Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đo điện tim được tiến hành như thế nào? Cách đọc đo điện tim cơ bản

Cập nhật: 11/05/2020 11:15 | Người đăng: Lường Toán

Đo điện tim là phương pháp phổ biến nhằm theo dõi hoạt động điện của tim khá phổ biến hiện nay. Đa số những cơ sở khám chữa bệnh hiện nay đều sử dụng đo điện tim để chẩn đoán một số bệnh lý về tim mạch. Để tìm hiểu về điện tim là gì? Đo điện tim thực hiện như nào thì hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Đo điện tim là gì?

Đo điện tim được viết tắt là ECG và có tên gọi khác là điện tim đồ. Đây là phương pháp giúp các bác sĩ theo dõi hoạt động, tốc độ của nhịp tim. Khi tim hoạt động và co bóp thì sẽ phát ra sự biến thiên của dòng điện. Khi đó sử dụng phương pháp điện tâm đồ sẽ có chức năng ghi lại các biến thiên đó. Thông qua những con số hiển thị trong điện tim, người bệnh có thể nắm được khả năng tống máu của tim, đồng thời biết được nhịp điệu và tốc độ của tim.

Đo điện tim như thế nào

>>Xem thêm: Phác đồ cấp cứu ngừng tuần hoàn thực hiện như thế nào?

Đo điện tim được tiến hành như thế nào?

Thực chất đo điện tim là một xét nghiệm khá đơn giản có tác dụng giúp các bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý về tim mạch bao gồm bệnh van tim, rối loạn nhịp tim hay đau thắt ngực…

Đo điện tim được tiến hành như sau: Các bác sĩ sẽ dùng máy đo điện tâm đồ bao gồm điện cực được đặt vào một số bộ phận bao gồm: cổ tay, cổ chân và ngực (vùng tim) của bệnh nhân. Khi đó máy đo điện tim sẽ giúp phát hiện và khuếch đại xung điện nhịp tim ở các bộ phận trên đồng thời ghi chúng lại vào giấy in hay máy tính. Ngoài ra, nhịp đập của tim cũng sẽ được máy đo ghi lại do những điện cực khác nhau. Những điện cực tại các phần khác nhau trên cơ thể sẽ giúp phát hiện những xung điện ở các hướng khác nhau trong tim. Theo đó, mỗi điện cực sẽ cho ra dạng sóng bình thường của nó. Trường hợp những sóng bất thường khi đo điện tim sẽ cho thấy sự rối loạn nhịp tim của bạn.

Những đối tượng nào cần làm điện tâm đồ?

Như dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã chia sẻ ở trên thì hiện nay đa số các bệnh viện đều sử dụng phương pháp điện tâm đồ. Đây được đánh giá là một xét nghiệm thường quy trong quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh. Đặc biệt, những bệnh nhân có tiền sử về bệnh tim mạch bao gồm rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực hay khó thở… hoặc người bệnh được chẩn đoán thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, hở van tim, đái tháo đường hay rối loạn lipid máu,… cần được thường xuyên tiến hành làm điện tâm đồ giúp kiểm tra và theo dõi tình trạng của bệnh. Bên cạnh đó, đo điện tim còn là một xét nghiệm được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện hay những cơ sở y tế khám chữa bệnh. Qua đó sẽ giúp bác sĩ sàng lọc và tầm soát những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch

Cách đọc điện tim cơ bản như thế nào?

Đo điện tim ghi lại những biến đổi của dòng điện dẫn truyền trong tim, thông qua những con số này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý bao gồm: thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền thần kinh trong tim, viêm màng ngoài tim cấp, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn các chất điện giải trong máu, tràn dịch màng ngoài tim, tâm phế mạn, dày thành cơ tim.....Theo đó cách đọc điện tim cơ bản như sau:

Điện tim cơ bản là gì?
  •         Điện tim nhồi máu cơ tim: là tình trạng cơ tim bị thiếu máu và dưỡng khí , khiến cho tim dễ bị tổn thương và hoại tử. Từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng của tim như làm mất khả năng dẫn truyền điện của cơ tim. Điều này được thể hiện qua thông số đo điện tim, là chẩn đoán giá trị nhất trong phương pháp cận lâm sàng này;
  •         Điện tim thiếu máu cơ tim: tình trạng cơ tim bị thiếu máu thì sẽ hiển thị lên điện tâm đồ dẹt âm, hình ảnh sóng T
  •         Điện tim rối loạn nhịp tim: một số bất thường xảy ra tại các vị trí như: nút xoang, nút nhĩ nhất hay cơ tim và những bất thường trong dẫn truyền một chiều của tim cũng sẽ hiển thị hình ảnh nhịp tim bất thường trên điện tâm đồ;
  •         Điện tim rối loạn dẫn truyền nhịp tim do hệ thống dẫn truyền: Khi tim bị tổn thương hay bị mất mạch lạc dẫn truyền gây ra những bất thường tại nhánh điện học của tim. Điều này cũng được thể hiện rõ trong điện tâm đồ.
  •         Điện tim chứng bệnh tim lớn khi cơ tim dày hoặc dãn: quá trình khử cực, tái cực của cơ tim sẽ bị thay đổi. Điều này được thể hiện trên giấy ghi điện tâm đồ cho thấy tình trạng buồng tim lớn. Tuy nhiên điện tâm đồ không chuẩn xác bởi yếu tố này còn phụ thuộc vào chủng tộc, một số yếu tố gây nhiễu hay độ nhạy kém. Hiện nay trong y học cũng có khá nhiều công cụ chẩn đoán bệnh tim to tốt hơn;
  •         Điện tim thay đổi sinh hóa máu: điện tim bản chất là sự di chuyển của các ion bao gồm natri, kali hay canxi...trong cơ thể. Khi nồng độ các chất này bị thay đổi thì điện tâm đồ cũng có khả năng thay đổi;
  •         Điện tim ngộ độc thuốc: hoạt chất digoxin có khả năng làm thay đổi đoạn ST của mọi cực. Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm 3 vòng cũng làm dài đoạn QT;

Ngoài ra, đo điện tim còn được các bác sĩ dùng trong một số trường hợp: người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý tim mạch, bệnh nhân bị tăng huyết áp hay mắc phải chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Bên cạnh đó một số bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim như hút thuốc lá , đái tháo đường, đau thắt ngực, với những biểu hiện hồi hộp trống ngực, khó thở hoặc tiền sử có ngất hoặc nhập viện cấp cứu vì bất kể nguyên nhân gì... Không ít bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch được phát hiện tình cờ qua phương pháp đo điện tim mặc dù không xuất hiện triệu chứng.

Những thông tin vừa được chia sẻ trên đây hi vọng giúp bạn đọc hiểu rõ về điện tim và phương pháp đo điện tim như thế nào. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

 

 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990