Ho ở trẻ em là một phản ứng thông thường của cơ thể giúp bé bảo vệ sức khỏe, nhưng ho có nhiều loại phân biệt dựa vào các triệu chứng ho. Nhưng đôi khi ho còn là một trong những dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm. Do vậy bố mẹ cần phải tìm ra cách trị ho dứt điểm ở trẻ em càng sớm càng tốt.
Trẻ em bị ho không phải là những điều xa lạ, nhất là vào mùa đông hanh khô thời tiết sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự hô hấp của trẻ. Ho thường là biểu hiện giúp cơ thể tống nhưng vi khuẩn, vi trùng, đờm, nước mũi…ra khỏi phế quản để bảo vệ phổi và họng. Tuy nhiên khi ho kèm theo một vài biểu hiện khác thì bố mẹ cần lưu ý, bởi rất có thể trẻ đang mắc phải những căn bệnh như viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi hay viêm mũi họng.
Do vậy bố mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về nguyên nhân gây ho ở trẻ em để có cách trị ho đúng nhất.
Bài viết tham khảo:
Nguyên nhân bệnh ho ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho. Trong bài viết này, thầy cô các trường Cao Đẳng Dược Hồ Chí Minh sẽ chia sẻ một số nguyên nhân phổ biến nhất:
Nguyên nhân ho từ đường hô hấp trên của trẻ
Khi đường hô hấp trên của trẻ bị ảnh hưởng có thể gây nên một số bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan. Biểu hiện của bệnh là trẻ ho gà, ho có đờm do dịch tiết ra từ xoang hoặc mũi sau
Nguyên nhân ho từ đường hô hấp dưới của trẻ
Một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới là: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi mà có những dấu hiệu là ho khan, ho có đờm và khản tiếng.
Nguyên nhân ho của trẻ không phải do bệnh lý
Một vài trẻ em ho do những nguyên nhân như: ho do dị ứng, ho do bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các tác nhân vật lý, hóa học… như mùi khói thuốc lá, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm.
Phân loại hiện tượng ho ở trẻ em
Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh ho ở trẻ em trên thì có thể thấy được các bệnh ho mà trẻ thường gặp nhất như:
Ho gà
Bệnh ho gà ở trẻ em có những triệu chứng giống như bị cảm lạnh, ho nặng hơn vào ban đêm và phát ra những âm thanh rít, có hiện tượng khó thở và trở lên tím tái do thiếu oxy.
Ho khan
Ho khan do một số nguyên nhân như cảm cúm và cảm lạnh, viêm phế quản hoặc viêm phổi. Ngoài ra, khi trẻ tiếp xúc với thuốc lá từ người lớn cũng rất có thể gây nên tình trạng bệnh như trên. Biểu hiện của ho khan là ho ngắt quãng, rát họng…
Ho có đờm
Nguyên nhân gây nên hiện tượng ho có đờm là viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và bệnh hen suyễn. Thông qua những cơn ho có thể giúp trẻ loại bỏ được chất nhầy ra khỏi cơ thể thông qua đường hô hấp dưới.
Các cách trị ho ở trẻ em dứt điểm như thế nào?
Dựa vào những nguyên nhân và cách phân loại bệnh ho ở trẻ em vừa được nêu ở trên thì với mỗi một tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, sẽ có những phương pháp chữa bệnh khác nhau.
Nên làm gì khi trẻ bị ho
Ho gây nên không ít những lo lắng với mỗi bố mẹ nhưng không phải ai cũng có nhiều kinh nghiệm để phát hiện ra các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ.Vậy trẻ bị ho thì phải làm sao? Trước tiên là bố mẹ nên thay đổi cách chăm sóc trẻ bằng những cách dưới đây:
Tăng cường sức đề kháng của trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bên cạnh đó nên cung cấp đủ nước cho trẻ hàng ngày và nước điện giải.
Xông hơi cho trẻ cũng là một phương pháp tốt nếu như trẻ bị ho có đờm. Tốt nhất cho trẻ xông hơi bằng lá xả, bưởi chanh giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và cơ thể nhanh khỏe chống lại bệnh tật.
Những phương pháp dân gian trị ho cho trẻ
Nếu bố mẹ kiên trì thực hiện những mẹo dân gian này có thể giúp trẻ vượt qua cơn ho dễ dàng và hiệu quả.
- Quất
Quất là một trong bài thuốc trị ho ở trẻ em đơn giản, dễ làm mà bà mẹ nào cũng có thể biết đến. Sử dụng quất hàng ngày có thể giúp trẻ nhanh chóng giảm bớt các cơn ho.
Cách thực hiện: chuẩn bị nguyên liệu 2 – 3 quả quất rửa sạch rồi cắt ngang cả vỏ và hạt vào bát mật ong hoặc đường phèn rồi hâm cách thủy cho đến khi chín. Sau đó đợi nguội rồi bỏ hạt và cho trẻ uống, ngậm hàng ngày.
- Chanh đào mật ong, đường phèn
Đối với mỗi gia đình có con nhỏ trong nhà nên có ít nhất một lọ ngâm chanh đào mật ong hoặc đường phèn để phòng các triệu chứng ho ở trẻ nhất là khi mùa đông về. Đây là cách làm được rất nhiều bố mẹ lựa chọn.
Cách thực hiện: chuẩn bị một cân chanh đào với 1,4 lít mật ong hoặc đường phèn. Ngâm trong vòng 3 tháng. Nếu trẻ có biểu hiện do do thời tiết, ho khan, có đờm đều có thể sử dụng được. Nên dùng mỗi ngày nhiều lần để tăng hiệu quả, nhất là vào buổi sáng.
Nếu bạn chưa kịp thời gian làm thì hãy sử dụng cách hấp chanh đào mật ong hoặc đường phèn theo hướng dẫn: thái lát chanh ngâm mật ong rồi hấp cách thủy. Mỗi ngày cho trẻ ngậm lát chanh nhiều lần trong ngày. Sau 2,3 ngày là có thể giảm hết các triệu chứng ho.
- Củ nghệ tươi
Nghệ là một trong những loại có tính kháng khuẩn rất tốt. Việc sử dụng nghệ chữa ho cũng là một trong những cách mang lại hiệu quả cao.
Cách thực hiện: Củ nghệ tươi giã nhỏ cho vào cốc nước có hòa đường phèn. Sau đó chưng cách thủy 10 phút rồi cho trẻ uống, mỗi lần uống ½ thìa cafe mỗi ngày 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Có nên trị ho ở trẻ em bằng thuốc
Có rất nhiều bố mẹ khi thấy trẻ bị ho thường nôn nóng cho trẻ dùng kháng sinh để nhanh khỏi bệnh. Trên thực tế thuốc có tác dụng nhanh nhưng lại gây rất nhiều tác hại như phá hỏng sức đề kháng của trẻ và còn hay bị nhờn thuốc khiến cho trẻ rất dễ bị tái phát và bệnh càng kéo dài hơn. Khi sức đề kháng của trẻ bị hạn chế thì trẻ rất dễ bị mắc bệnh và khả năng chiến đấu với bệnh tật thấp khiến trẻ ngày càng bị nặng hơn.
Thầy cô trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch khuyến cáo rằng, bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi trẻ bị ho, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 4 tuổi. Đối với trẻ từ 4 – 6 tuổi cần sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ.
Đối với trẻ trên 6 tuổi bị ho, bố mẹ có thể sử dụng thuốc ở quầy thuốc nhưng cần lưu ý thực hiện theo đúng liều dùng và cách dùng ghi trên bao bì. Không nên cho trẻ dùng hai loại thuốc khác nhau cùng thời điểm bởi mỗi thuốc có những thành phần hoạt chất khác nhau, có khả năng bị tương tác và những tác dụng phụ không mong muốn.
Khi thấy những biểu hiện ho ở trẻ em dưới đây, bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay lập tức để hạn chế những biến chứng khó lường:
- Trẻ bị ho kèm theo nôn mửa
- Trẻ có biểu hiện khó thở, thở không ra hơi, da và môi tím tái
- Bố mẹ thấy trẻ có dị vật kẹt trong họng.
- Trẻ bị sốt cao trên 40 độ
Nếu thấy bất kỳ triệu chứng ho ở trẻ em có những dấu hiệu bất thường nào bố mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trên đây là những thông tin cần thiết về ho ở trẻ em, hi vọng những thông tin này sẽ giúp bố mẹ trang bị những kiến thức về sức khỏe thật tốt khi con bị ho. Nếu có băn khoăn thắc mắc nào, bố mẹ hãy để lại câu hỏi bên dưới để được giải đáp nhé.