ 30 – 300mg/ 24 tiếng.

Còn protein niệu niệu thực sự khi hàm lượng protein trong nước tiểu vượt quá 300mg/ 24 tiếng.

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, phụ nữ mang thai khi protein niệu vượt quá 0,3g trong 24 tiếng hoặc trên 1g/l thì được coi là protein niệu dương tính. Protein niệu dương tính là một triệu chứng lâm sàng cần được bác sĩ sản khoa và thận học quan tâm, người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và có hướng theo dõi, điều trị bệnh. Với nữ giới giai đoạn này thì cần phải xác định rõ những biểu hiện tiền sản giật hay không để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thông thường thì sau 20 tuần tuổi thai nếu như lượng protein vượt quá mức cho phép thì được coi là bất thường và là dấu hiệu của tình trạng tiền sản giật. Thế nhưng nếu như trước thời gian mang thai hay trước khoảng 20 tuần tuổi thai nếu như protein niệu xuất hiện trong nước tiểu thì được coi là một trong những triệu chứng của bệnh thận trước đó.

Nguyên nhân xuất hiện protein niệu khi mang thai

Cơ chế xuất hiện protein niệu khi mang thai

Với phụ nữ trong thời kỳ mang thai thì kích thước thận thường to hơn bình thường. Người bệnh sẽ có những biểu hiện giãn đài thận – bể thận và niệu quản do có sự chèn ép của thai nhi vào đường tiết niệu. Ngoài ra tình trạng tưới máu thận cũng sẽ tăng lên ở nữ giới có thai sẽ làm cho mức lọc cầu thận tăng lên đáng kể khoảng 50%. Trong 4 tuần cuối thai kỳ mà mức lọc cầu thận có xu hướng giảm dần đồng thời tăng huyết động đến thận sẽ làm thay đổi tính thấm thành mao mạch và khả năng tái hấp thu tại ống thận sẽ giảm, qua đó dẫn đến sự xuất hiện protein niệu ở phụ nữ có thai. Trong khi đó mức protein niệu bình thường là nhỏ hơn 0,3g/24 giờ mặc dù không có bệnh lý thận.

Có chế bệnh sinh của tiền sản giật

Nguyên nhân thường do tế bào nội mô mạch máu tổn thương, cùng với sự xuất hiện phản ứng viêm quá mức với thai phụ sẽ dẫn đến tình trạng:

  • Co mạch gây tăng huyết áp, giảm tưới máu não, hoặc tổn thương gan
  • Làm tăng tính thấm mạch gây nên tình trạng phù nề và xuất hiện protein niệu
  • Làm giảm lưu lượng máu qua nhau thai dẫn đến sự hạn chế phát triển của thai nhi
  • Rối loạn đông máu

Dấu hiệu chẩn đoán protein niệu ở phụ nữ mang thai

Triệu chứng nhận biết protein niệu trong thai kỳ như sau:

  • Tình trạng tiểu rắt ngày càng nhiều hơn
  • Nước tiểu có mùi khai, có thể lẫn máu
  • Thân nhiệt tăng
  • Xuất hiện những cơn đau vùng xương chậu, lưng dưới và bụng dưới
  • Đau và có cảm giác nóng bừng vùng kín khi đi tiểu hay đau bụng khi quan hệ

Tình trạng protein niệu cao trên 0,3g/ 24 giờ xuất hiện sớm  thì cần nghĩ đến một số bệnh lý về thận như: bệnh thận mạn, nhiễm trùng tiểu đường nhưng quan trọng nhất là bệnh về tiền sản giật..

Chẩn đoán bệnh thận ở phụ nữ mang thai?

Tùy vào tiền sử bệnh thận trước đó mà bệnh thận có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Qua đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm tìm ra bệnh thận ở thai phụ bao gồm: lao thận, hội chứng thận hư, bệnh thận trào ngược, tắc nghẽn tiểu đường, u thận và nang thận…

Trường hợp protein niệu> 2g/ ngày thì người bệnh cần phải nghĩ ngay đến bệnh cầu thận, còn nếu protein niệu nhỏ hơn 2g/ ngày thì hãy nghĩ ngay đến bệnh ống kẽ thận với những triệu chứng như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh bạch cầu niệu hay sỏi thận…

Điều trị protein niệu ở phụ nữ mang thai như thế nào?

Chẩn đoán bệnh thận tiết niệu thông qua protein niệu

Protein niệu được biết đến là thông số rất quan trọng nhằm chẩn đoán những bệnh thận tiết niệu. Nếu lượng protein niệu niệu không thường xuyên xuất hiện với lượng ít thì có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

Chẩn đoán Protein niệu khi mang thai
  • Sốt cao
  • Do lao động gắng sức
  • Suy tim phải
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Với phụ nữ mang thai: nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ nếu xuất hiện protein niệu kèm theo tình trạng tăng huyết áp và phù thì cần phải lưu ý nhiễm độc thai nghén.
  • Protein niệu tư thế: Việc chẩn đoán xác định khi xuất hiện protein niệu niệu khi đứng lâu hoặc hết ở tư thế nằm bằng xét nghiệm protein niệu niệu sau khi người bệnh nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng.

Protein niệu thường xuyên xuất hiện có thể là do bệnh lý về thận tiết niệu hoặc do những bất thường về protein huyết tương.

Điều trị protein niệu ở phụ nữ mang thai như thế nào?

Tùy thuộc vào những nguyên nhân gây protein niệu và mức độ xuất hiện cũng như tình trạng lâm sàng trên cơ thể mà có biện pháp xử lý phù hợp. Với phụ nữ mang thai thì người bệnh cần phải theo dõi đồng thời chuyên khoa thận và khoa sản để phối hợp điều trị triệu chứng và bệnh thận. Bên cạnh đó cần phải cân nhắc những lợi ích giữa thai phụ và thai nhi để tìm cách điều trị hợp lý. Bởi việc sử dụng thuốc điều trị cho phụ nữ mang thai là cần hết sức thận trọng bởi một số thuốc có thể qua hàng rào nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên nếu có những triệu chứng của tiền sản giật thì người bệnh cần phải được theo dõi tình trạng lâm sàng toàn thân của mẹ và sự phát triển của thai nhi để thường xuyên có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho cả mẹ và bé nếu có thể.

Những thông tin về bệnh Protein niệu trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990