Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đau thượng vị dạ dày là bệnh gì? Mẹo chữa đau thượng vị dạ dày

Cập nhật: 07/03/2020 14:02 | Người đăng: Lường Toán

Đau thượng vị xuất phát do nhiều nguyên nhân, có thể là do một số bệnh lý về đường tiêu hóa cũng có thể do bệnh lý ngoài đường tiêu hóa. Những thông tin về tình trạng đau thượng vị dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhằm có hướng giải quyết điều trị tình trạng khó chịu cho người thân và chính mình.

Đau thượng vị là gì?

Đau thượng vị là gì?

>>Xem thêm: Chụp MRI để làm gì? Có ảnh hưởng gì không?

Vùng thượng vị được giới hạn là phía dưới xương ức ở dưới là vùng quanh rốn và hai bên mạn sườn. Đau thượng vị là một triệu chứng rất thường gặp, có khi chỉ là cơn đau đơn thuần nhưng lại không có tình trạng đau thượng vị kết hợp với những triệu chứng khác như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua…Tuy nhiên triệu chứng về đường tiêu hóa và đau thượng vị cũng có thể kèm theo những triệu chứng về tim mạch như căng tức ngực, khó thở, ho khan, phù chân. Bởi vậy có thể thấy nguyên nhân đau thượng vị khá đa dạng và cũng rất khó xác định. Tùy thuộc vào những triệu chứng của bệnh kèm theo và những tiền căn của người bệnh mới xác định được những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.

Đau thượng vị là bệnh gì?

Phụ thuộc vào đặc tính của các cơn đau, hướng lan, vị trí đau, diễn biến và những biểu hiện đi kèm khác cùng với khả năng đáp ứng với thuốc mà người bệnh có thể xác định được những bệnh lý gây ra tình trạng này.

Đau dạ dày

Một số bệnh lý đường tiêu hóa, trong đó đau dạ dày là tình trạng phổ biến nhất. Trong đó đau thượng vị có tính chất liên quan đến bữa ăn, tình trạng đau khởi phát và tăng lên sau khi người bệnh ăn no hoặc khi đói. Tình trạng đau thượng vị khi đó thường là người có thói quen bỏ bữa, ăn uống không điều đó, ăn nhiều chất chua cay, cũng như thường xuyên uống rượu, bia, thuốc giảm đau, những bệnh nhân hay gặp phải tình trạng căng thẳng, lo lắng. Không chỉ có cảm giác đau quằn quại tại vùng xương ức, người bệnh còn kèm theo triệu chứng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn ói, cồn cào, khó chịu.

Với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng mạn tính cũng đều có thể dẫn đến những biến chứng hẹp môn vị bởi những cơn đau âm ỉ thường xuất hiện sau khi ăn. Người bệnh sẽ không có cảm giác đói, khó tiêu từ đó thêm dấu hiệu ăn kém và chán ăn. Cơn đau bệnh chỉ có thể thuyên giảm khi người bệnh nôn ra được hết những thức ăn cũ hay kéo dài bệnh, khiến bệnh nhân bị khó chịu, cáu gắt hay luôn mang bộ mặt bi quan, chán nản.

Thủng dạ dày

Một trong những biến chứng khác của loét dạ dày đó chính là thủng dạ dày bao gồm những triệu chứng sau: bụng cứng như gỗ, đau thượng vị như có dao đâm. Người bệnh phải nằm co chân hoặc luôn cúi khom lưng. Trường hợp thủng dạ dày vào mạch máu, có thể khiến cho bệnh nhân bị mất máu, sốc và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Một số bệnh lý về gan – mật

Xuất hiện các cơn đau quặn: Tình trạng đau cơn hạ sườn phải hoặc đau thượng vị lan ra sau lưng hay lên vai, kèm theo tình trạng nôn mửa.

Viêm túi mật cấp hay viêm đường mật bao gồm: đau, sốt, vàng da

Áp xe gan: Tình trạng đau, sốt, gan to, rung gan, ấn vào kẽ sườn đau và có thể bị sốc, nhiễm khuẩn huyết…

Viêm tụy cấp

Bao gồm đau thượng vị buồn nôn liên tục, chướng bụng, có thể kèm theo triệu chứng sốt.

Viêm tụy mạn tính

Theo các dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, tình trạng đau kéo dài âm ỉ, người bệnh có kèm theo tình trạng hội chứng suy dinh dưỡng, kém hấp thu.

Một số bệnh lý khác

Ngộ độc thức ăn: Tình trạng đau thượng vị khởi phát đột ngột, giảm đau sau khi nôn hoặc đại tiện, nôn và buồn nôn, chướng bụng kèm theo tình trạng tiêu chảy. Cần phải theo dõi tiền sử chế độ ăn uống của người bệnh trước đó.

Viêm ruột thừa: khởi phát là đau thượng vị kèm theo tình trạng sốt nhẹ trước khi di chuyển xuống hố chậu phải. Tình trạng này khó chẩn đoán do vậy rất dễ bị bỏ sót.

Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn: Tình trạng đau thượng vị lan ra khắp bụng, kèm theo tình trạng sốt cao, đại tiện lỏng lẫn máu và chất nhầy. Sau đó có thể gây ra nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.

Do một số bệnh lý người đường tiêu hóa

Một số tạng phía trên ổ bụng có thể gây ra tình trạng đau thượng vị như màng phổi, phổi, tim, động mạch chủ hay cơ hoành, và lớp cơ ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng. Với những bệnh nhân bị suy tim nặng, khiến cho gan bị sưng to, ứ huyết làm cho vùng thượng vị bị căng tức . Trường hợp người bệnh bị viêm phổi thùy dưới, viêm màng phổi vùng hoành và áp xe phổi, viêm và áp xe trung thất, cơ hoành cũng có biểu hiện đau thượng vị.

Mẹo chữa đau thượng vị dạ dày

Chữa đau thượng vị dạ dày hiện nay không chỉ được điều trị khỏi bằng thuốc mà còn rất nhiều bài thuốc dân gian khác. Nếu như thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ thì những bài thuốc dân gian mang lại hiệu quả tốt mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Bởi vậy người bệnh có thể tham khảo thông tin cách chữa đau thượng vị dạ dày dưới đây để có biện pháp áp dụng kịp thời.

Đau thượng vị có thể lan ra sau lưng

Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì?

Một số thực phẩm bảo vệ dạ dày có chức năng dưới đây:

Chuối

Đứng đầu danh sách những thực phẩm thân thiện với dạ dày đó là chuối. Loại thực phẩm này có khả năng trung hòa axit rất tốt ngay cả khi axit vượt ngưỡng cho phép trong dạ dày. Từ đó làm giảm nguy cơ bị viêm và sưng tấy đường ruột. Trong chuối có chứa thành phần chính là chất kali giúp giảm huyết áp, khống chế được lượng natri làm tổn hại mạch máu. Bên cạnh đó chất Pectin trong chuối được xem là dạng chất xơ hòa tan có lợi với những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, hay mắc phải chứng táo bón, tiêu chảy.

Những loại thực phẩm thô

Một số chuyên gia khuyến cáo những thực phẩm thô giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng với những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, hay gặp phải chứng bệnh về đau và loét dạ dày. Một số thực phẩm thô hay những hạt toàn phần như gạo lứt, nếp lứt và các loại đậu…một số hạt có chứa chất béo như mè, hạt bí, hạt điều còn có nguyên lớp màng ngoài hạt…Những thực phẩm thô có chứa thành phần chất xơ, chất khoáng và sinh tố nhóm B rất cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa thức ăn. Bên cạnh đó chất thô còn chứa nhiều chất chống oxy hóa quan trọng nhằm bảo vệ lớp màng tế bài trong thành của dạ dày.

Táo

Một loại trái cây giúp bôi trơn hệ tiêu hóa đồng thời giảm chứng bệnh tiêu chảy, cung cấp Ka, cal cho cơ thể. Bên lớp ngoài của vỏ táo có chứa Pectin – là một loại sợi thiên nhiên, có tính hòa tan, khi gặp nước sẽ giãn nở đồng thời thúc đẩy hoạt động của dạ dày, giúp cho quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi hơn

Bên cạnh đó có thể áp dụng những thực phẩm khác tốt cho bệnh như gừng, trà thảo dược, nước dừa, sữa chua, lá nguyệt quế, đậu bắp…trong chế độ hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đau thượng vị kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho dạ dày được kể đến ở trên đây thì người bệnh cũng nên chú ý chế độ ăn không tốt cho bệnh nhân như sau:

  • Những thức ăn không tăng tiết axit dịch vị
  • Như ở trên đã nói, đau thượng vị có thể do dịch vị được tiết ra trong dạ dày quá nhiều. Do vậy nếu cứ tiếp tục sử dụng những thực phẩm này thì càng khiến bệnh nhân nghiêm trọng hơn, do tần suất xuất hiện những cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn như:
  • Những thực phẩm chế biến sẵn, khó tiêu như lạp xưởng, mực khô, xúc xích, dăm bông
  • Những loại trái cây chua, nhiều axit như cam, xoài chanh
  • Thực phẩm có chứa nhiều chất béo và dầu mỡ
  • Rượu bia và chất kích thích

Một số loại có chứa chất kích thích, rượu, bia thuốc lá đều là những thực phẩm mà bệnh nhân bị đau thượng vị không nên sử dụng nếu như muốn những cơn đau hạn chế xuất hiện. Bởi chúng là những nguyên nhân ức chế màng nhầy bảo vệ niêm mạc, gây kích thích điều tiết axit dạ dày gây viêm. Từ đó khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau tức vùng ngực, nhất là thượng vị.

Chế độ ăn uống hợp lý

Để làm giảm những cơn đau do thượng vị gây nên thì người bệnh cũng cần phải chú ý đến vấn đề sau đây:

  • Nên ăn chậm, nhai kỹ đảm bảo thức ăn được nghiền nhỏ trong dạ dày, giúp dạ dày không làm việc quá sức
  • Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên chú trọng sự thanh đạm, dễ tiêu hóa đồng thời đảm bảo chất dinh dưỡng tốt nhất chống bệnh
  • Chế độ sinh hoạt khoa học, không nên thức khuya, tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe
  • Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị. Tuy nhiên khi những cơn đau xuất hiện thường xuyên thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là thông tin liên quan về tình trạng đau thượng vị dạ dày. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn đọc sức khỏe! 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990