Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dị ứng thuốc có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào?

Cập nhật: 16/03/2020 17:19 | Người đăng: Lường Toán

Dị ứng thuốc có thể gây ra tình trạng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Đa số những triệu chứng không rõ ràng mà người bệnh không thể nắm hết được. Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng dị ứng thuốc để có cách xử lý kịp thời nhé.

Dị ứng thuốc là gì?

Dị ứng thuốc là phản ứng của cơ thể khi không dung nạp được các loại thuốc uống, thuốc bô và kể cả thuốc tiêm. Qua đó có thể gây ra phản ứng quá mẫn về thuốc, bất thường và gây hại cho người dùng.

Dị ứng thuốc nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến sức khỏe

>>Xem thêm: Bệnh ù tai: nguyên nhân và cách chữa

Tình trạng này không phụ thuộc vào liều lượng nên rất dễ xảy ra dị ứng thuốc dù được sử dụng đúng liều hay liều rất thấp. tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người khi dùng thuốc có thể gây ra tình trạng dị ứng với bất kể một loại thuốc nào. Với trường hợp dị ứng thuốc nặng, người bệnh có thể bị sốc thuốc hay còn gọi là choáng phản vệ dẫn đến nguy cơ tử vong.

Trong một số phản ứng dị ứng thuốc thì dị ứng thuốc kháng sinh là khá phổ biến, dị ứng thuốc tê, thuốc giãn cơ, vitamin dạng tiêm hay một số thuốc nội tiết tố…Nguyên nhân dị ứng thuốc được xác định là do một chất có sẵn trong cơ thể là Histamine hay các mô dưới dạng liên kết tĩnh điện không có hoạt tính. Khi chất lạ này vào cơ thế khiến cho người bệnh bị dị ứng thì nối tĩnh điện sẽ bị cắt đứt. Qua đó phóng thích histamin tạo nên tác dụng dược lực tác động lên hệ tuần hoàn gây ra tình trạng:

  • Tim đập nhanh
  • Giãn mạch gây tụt huyết áp
  • Nhức đầu do bị tăng áp lực nội sọ
  • Co thắt cơ trơn lên hệ tiêu hóa
  • Co thắt khí phế quản gây ngạt thở.

Do vậy mà những loại thuốc chống dị ứng thường được các nhà khoa học gọi chung là nhóm thuốc kháng histamin. Một số nghiên cứu cho thấy được mối liên hệ di truyền từ mẹ sang con. Khi cha mẹ bị dị ứng thuốc thì khả năng con sinh ra cũng có khoảng 50% sẽ bị dị ứng với cùng 1 nguyên nhân. Ngoài ra những người là nhân viên y dược tại bệnh viện thì họ cũng có nguy cơ cao dị ứng thuốc hơn so với người bình thường khoảng 1.5 lần. Một số trường hợp dùng thuốc quá hạn khiến cho chúng không có tác dụng mà có thể biến thành những chất khác gây ngộ độc cho bệnh nhân. Hãy những loại thuốc khi vào thị trường lại không kèm theo phiếu thông tin hướng dẫn sử dụng và chưa được quản lý nguồn gốc thuốc trong nước cũng như nhập khẩu.

Những dấu hiệu dị ứng thuốc như thế nào?

Có những bệnh nhân dị ứng thuốc nhẹ thì các dấu hiệu của bệnh khá mơ hồ và khó nhận biết. Thế nhưng một số tình trạng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Qua đó bạn cần phải nắm được những biểu hiện dị ứng thuốc theo từng mức độ như sau:

Dị ứng chậm

Là tình trạng dị ứng thuốc nhẹ, biểu hiện này phổ biến với khá nhiều người. Sau khi dùng thuốc vài ngày thì biểu hiện dị ứng thuốc sẽ xảy ra và không gây nên những vấn đề nghiêm trọng. Cụ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện phát ban, lan ra đến nhiều vùng khác nhau trên cơ thể. Đôi khi kèm theo cảm giác ngứa mãi không dứt.

Tình trạng dị ứng chậm hiếm khi gây ra những triệu chứng chung, khó thở hay những biểu hiện khác không giống như dị ứng nghiêm trọng. Bởi vậy mà tình trạng này ít nghiêm trọng và không làm ảnh hưởng đến các cơ quan ngoài da khác.

Dị ứng tức thời

Đây là tình trạng dị ứng nghiêm trọng với những biểu hiện khởi phát và diễn biến khá nhanh. Các triệu chứng này bắt đầu xuất hiện sau khi dùng thuốc cách 1 tiếng hoặc lâu hơn. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh sử dụng những loại thuốc trước đó mà không gây ra dấu hiệu gì. Theo đó thì bệnh nhân thường xuất hiện biểu hiện sau:

  • Xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ và phát ban trên da
  • Xuất hiện tình trạng nóng bừng do quá trình da chuyển từ màu đỏ sang nóng
  • Mặt, chân, tay và cổ họng sưng phù
  • Buồn nôn, nôn và đau bụng
  • Choáng váng
  • Khản giọng, đau họng
  • Tim đập nhanh, mạch nhanh
  • Khó thở, thở khò khè
  • Mẫn cảm với ánh sáng.

Nếu gặp phải tình trạng dị ứng tức thời thì người bệnh cần phải dừng thuốc ngay lập tức. Bởi nếu tiếp tục dùng sẽ có thể bị sốc phản vệ và đe dọa đến tính mạng.

Bị dị ứng thuốc phải làm sao?

Trước những diễn biến nghiêm trọng của tình trạng dị ứng thuốc thì nhiều người lo lắng dị ứng thuốc phải làm sao. Theo đó thì người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn dưới đây để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện tình trạng sau:

  • Ngất xỉu
  • Khó thở, thời khò khè
  • Đau thắt vùng ngực
  • Sưng môi lưỡi và cổ họng
  • Xuất hiện những biểu hiện của tình trạng sốc phản vệ.
  • Điều trị tại nhà bị dị ứng thuốc gây ra những biểu hiện sau:
  • Ngưng sử dụng thuốc nghi ngờ gây dị ứng do người bệnh
  • Hãy tiêm thuốc Epinephrine vào vị trí bắp thịt đùi phía ngoài. Trong trường hợp cần thiết có thể tiêm xuyên qua quần áo.
  • Cách xử lý tiếp theo là cơ thể để cho người bệnh nằm ngửa, đầu thấp và chân cao hơn đầu. Nếu người bệnh bị nôn hoặc ói thì có thể thay đổi tư thế cho bệnh nhân chuyển sang nằm nghiêng, không được để người bệnh đứng hoặc ngồi.
  • Không nên để bệnh nhân một mình mà hãy luôn có người túc trực bên cạnh.
  • Có thể tiêm thêm liều epinephrine thứ 2 nếu như tình trạng bệnh của bệnh nhân không thuyên giảm. Trong đó liều tiêm thứ 2 cách liều thứ nhất khoảng 5 phút.

Các cách trị dị ứng thuốc tại nhà mà dược sĩ các Trường Cao Đẳng Dược TP HCM hướng dẫn trên đây chỉ mang tính chất sơ cứu để chờ nhân viên y tế. Do vậy muốn đảm bảo tính mạng cho người bệnh thì hãy nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Dị ứng thuốc nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh dị ứng thuốc

Với những người có cơ địa dị ứng thì chế độ dinh dưỡng là phần rất quan trọng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Ngoài dị ứng thuốc thì người bệnh cũng có thể bị dị ứng thức ăn, bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa. Khi đó người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, tróc vảy, sưng đỏ và khô da…làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.

Thế nhưng nếu như biết điều chỉnh chế độ ăn uống thì sẽ làm giảm bớt được triệu chứng sưng đỏ ngứa ngáy của bệnh. Hãy cùng xem những gợi ý về dị ứng thuốc nên ăn gì nhé

Các loại cá biển

Khi bị dị ứng thuốc thì cá biển là thực phẩm nên được bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày, nhất là với những loại cá thu, cá hồi, cá chép…Bởi trong chúng có chứa một hàm lượng lớn Omega 3 tự nhiên. Chất này có tác dụng kháng viêm rất mạnh, bởi vậy việc ăn nhiều cá sẽ có tác dụng khắc phục được những triệu chứng của bệnh dị ứng do cơ địa.

Trái cây tươi và rau củ

Những thực phẩm giàu chất xơ không chỉ giúp cải thiện được tình trạng bệnh dị ứng thuốc mà còn những bệnh da liễu khác. Do vậy bạn nên dùng các loại rau xanh và trái cây tươi, chúng được cho là những thực phẩm hàng đầu khiến cho bệnh nhân sử dụng. Nó vừa giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể nhờ các loại vitamin và khoáng chất, vừa giúp thanh lọc cơ thể, làm mát và hạn chế được tiết mồ hôi. Như vậy sẽ cải thiện  được cơ thể khô thoáng, giảm triệu chứng viêm da cơ địa.

Thịt lợn nạc

Các loại thịt đỏ chứa nhiều protein và khoáng chất, chúng được nghiên cứu có tác dụng tốt cho da. Do vậy mà nếu bị dị ứng thuốc thì bạn cũng nên bổ sung nguồn thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày. Thế nhưng bạn hãy lưu ý dùng thực phẩm này với lượng vừa đủ không nên ăn quá nhiều.

Ngũ cốc nguyên hạt

Với những người bị dị ứng thuốc thì ngũ cốc nguyên hạt cũng là thực phẩm không nên bỏ qua. Chúng có chứa nhiều tinh bột tốt cho cơ thể, quan trọng hơn cả là giúp làm giảm tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy ở bệnh nhân. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt như lạc, lúa mạch,các loại đậu đều rất tốt cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin liên quan về dị ứng thuốc và cách xử lý. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990