Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Histamin là gì? Histamin có trong thực phẩm nào?

Cập nhật: 09/03/2020 16:18 | Người đăng: Lường Toán

Histamin là gì? Chúng có tác dụng gì với cơ thể? Những câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Để hiểu rõ hơn về sự hình thành Histamin trong cơ thể thì mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Histamin là chất gì?

Histamin được biết đến là một chất trung gian trong sốc phản vệ và phản ứng dị ứng. Chúng được hình thành tại các mô trong cơ thể nhưng không được phân bố đồng đều. Histamin được dự trữ nhiều trong những tế bào mast tại các mô và trong các hạt bài tiết của những tế bào ưa kiềm. Bởi vậy mà Histamin thường xuất hiện chủ yếu trong các mô phổi, ruột, da, đó là nơi những tế bào mast xuất hiện tương đối nhiều.

Thông tin tổng quan về Histamin

>>Xem thêm: Đau thượng vị cảnh báo bệnh gì?

Theo đó thì những loại thuốc kháng Histamin đóng vai trò đối kháng cạnh tranh với những thụ thể Histamin tại tế bào địch, chúng không gắn được với thụ thể nên không có tác dụng trên tế bào.

Hiện nay có hai loại thuốc kháng Histamin tương ứng với 2 loại thụ thể bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamin H1: thường được dùng để điều trị dị ứng
  • Thuốc kháng Histamin H2: thuốc chỉ có cạnh tranh với Histamin tại thụ thể h2 trong các tế bào dạ dày làm giảm dịch tiết vị nên thường được dùng để điều trị bệnh loét dạ dày, tá tràng.

Nguyên tắc khi sử dụng Histamin H1

Thuốc kháng Histamin H1 thường được dùng để điều trị triệu chứng ho, ngứa, nổi mề đay…nhưng không điều trị được nguyên nhân và không giúp bạn được điều trị bệnh khỏi hoàn toàn. Qua đó người bệnh cần phải tìm ra và loại trừ những tác nhân dị ứng như mỹ phẩm, thuốc, bụi, thời tiết hay thức ăn…thì mới tìm ra biện pháp điều trị bệnh. Việc sử dụng thuốc kéo dài, dùng nhiều đợt mới có khả năng hạn chế được tình trạng tái phát.

Ngoài ra thuốc kháng Histamin H1 thường được chỉ định dùng trong những chế phẩm điều trị triệu chứng ho, cảm cúm, sốt, sổ mũi và gây ra những tác dụng không mong muốn là ức chế thần kinh trung ương. Do vậy chống chỉ định dùng thuốc Histamin H1 khi đang làm việc trên cao, đang lái xe hoặc những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo.

Thuốc Histamin H1 thường được chỉ định trong trường hợp bị mất ngủ. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, không được kéo dài nhất là với trẻ em bởi thuốc có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ.

Trong thời gian mang thai thì có đến khoảng 1/3 nữ giới gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mề đay hay chạm nặng lên. Bởi vậy cần được chỉ định dùng thuốc dị ứng, tuy nhiên phụ nữ thời kỳ này thường được khuyến cáo dùng thuộc có đầy đủ bằng chứng về độ an toàn.

Đa số những loại thuốc kháng Histamin H1 thì đều có nhiều tác dụng phụ, do vậy phải được dùng đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Không được lạm dụng thuốc nhất là trẻ em và phụ nữ mang thai

Một số trường hợp bị dị ứng nặng, Histamin phóng ồ ạt thì còn được phối hợp với thuốc khác ngoài Histamin H1 như biện pháp hồi sức cấp cứu, thuốc trợ tim mạch và kèm thở oxy nhằm hỗ trợ hô hấp.

Lưu ý không được uống rượu bia, chè, cà phê trong thời gian sử dụng thuốc Histamin nói chung. Chỉ nên dùng thuốc kháng Histamin trong thời gian ngắn, khi những triệu chứng giảm hẳn thì hãy ngưng thuốc không nên kéo dài để tránh tình trạng phụ thuộc vào thuốc.

Histamin có trong thực phẩm nào?

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Dược TP Hồ Chí Minh, với những người có cơ địa dị ứng thì nên chú ý đến những thực phẩm có chứa hàm lượng Histamin cao như:

Cá nói riêng và hải sản nói chung đều là những thực phẩm có chứa hàm lượng Histamin rất cao. Nhất là với những loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích…Nếu không được cấp đông tốt nhất là khi đánh bắt xong, việc bảo quản lạnh kém rất dễ khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Qua đó sẽ biến đổi axit amin Histidine thành Histamin gây độc cho cơ thể.

Histamin tồn tại trong thực phẩm gây ngứa ngáy

Những thực phẩm làm từ sữa

Đa số những bệnh nhân dị ứng thực phẩm đều do kích hoạt protein trong chế phẩm làm từ sữa như kem, sữa chua, pho mát…Khi bạn đã bị nổi mẩn sau khi dùng thực phẩm trên thì cần phải ngừng ngay và tránh xa. Nếu là những loại sữa tách kem và sản phẩm sữa ít béo cũng không được khuyến cáo dùng.

Một số loại hạt

Ngoài những thực phẩm trên thì các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, đậu phộng..đều có thể khiến cho tình trạng kích ứng trở lên nghiêm trọng hơn, bao gồm cả những loại hạt đóng gói. Cách tốt nhất nếu muốn ăn thì người có cơ địa mẫn cảm nên thử và chủ động tránh thực phẩm này nếu cảm thấy không cần thiết.

Một số thực phẩm lên men

Những thực phẩm lên men như nước nắm, tương, nước sốt, rượu, bia…đều có chứa hàm lượng Histamin lớn khiến cho người có cơ địa dị ứng dễ bị nổi mẩn khi dùng phải. Do vậy người bệnh nên cẩn thận sử dụng những thực phẩm này.

Ngoài ra, những yếu tố gây dị ứng trong thực phẩm còn bao gồm chất bảo quản, chất tạo màu, chất phụ gia trong thời gian chế biến. hãy tránh sử dụng nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc và đảm bảo về quy trình chế biến thực phẩm vệ sinh an toàn.

Trên đây là bài viết nhằm giải đáp Histamin là gì? Nếu có thắc mắc nào bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990