Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tróc da đầu ngón tay là bệnh gì? Cách chữa như thế nào?

Cập nhật: 13/02/2020 11:27 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh tóc da đầu ngón tay tay là bệnh rất thường gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc phải nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng bệnh này và có cách điều trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân khiến cho trẻ em bị tróc da đầu ngón tay

Tình trạng tróc da đầu ngón tay ở trẻ em có thể đi kèm với những vấn đề ngoài da khác như da khô nứt nẻ, phát ban, nổi mề đay…Theo các dược sĩ của các Trường Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch thì bệnh có thể do những nguyên nhân chính dưới đây:

Bong tróc da tay ở trẻ em

Tham khảo thêm: Chóng mặt khi nằm xuống có sao không? Điều trị như thế nào?

Do tác động của môi trường: 

  • Nguyên nhân môi trường khiến cho trẻ bị tróc da đầu ngón tay thì không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh cần phải thay đổi điều kiện sống và sinh hoạt để cải thiện được bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản bao gồm mà bạn đọc cần nắm rõ:
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết hanh khô là điều kiện thuận lợi cho những mảng da đầu ngón tay bị bong tróc
  • Do rửa tay nhiều: Rửa tay thường xuyên giúp bạn tránh được sự lây lan của vi khuẩn. Thế nhưng việc làm này cũng có thể khiến cho da bị khô nhiều hơn, dễ bị bong tróc dẫn đến tình trạng bị nứt nẻ da.
  • Ảnh hưởng từ tia cực tím: Trẻ em rất dễ bị khô da, đổ và bị mềm ra trước khi bị bong tróc da. Tuy nhiên hầu hết tình trạng này không quá nghiêm trọng và có thể giải quyết trong vài tuần.
  • Mút ngón tay: Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải chứng bong tróc da ở đầu ngón tay. Đó có thể là do trẻ hay mút tay khiến cho da bị mềm, dễ bị lở loét nhất là ở ngón cái.

Do dị ứng

Một số bệnh dị ứng phổ biến gây tróc da đầu ngón tay ở trẻ em:

  • Viêm da tiếp xúc: Bệnh lý khiến cho da ở đầu ngón tay trẻ bị bong tróc do tiếp xúc với những chất dị ứng như xà phòng, nước hoa
  • Bệnh chàm ở ngón tay: Tình trạng bệnh lý khá phổ biến này có thể khiến cho trẻ em bị bong tróc đầu ngón tay. Tuy nguyên nhân này vẫn chưa được xác định thế nhưng bác sĩ tin rằng những chất kích ứng như chất tẩy rửa, xag phòng đều là yếu tố gây bệnh.
  • Bệnh á ừng: Bệnh này thường xảy ra ở trẻ em từ 5 – 12 tuổi gây ra hiện tượng bong tróc và chảy máu da khiến cho da tay bé luôn trong tình trạng khô. Bệnh á sừng không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng cũng rất khó để điều trị dứt điểm.
  • Bên cạnh đó những loại thực phẩm, vitamin hay thuốc uống bổ sung …hay tác nhân dị ứng cũng dẫn đến tình trạng bệnh bong tróc da ở đầu ngón tay ở trẻ em.

Do bệnh lý truyền nhiễm

Nhiều người lo lắng tróc da đầu ngón tay là bệnh gì thì ngoài những nguyên nhân trên, một số bệnh lý cũng làm cho tình trạng bệnh ở lên nặng nề hơn như:

  • Bệnh vảy nến: khiến cho da bị viêm, bong tróc và đỏ. Bệnh xuất hiện khá phổ biến ở đầu gối hay khuỷu tay nhưng triệu chứng có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào trên có thể, kể cả đầu ngón tay
  • Bệnh Kawasaki: Đây là tình trạng khá hiếm gặp thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Người bệnh xuất hiện triệu chứng đi kèm như sốt kèo dài trên 5 ngày. Theo đó bệnh Kawasaki cũng cần phải được điều trị đúng lúc kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tim mạch và tử vong.

Một số bệnh lý truyền nhiễm

Đây cũng là nguyên nhân gây bóng tróc da đầu ngón tay:

  • Bệnh sởi
  • Sốt phát ban
  • Nhiễm nấm Candida
  • Bệnh bạch cầu đơn thân
  • Nhiễm trùng nấm Tinea
  • Hội chứng bỏng da do tụ cầu
  • Nhiễm virus

Một số bệnh lý nghiêm trọng khác

  • Ung thư da,
  • Bệnh bạch cầu cấp tính
  • Viêm màng não do nhiễm vi kuaanr
  • Hoại tử thượng bì nhiễm độc
  • Hội chứng Stevens- Johnson…

Hướng dẫn cách điều trị an toàn tình trạng bong tróc da đầu ngón tay ở trẻ

Bảo vệ da đúng cách cho trẻ em

Đa số tình trạng trẻ em bị bong tróc da đầu ngón tay là bình thường, bố mẹ không cần quá lo lắng. hãy tham khảo một số biện pháp chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn dưới đây để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.

Tắm đúng cách:

  • Không nên cho bé tắm quá lâu, nhất là với nước nóng bởi nó sẽ làm mất đi lượng dầu tự nhiên trên da của bé. Thường thời gian tắm thích hợp nhất là từ 5 – 10 phút, hay sử dụng nước ấm thay vì nước nóng. Ngoài ra hãy sử dụng loại xà phòng riêng cho bé tốt nhất là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Bảo vệ da bé phù  hợp: Hãy tránh không khí lạnh hay gió mạnh ngoài trời. Đặc biệt vào mùa đông để giúp bé mang găng tay, tất ấm hay vải lụa cotton giúp tránh những tác nhân bên ngoài
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí: tốt nhất là trong phòng ngủ cho bé để hạn chế tình trạng khô da và chàm tay.
  • Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp: Hãy trành những sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh hay hóa chất có thể gây hại đến làn da của bé. Không nên sử dụng các loại nước hoa hay sản phẩm có mùi thơm lên da bé, đặc biệt là các loại mỹ thẩm thường dùng cho người lớn.
  • Nếu như áp dụng những biện pháp điều trị trên mà không cải thiện được tình trạng bong tróc da đầu ngón tay bé thì hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.

Thông tin về bài viết bong tróc da đầu ngón tay vừa được chúng tôi giải đáp trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990