Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Giải đáp: Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả? Cần lưu ý những gì

Cập nhật: 17/02/2020 11:34 | Người đăng: Lường Toán

Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả? Câu hỏi này nhận được không ít sự quan tâm của người bệnh. Với những xét nghiệm máu tổng quát thì thường có kết quả ngay trong ngày với những xét nghiệm cơ bản như bạch cầu, hồng cầu hay những triệu chứng viêm nhiễm thường gặp, virus có trong máu…Còn với những xét nghiệm khác như HPV, HIV thì cần có nhiều thời gian hơn và kết quả sẽ lâu về hơn. Các bạn hãy tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Xét nghiệm máu bao lâu thì có kết quả?

Sau khi thực hiện một số xét nghiệm máu tổng quát thì sẽ cho ra kết quả với những chỉ số tương ứng như:

Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả?

>>Tham khảo thêm: Nhiễm sắc thể ở người là gì? 

  • Bạch cầu: trung bình 3,0 – 10,0 G/L (G/L: tỉ tế bào / lít) – Tiểu cầu: 140 – 350 G/L.
  • Hemoglobin: Nam: trung bình 130 – 170 g/L (gram/lít) – Nữ: 120 – 150 g/L
  • Hồng cầu: Nam: trung bình 4,2 – 6,0 T/L (T/l: nghìn tỷ tế bào / lít) – Nữ: 3,8 – 5 T/L
  • Hematocrit: Nam: trung bình 38 – 49% – Nữ: 34,9-44,5% .

Vậy xét nghiệm máu bao lâu thì có kết quả? Theo các dược sĩ của các Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch,  thời gian để biết kết quả xét nghiệm máu không chỉ phụ thuộc vào người khám hay bác sĩ mà còn dựa vào những yếu tố xét nghiệm máu khác nhau cũng như phương pháp xét nghiệm ở một số cơ sở y tế khác. Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm máu thì các bác sĩ sẽ so sánh bảng chỉ số công thức máu rồi chẩn đoán bệnh lý mà bệnh nhân mắc phải về máu có không. Tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm máu ban đầu là gì thì sẽ nằm được thời gian nhận kết quả.

Với những xét nghiệm máu nhằm mục đích xác định bệnh lây truyền qua đường tình dục thì sau 1 tuần người bệnh sẽ có kết quả. Tuy nhiên người bệnh không cần phải quá sốt ruột bởi nếu bạn chỉ có ý định xét nghiệm máu tổng quát 32 kết quả thì chỉ sau 2 – 6 tiếng là bạn đã nắm được kết quả trong tay. Còn với trường hợp khám làm xét nghiệm máu tổng quát 17 – 18 chỉ số thì thời gian trả kêt quả cũng tương tự như trên.

Xét nghiệm máu cho biết những gì?

Kết quả xét nghiệm máu cho chúng ta biết về tình trạng sức khỏe, đặc biệt lag khả năng phát hiện ra những bệnh lý nguy hiểm ngay cả khi chúng ở giai đoạn tiềm ẩn, chưa phát bệnh ra ngoài. Thông thường người bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ thì sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu tổng quát. Cụ thể bạn sẽ được thực hiện những xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm đường máu: Xét nghiệm này nhằm xác định được nồng độ đường trong máu giúp chẩn đoán cho bệnh nhân có bị tiểu đường hay không.
  • Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm này cho biết về số lượng hồng cầu, bạch cầu hay những tế bào máu khác. Từ đó nằm được người bệnh có bị thiếu máu hay mắc bệnh lý về máu hay không
  • Xét nghiệm HIV: xét nghiệm nhằm phát hiện căn bệnh thế kỷ HIV
  • Xét nghiệm viêm gan B: giúp phát hiện ra nguy cơ bị viêm gan B.

Bên cạnh đó xét nghiệm máu còn tùy thuộc vào các gói khám khác nhau với nhu cầu khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên thì việc xét nghiệm máu tổng quát còn giúp người bệnh phát hiện ra được những căn bệnh xã hội lây qua đường tình dục như HIV, Viêm gan B. Nhưng một số bệnh như lậu, giang mai, sùi mào gà…thì lại không thể được phát hiện qua xét nghiệm máu tổng quát mà cần phải làm những xét nghiệm đặc hiệu hơn.

Những lưu ý trước khi đi làm xét nghiệm máu

Không nên ăn trước khi đi làm xét nghiệm máu

Đa số những loại xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác khi người bệnh không ăn gì trong vòng từ 8 – 12 tiếng đồng hồ trước khi lấy mẫu máu. Do vậy người bệnh cần phải nhịn ăn sáng sau khi thức dậy và đảm bảo đêm hôm trước không được ăn khuya. Bởi sau khi ăn thì những chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa thành đường Glucose làm tăng lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Trên thực tế thì không phải bất cứ xét nghiệm máu nào cũng yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước 8 tiếng. Bởi với những người đo đường huyết thì tốt nhất bệnh nhân cần phải nhịn ăn để lấy máu. Chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, tim mạch cũng cần phải kiểm tra nồng độ Cholesterol, chỉ số HDL trong máu và một số bệnh lý khác. Còn với những bệnh lý cần xét nghiệm máu dùng để phân tích những chỉ số khác như cường giáp, bệnh HLV, mất trí nhớ ở người già …thì bệnh nhân không nhất thiết phải nhịn đói.

Nên hạn chế sử dụng chất kích thích

Xét nghiệm máu cần lưu ý những gì?

Người bệnh trước khi đi làm xét nghiệm máu thì không nên ăn cũng như không được nhịn uống nước. Tuy nhiên thì bạn nên tránh sử dụng những thức uống có chứa chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá. Một số các tác nhân chứa chất kích thích cũng được chỉ định không nên dùng, nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán bệnh của bệnh nhân.

Không nên dùng một số loại thuốc nhất định

Việc sử dụng một số loại thuốc nào đó trước khi làm xét nghiệm máu cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả. Nhất là những thuốc làm thay đổi nồng độ các chất trong máu. Do vậy nếu đang điều trị bệnh nào đó thì bạn hãy thông báo bác sĩ điều này và đem theo đơn thuốc sử dụng trước đó để bác sĩ có sự cân nhắc nhé.

Trên đây là những thông tin giải đáp làm xét nghiệm máu bao lâu có kết quả, nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990