Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Gluten là gì? Chế độ ăn uống không chứa Gluten

Cập nhật: 10/07/2020 16:25 | Người đăng: Lường Toán

Gluten là một dạng protein khá phổ biến trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Mặc dù rất cần thiết cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng phù hợp và hiệu quả tốt. Dưới đây là những chia sẻ về Guten là gì? Những ai không nên dùng Gluten?

Gluten là gì?

Gluten được biết đến là một loại protein xuất hiện nhiều trong những loại ngũ cốc như bột mì, lúa mạch, yến mạch, lúa mì spenta,… dưới dạng hơi nhầy. Theo đó thì chất này thường được sử dụng dưới dạng chất làm đặc nhằm tạo độ kết dính, độ dẻo dai, đàn hồi, có thể được giãn nở cho bột trong làm bánh, được dùng trong chế biến bánh kẹo, súp và một số thực phẩm chay, thuốc, nước chấm …

Gluten là gì?

>>>Tham khảo thêm: Ruột non có cấu tạo, chức năng gì? U ruột non có dạng nào?

Hiện nay thì gluten thường được sử dụng trong việc tạo ra các loại bánh mì, Pasta và các loại mì,… Dù vậy thì không phải ai cũng có thể được sử dụng những sản phẩm có chứa Gluten kể trên, bởi nó có thể gây dị ứng và một phản ứng khác mà bạn cần lưu ý.

Một số lưu ý khi dùng gluten trong thực phẩm.

Một số người dị ứng bị dị ứng với Gluten thì không nên sử dụng những loại thực phẩm bao gồm lúa mì, mạch nha, lúa mạch,…Tốt nhất là nên tránh những loại thực phẩm này sẽ tốt hơn.

Những trường hợp trên thì tốt nhất bạn nên chọn các loại sản phẩm có in chữ “Gluten free” trên bao bì, bởi sẽ không chứa Gluten hoặc không chứa chất không có lợi cho cơ thể.

Tốt nhất bạn không nên lạm dụng khi sử dụng quá nhiều gluten trong công đoạn chế biến thực phẩm bởi nó có thể gây ra một số phản ứng phụ gây hại cho hệ tiêu hoá và đường ruột.

Dù vậy thì những thực phẩm có chứa Gluten free không phải sẽ tốt cho bất kỳ ai. Bởi lẽ với những sản phẩm không chứa Gluten nhằm giúp tạo độ dẻo cho một số sản phẩm như bánh quy, vỏ pizza, bánh mì  thì các nhà sản xuất thường sử dụng thêm các loại chất béo hay đường nhằm giúp cho khách hàng có cảm giác ngon miệng. Trường hợp này lại khiến làm tăng lượng calo đáng kể cho cơ thể.

Celiac được xem là dạng bệnh lý đường ruột xảy ra khi bị nhạy cảm với Gluten. Chúng có thể làm tổn thương màng ruột non, đồng thời làm ngăn chặn quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể, trong đó bao gồm một số chất dinh dưỡng tốt như: Chất béo, vitamin, protein, Canxi, carbohydrate … Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh celiac, thì việc sử dụng một lượng nhỏ Gluten cũng khiến cho cơ thể bị ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là có thể dẫn tới ung thư ruột. Với mỗi người đang thực hiện chế độ ăn Gluten Free được xem là rất quan trọng tuy nhiên cũng cần phải giám sát chặt chẽ.

Gluten cũng được xem là thành phần với nhiều công dụng cho sức khỏe. Dù vậy thì nguyên liệu này cũng rất dễ gây tổn thương đến sức khỏe của con người. Do vậy mỗi người dùng cần phải chú ý khi sử dụng Gluten trong chế biến, sản xuất thực phẩm.

Những loại thực phẩm chứa gluten nhiều nhất

Trên thực tế, rất nhiều loại thực phẩm có chứa Gluten xuất hiện trong lúa mạch, lúa mì, hoặc tiểu hắc mạch. Bên cạnh đó còn những thứ được sản xuất từ những loại hạt trên bao gồm lứa mì cứng,  cám, bulgur, bột graham,  couscous, Eikon, bột báng, faro, farina, lúa mì spenta, bột matzo, kamut. Những loại hạt này thường xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm như trong bánh mì, bánh ngọt, mì ống hay các loại ngũ cốc.

Trong chế biến thực phẩm cũng thường được bổ sung những loại hạt này. Bởi vậy mà bạn cần phải đọc kỹ thông tin trên nhãn mác nhằm giúp kiểm tra nguồn gluten. Theo đó thì các nhà sản xuất sẽ phải thay đổi những thành phần trong thực phẩm chế biến. Đó là lý do bạn nên kiểm tra thông tin trên mỗi loại loại thực phẩm trước khi dùng.

Dù vậy bạn cũng nên chú ý trong cách phát hiện gluten trong mỗi loại thực phẩm. Cụ thể là với những thực phẩm trong thành phần không có chứa lúa mì thì cũng không có nghĩa là không có gluten. Với những người bị dị ứng với Gluten thì tốt nhất không nên sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào mà không biết chắc là nó có chứa thành phần này hay không.

Ngoài ra, Gluten còn có thể xuất hiện ở bất kỳ loại sản phẩm nào mà bạn có thể chưa biết. Vậy Gluten có trong thực phẩm nào? Các bạn cùng theo dõi nhé:

Thực phẩm không chứa Gluten
  • Những đồ uống như bia và các loại thức uống có cồn khác
  • Một số thực phẩm chế biến sẵn: thịt xông khói, xúc xích, bánh mì
  • Một số loại hải sản
  • Nước chấm bao gồm: nước xốt, chất làm đặc hay nước xốt từ thịt, súp, nước tương hay nước sốt Marinade thường dùng để ướp thịt
  • Bánh thánh
  • Mạch nha, mạch nha hương liệu và mạch nha giấm
  • Thức ăn bổ sung như vitamin, thuốc bổ, thực phẩm chức năng,,,
  • Son môi, son nhũ hương hay son bóng
  • Bột nặn

Chế độ ăn uống không chứa Gluten như thế nào?

Với những chia sẻ của dược sĩ các Trường Cao Đẳng Dược HCM trên thì có thể thấy, không phải ai cũng được chỉ định sử dụng những sản phẩm có chứa Gluten. Do vậy mà người bệnh cần phải chú ý khi kết hợp thành phần này trong chế độ ăn uống của bạn. Đặc biệt với những đồ ăn có sẵn.

Gluten có chứa trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, do vậy nếu bạn chọn chế độ ăn uống này thì sẽ bị hạn chế tận hưởng một chế độ dinh dưỡng cân bằng lành mạnh bao gồm nhiều loại thực phẩm. Theo nghiên cứu thì có rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên không chứa gluten trong đó phải kể đến:

  • Sữa và những chế phẩm từ sữa như kem pho mát, phô mai, hay các loại sữa chua
  • Rau, củ, trái cây
  • Một số loại thịt, cá và gia cầm không được tẩm ướp các loại gia vị bao gồm nước xốt…
  • Gạo và một số loại hạt
  • Bột không có gluten như khoai tây, gạo, đậu nành, kê, lanh, sắn, lúa miến, và ngô bột…

Bên cạnh đó còn có khá nhiều những loại thực phẩm đều được nghiên cứu đã loại bỏ được thành phần gluten với mục đích thay thế cho những loại thực phẩm có chứa gluten. Trong số đó còn có những thực phẩm có chứa bánh mì, mì, thực phẩm nước hay các nước xốt và không chứa gluten có thể được sử dụng. Những thực phẩm này không hề hiếm và được bán nhiều trên Internet, hay những cửa hàng tiện lợi quanh khu vực sinh sống. Do vậy bạn không cần phải lo lắng nếu không may bị dị ứng với thành phần này có trong thực phẩm.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về Gluten và chế độ ăn uống không Gluten. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990