Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng dẫn chi tiết cách bổ sung canxi cho trẻ đúng độ tuổi

Cập nhật: 14/02/2020 11:29 | Người đăng: Lường Toán

Canxi là một thành phần thiết yếu trong cơ thể giúp cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu như trẻ bị thiếu canxi thì khiến cho trẻ bị chậm tăng cân mà là nguy cơ khiến cho bé bị mắc nhiều bệnh khác. Tùy vào từng độ tuổi sẽ có cách bổ sung canxi cho trẻ khác nhau. Bố mẹ cần phải nắm rõ điều này để bổ sung đầy đủ.

Vai trò của Canxi với sự phát triển của trẻ

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình hệ xương, răng và một số lượng nhỏ bên trong máu. Bên cạnh đó, Canxi còn có vai trò rất quan trọng trong dẫn truyền dây thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời kết hợp với vitamin D để trẻ không bị đối mặt với còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, lùn, răng yếu, dễ bị sâu răng…Không chỉ vậy thì trẻ bị thiếu canxi còn khiến cho hoạt động dẫn truyền thần kinh bị ức chế, là nguyên nhân khiến cho trẻ có những dấu hiệu quấy khóc vào ban đêm, giật mình khi ngủ hay thậm chí là rối loạn chức năng vận động.

Cách bổ sung canxi cho trẻ

>>Tham khảo thêm: Tróc da đầu ngón tay phải làm gì?

Tuy nhiên theo các dược sĩ của các Trường Cao Đẳng Dược TP Hồ Chí Minh thì chế độ ăn uống hàng ngày chỉ bổ sung được khoảng 50% lượng Canxi cần bổ sung cho cơ thể. Bởi vậy mà giúp cho trẻ phát triển toàn diện cũng như hạn chế được tình trạng thấp còi thì mẹ cần phải bổ sung canxi cho bé đúng cách. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng canxi, hãy bổ sung với một lượng phù hợp cho từng độ tuổi như sau:

  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Mỗi ngày cần 300mg
  • Từ 7 – 12 tháng tuổi: Mỗi ngày 400mg
  • Từ 1 đến 3 tuổi: Mỗi ngày 500mg
  • Từ 4 đến 6 tuổi: Mỗi ngày 600mg
  • Từ 7 đến 9 tuổi: mỗi ngày 700mg
  • Từ 10 – 11 tuổi: mỗi ngày 1000mg
  • Từ 11 – 24 tuổi: Mỗi ngày 1200mg

Dấu hiệu thiếu Canxi ở trẻ

Hiện nay tùy vào mức độ thiếu hụt canxi ở trẻ mà mỗi trẻ có những dấu hiệu khác nhau, nhưng dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất:

Với trẻ bị thiếu Canxi nhẹ

Trẻ thường có dấu hiệu giật mình kèm theo cơn khóc thét, bị cơ cứng toàn thân và đỏ mặt tím tái. Những cơn khóc này có thể kéo dài nhiều giờ hoặc có thể là suốt đêm.

Với trẻ bị thiếu Canxi nặng

  • Trẻ sẽ toát nhiều mô hôi nhất là khi ngủ
  • Trẻ bị rụng tóc thành đường hình vành khăn sau gáy
  • Toát nhiều mô hôi ngay cả khi ngủ và thức
  • Trẻ bị co thắt thanh quản khiến cho trẻ bị nấc cụt, khó thở
  • Bú kém
  • Tóc bị rụng nhiều sau gáy, vị trí đầu nằm nhiều bị bẹp hoặc thậm chí hóp lệch 1 bên
  • Tim đập nhanh, lồng ngực đỏ, hơi thở gấp dẫn đến nghẹt thở.

Trẻ bị thiếu Canxi là do nguyên nhân nào?

Thực tế thì trẻ bị thiếu Canxi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các mẹ có thể tìm hiểu những cách bổ sung cho trẻ sơ sinh phù hợp

  • Có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không được cung cấp đủ Canxi trong thực đơn hàng ngày ở trẻ
  • Cơ thể bị thiếu vitamin D do không được tắm nắng phù hợp
  • Do di chứng của tiểu đường, ngộ độc thai nghén trong thời gian mang thai
  • Trẻ bị ngạt hoặc bị thiếu oxy trong quá trình sinh nở
  • Trẻ bị thiếu canxi do có dị tật ở tuyến giáp.

Hướng dẫn cách bổ sung Canxi cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Mặc dù là một thành phần rất quan trọng trong cơ thể nhưng chúng không thể tự tổng hợp được mà phải được sử dụng từ những nguồn bên ngoài. Với những trẻ càng lớn thì nhu cầu nạp canxi vào cơ thể càng cao. Mẹ có thể bổ sung thêm canxi cho bé ngay giai đoạn sơ sinh. Cần lưu ý là việc bổ sung canxi dư thừa hay không đúng cách thì có thể gây ra nguy cơ biến chứng nguy hiểm như đau xương, táo bón và vôi hóa thận.

Ngoài Canxi thì bố mẹ cũng cần phải chú ý trong việc bổ sung Vitamin D đầy đủ cho bé giúp cho bé hấp thụ canxi tốt nhất. Trên thực tế thì bố mẹ không nên tự ý sử dụng những sản phẩm thuốc để bổ sung Canxi cho bé, trước khi sử dụng phải được sự cho phép của bác sĩ. Với trẻ sơ sinh thì nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ sữa mẹ, đồng thời cũng là nguồn Canxi rất hiệu quả. Do vậy mà dinh dưỡng ở người mẹ là vô cùng quan trọng. Để bổ sung canxi cho bé đúng cách thì việc đầu tiên là mẹ cần phải cải thiện chế độ dinh dưỡng cho mẹ với những thực phẩm giàu canxi như:

Bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ phát triển khỏe mạnh

 

  • Một số loại rau xanh như: Rau cải thìa, rau chân vịt, cải bó xôi hay rau cải xoăn
  • Một số loại ngũ cốc và hạt bao gồm: hạt mè, hạt đậu, hạt điều, gạo quả óc chó…Sữa và một số sản phẩm từ sữa bao gồm nước cam, lòng đỏ trứng, sữa chua, phô mai…
  • Một số loại thủy hải sản bao gồm cua, tôm, sò, ốc hến…
  • Có thể bổ sung vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng buổi sáng cho bé hoặc buổi chiều muộn bởi đây là thời điểm mà mặt trời cung cấp nhiều vitamin D cho cơ thể nhất, hãy cho trẻ mặc quần áo mòng để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hiệu quả.

Về chế độ dinh dưỡng ở phụ nữ thời kỳ cho con bú rất quan trọng trong cách bổ sung cho trẻ sơ sinh. Theo khuyến cáo thì phụ nữ đang cho con bú cần được dùng 1000mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên chính bởi việc chế độ ăn uống kiêng khem nhiều nên dẫn đến tình trạng thiếu Canxi sau sinh. Do vậy để tránh tình trạng này thì các mẹ có thể dùng các loại thuốc bổ sung canxi, có thể tham khảo chỉ định bác sĩ để nắm được dùng thuốc phù hợp đúng cách.

Nguyên tắc bổ sung canxi cho trẻ đúng cách

Thời điểm bổ sung canxi tốt nhất

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bổ sung canxi tốt nhất cho bé vào buổi sáng sớm, khoảng sau bữa ăn 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Bởi đây là thời điểm bắt đầu một ngày mới, giúp bé được bổ sung canxi vào thời điểm này, trẻ sẽ có đầy đủ năng lượng để vận động cả ngày đồng thời ảnh hưởng rất tích cực cho việc hấp thu canxi trong cơ thể. Bên cạnh đó mẹ hãy cho bé ra ngoài khoảng từ 6 – 8 giờ sáng thì khoảng thời gian của bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tốt hơn để tổng hợp Vitamin D3 hỗ trợ rất tốt cho quá trình hấp thu canxi trong cơ thể.

Mẹ cần lưu ý không nên bổ sung canxi cho bé vào chiều hoặc tối. Việc ít vận động sẽ khiến cho bé bị giảm khả năng hấp thu canxi, gây ra tình trạng lắng cặn canxi, dẫn đến trẻ bị táo bón hay bị vôi hóa thành mạch hoặc bị sỏi thận.

Về việc chọn loại canxi dễ hấp thu nhất

Nhiều bố mẹ lo lắng về việc bổ sung canxi cho bé thường gây nóng trong và táo bón…Nhất là khi lượng canxi bổ sung vào cơ thể mà không được dùng vào mục đích chính thì sẽ làm tăng nồng độ canxi trong máu hay lắng cặn do không hấp thu được hết. Từ đó sẽ hình thành vôi hóa ở thành mạch máu hay sỏi thận do người bệnh không bài tiết được lượng canxi dư thừa ra ngoài cơ thể.

Theo đó mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm giàu canxi như: Các loại rau màu xanh đậm bao gồm cải chíp, rau bina, súp lơ…, một số loại hoa quả là cam quýt…hay các loại đậu hạt, trứng, sữa tảo biển…Trong đó thì tảo biển được xem là nguồn bổ sung hàm lượng canxi tự nhiên rất tốt , giúp cho trẻ phát triển chiều cao hiệu quả. Chính bởi sự hấp thu đủ lượng canxi trong cơ thể do vậy mẹ không lo bé gặp phải tình trạng táo bón, nóng trong, sỏi thận hay vôi hóa thành mạch như sử dụng những loại canxi thông thường

Kết hợp bổ sung canxi từ vitamin D3 và Vitamin K2

Trong khi vitamin D3 có khả năng giúp hấp thụ canxi vào xương tốt hơn, làm giảm tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng thì vitamin K2 có vai trò gắn canxi vào xương, đồng thời tham gia quá trình tạo xương trong cơ thể. Từ đó giúp hạn chế được tình trạng vôi hóa thành mạch do sự dư thừa canxi.

Bài viết trên đây hi vọng giúp bạn đọc tìm hiểu về cách bổ sung canxi cho trẻ an toàn và hiệu quả. Bố mẹ cần lưu ý việc bổ sung canxi cho trẻ bằng thuốc thì nhất định phải được sự cho phép của bác sĩ. Chúc bé yêu phát triển khỏe mạnh!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990