Đứt dây chằng chéo có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người bệnh, nếu không phát hiện sớm và điều trị thì có thể gây ra nhiều biến chứng. Do vậy việc nắm được những thông tin về đứt dây chằng chéo sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Hãy cùng chúng tôi theo dõi thông tin dưới đây nhé.
Đứt dây chằng chéo đầu gối là gì?
Dây chằng bao gồm một dải ngắn gồm những mô liên kết sợi cứng, trong đó bao gồm các phân tử collagen dài và dai.
Theo đó thì dây chằng sẽ đảm nhiệm một chức năng được nối những xương trong và quanh khớp, từ đó giúp hạn chế khả năng di chuyển của các khớp đồng thời ngăn chặn một số cử động nhất định.
>>Tham khảo thêm: Cách tính chỉ số BMI như thế nào? Cách lấy chỉ số BMI lý tưởng
Đó là lý do khi bạn bị Đứt dây chằng chéo đầu gối thì sẽ gặp phải những khó khăn trong việc di chuyển đồng thời bị hạn chế những hoạt động hàng ngày.
Đứt dây chằng chéo đầu gối có thể gây mất vững xoay của khớp gối. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến những hoạt động thể lực ở người bệnh, nhất là đối với những người đòi hỏi có hoạt động thể lực cao như cầu thủ bóng đá, hay vận động viên thể hình…
Đứt dây chằng chéo sẽ làm mất vững của những khớp gối điều đó khiến cho mâm chày bị trượt ra trước so với lồi cầu đùi. Từ đó khiến cho sụn chêm bị kẹt giữa 2 xương đồng thời có thể bị rách khiến cho khớp gối bị mất vững. Tình trạng trên nếu bị kéo dài có thể khiến cho sụn sẽ ngày càng bị rách rộng. Điều đó khiến cho sụn khớp bị tổn thương, lâu dần sẽ bị thoái hóa.
Hậu quả của đứt dây chằng
Đứt dây chằng đầu gối nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khiến cho người bệnh không thể thực hiện những động tác phức tạp trong sinh hoạt hàng ngày như những hoạt động thể dục thể thao...Không chỉ vậy nếu tình trạng trên kéo dài còn khiến cho dây chằng chéo bị tổn thương thứ phát các thành phần khác trong khớp gối bao gồm rách sụn chêm, bề mặt sụn khớp bị bong tróc hoặc giãn các dây chằng còn lại, thoái hóa khớp...
Với trường hợp bị đứt dây chằng gối kéo dài, thì sẽ bị hạn chế cử động ở khớp gối khiến cơ đùi bị teo. Tình trạng này khiến cho mâm chày sẽ bị lệch ra trước so với xương đùi, điều đó khiến cho khớp gối bị mất vững gây khó khăn trong việc đi lại ở người bệnh.
Không chỉ vậy, khi khớp gối bị mất vững sẽ khiến cho mâm chày bị trượt ra trước so với lồi cầu đùi . Và sụn chêm cũng có thể bị kẹt giữa 2 xương bị rách và sẽ ngày càng bị rách rộng thêm nếu tình trạng trên cứ lặp đi lặp lại mà không được điều trị dứt điểm.
Bên cạnh đó, tình trạng đứt dây chằng chéo đầu gối còn làm thay đổi động học khớp gối khiến cho gây ra sự thay đổi bất thường sự phân phối lực của lồi cầu xương đùi xuống mâm chày khiến cho sụn khớp bị tổn thương. Điều này khiến cho khớp gối bị thoái hóa.
Triệu chứng đứt dây chằng chéo gối
Theo dược sĩ trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, để phát hiện và điều trị sớm triệu chứng đứt dây chằng chéo trước thì người bệnh cần phải nắm được những thông tin về triệu chứng như sau:
- Xuất hiện những tiếng rắc sau khi bị chấn thương, bị sưng nề đầu gối khiến cho sự vận động trở nên khó khăn. Tình trạng này có thể khỏi sau vài tuần
- Lỏng gối: Khiến cho người bệnh khó khăn trong việc đi lại, chân yếu; đồng thời khi đứng trụ có cảm giác lỏng chân bên gối lỏng gây khó khăn và rất dễ bị vấp ngã nếu như chạy nhanh; xuất hiện cảm giác chân đi không thật, khi leo cầu thang, hoặc có thể bị khó khăn khi bước lên, bước xuống.
- Teo cơ: Tình trạng teo cơ khiến cho một bên đùi bị chấn thương, do vậy nó sẽ nhỏ hơn so với bên lành. Điều này khiến cho người bệnh ít vận động nguyên nhân do đau ở khớp gối bị lỏng lẻo, dù vậy thì những triệu chứng này thường xuất hiện khá muộn. Tình trạng này phổ biến ở những người ít vận động như nhân viên văn phòng, học sinh....
Để phát hiện chính xác được tình trạng đứt dây chằng chéo trước thì người bệnh cần phải được chụp X Quang theo chỉ định của bác sĩ
Nguyên nhân bị đứt dây chằng chéo đầu gối
Đứt dây chằng chéo gối thường xảy ra do nguyên nhân bị chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp. Tình trạng này có thể chiếm đến khoảng 30% khi xuất hiện những va chạm trực tiếp vào vùng gối hay do chơi các môn thể thao mạnh như đá bóng, bóng chuyền..hoặc cũng có thể do tai nạn giao thông va chạm với vùng đầu gối.
Chấn thương gián tiếp cũng được xem là nguyên nhân gây nên đứt dây chằng chéo đầu gối phổ biến nhất. Ví dụ như khi bạn đang chạy thì dừng hay chuyển hướng một cách đột ngột trong khi vẫn đang giữ nguyên bàn chân bàn chân.
Điều trị đứt dây chằng chéo như thế nào?
Với trường hợp bị đứt dây chằng chéo đầu gối, thì biện pháp điều trị tốt nhất là bạn nên phẫu thuật tái tạo dây chằng bị đứt. Khoảng thời gian thực hiện phẫu thuật này tốt và mang lại hiệu quả nếu được thực hiện từ 1 tuần đến 2 tháng sau khi dây chằng bị đứt.
Còn với những bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước hoàn toàn thì sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước nhằm cải thiện chức năng khớp gối từ đó giúp ngăn ngừa những tổn thương thứ phát tình trạng này gây ra.
Còn lại là trường hợp bị đứt dây chằng chéo trước không hoàn toàn tuy nhiên thì bên còn lại cũng không còn đủ giữ vững khớp gối thì sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật tạo hình đứt dây chằng chéo trước.
Tuy nhiên lưu ý sau khi mổ thì người bệnh cần phải được tập phục hồi chức năng để giúp máu thông và nuôi dưỡng dây chằng mới sống tốt, khỏe, đủ để giữ vững khớp gối. Trường hợp nếu không được tập luyện đúng phương pháp có thể khiến dây chằng chéo bị chết.
Với những thông tin về đứt dây chằng chéo trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp. Chúc bạn sức khỏe!