Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu đau thận phải và cách điều trị

Cập nhật: 02/07/2024 10:36 | Người đăng: Lường Toán

Chứng đau thận từ lâu đã là nỗi lo lắng của không ít người nhưng lại có khá nhiều người chủ quan với những vấn đề này. Trong đó đau thận phải khá nguy hiểm mà bạn cần quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ vấn đề này.

Bệnh thận giai đoạn đầu thường không gây ra những triệu chứng gì cho đến khi chúng phát triển nặng hơn. Có nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm mà làm giảm các triệu chứng của bệnh thận.

Xem thêm:

Vai trò của thận trong cơ thể

Thận là cơ quan nằm sau lưng hai bên cột sống, có những vai trò chính như: giữ cân bằng dịch trong cơ thể, các khoáng chất mà cơ thể cần thiết để duy trì hoạt động. Đặc biệt là chất kali giúp kiểm soát các hoạt động của các cơ và thần kinh. Khi lượng kali quá nhiều hay quá ít thì cũng có nguy cơ về tim và yếu cơ. Ngoài ra thận còn có tác dụng loại bỏ những sản phẩm giáng hóa của protein như ure, creatinine và giải phóng một số hormone thiết yếu vào máu như renin và erythropoietin giúp điều hòa huyết áp, tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa Vitamin D để hấp thụ canxi có trong thức ăn giúp tăng cường cho xương.

Những dấu hiệu đau thận phải

Với những chức năng của thận được kể trên cho thấy thận có vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Khi thận phải bị tổn thương thì sẽ xuất hiện nhưng biểu hiện như đau bụng âm ỉ, đau thắt và lan sang các vùng lân cận.

Bởi thận nằm ở các vị trí gần các bộ phận khác tại bụng nên nhiều người nhầm lẫn các cơn đau thận phải với các cơn đau lưng, dạ dày. Tuy nhiên chỉ khi đến các cơ sở y tế chuyên khoa, người bệnh mới có thể chẩn đoán cụ thể được tình trạng bệnh lý của mình. Có không ít người hợp bỏ qua những cơn đau này, chỉ khi người bệnh bị đau dữ dội mới đến gặp các bác sĩ. Để chữa bệnh khỏi thì người bệnh cần phải đi thăm khám sớm. Không nên bỏ qua những dấu hiệu đau thận phải kể trên.

Hiện tượng đau thận phải là dấu hiệu của bệnh gì?

Viêm bể thận:

Viêm bể thận là tình trạng thận nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Khi đó sẽ khiến thận bị sưng kèm theo những cơn đau thận phải. Người bệnh có thể bị đau vùng lưng, bụng hoặc cạnh sườn. Đầu tiên là đau bên phải sau đó có thể bị lan sang các vị trí khác, người bệnh không nên chủ quan khi gặp các biểu hiện đau thận phải dưới đây:

  • Cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn
  • Tiểu đêm nhiều lần,
  • Sốt rét bất thường
  • Không có cảm giác thèm ăn và sút cân đột ngột

Những triệu chứng đau thận phải kể trên rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh. Tuy nhiễn người bệnh cần kết hợp những biểu hiện đau trong người để nhanh chóng đi thăm khám. Một số nguyên nhân gây đau thận phải khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

Sỏi thận

Nhiều người gặp các dấu hiệu đau thận phải quằn quại, dữ dội thì không thể bỏ qua sự xuất hiện của những viên sỏi thận. Khi những viên sỏi càng to thì triệu chứng đau thận càng rõ rệt, có trường hợp còn không thể di chuyển được.

Nguyên nhân gây nên triệu chứng đau bụng này là do sự di chuyển vị trí của những viên sỏi. Ngoài các triệu chứng trên thì bạn có thể nhận biết rõ rệt hơn bằng những biểu hiện dưới đây:

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, buồn nôn và nôn
  • Người gặp tình trạng sốt rét là do thận bị nhiễm trùng từ sỏi
  • Làn da khô ráp và ngứa ngáy
  • Chân tay bị tích nước và có những dấu hiệu phù nề

Người bị đau thận phải thường đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có bọt sủi. Ngoài ra lượng nước tiểu có thể ít hoặc nhiều hơn thường ngày.

Điều trị đau thận phải như thế nào?

Với thông tin bên trên có thể thấy đau thận phải do nhiều nguyên nhân gây nên. Việc điều trị đau thận phải dựa vào những nguyên nhân gây bệnh. Hơn hết đau thận phải là biểu hiện không nên bỏ qua, do vậy với trường hợp có nguy cơ đau thận phải thì cần phải đi thăm khám thường xuyên để phát hiện kịp thời và có cách xử lý.

  • Với trường hợp bị sỏi thận

Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa

Phương pháp điều trị nội khoa: Được chỉ định với bệnh nhân có viên sỏi trong thận với kích thước nhỏ. Phương pháp này khá an toàn và phù hợp với hầu hết các bệnh thận, mang lại hiệu quả cao. Ngoài phương pháp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thêm thuốc với tác dụng rút ngắn thời gian điều trị, tăng khả năng bào mòn sỏi. Đồng thời tăng lượng nước tiểu để giúp đưa lượng sỏi ra bên ngoài dễ dàng hơn giúp chống viêm, chống khuẩn và ngăn ngừa những biến chứng.

Phương pháp ngoại khoa :Khi bệnh nhân xuất hiện những viên sỏi có kích thước lớn có thể gây nên những tổn thương và biến chứng nghiêm trọng thì được chỉ định phương pháp ngoại khoa. Với sự phát triển của Y tế hiện nay, thì việc thực hiện phương pháp này hiện nay mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như mổ nội soi, nội soi tán sỏi qua da mà không cần mổ…

  • Với trường hợp bị viêm bể thận

Viêm bể thận cấp sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Với liều lượng và cách dùng sẽ được thực hiện theo lời khuyên của các bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Những lưu ý khi điều trị đau thận phải

  • Bệnh nhân cần uống nhiều nước lọc, có thể thay thế bằng nước ép hoa quả trong những ngày đầu tiên. Trường hợp vô niệu thì hãy hạn chế nước và kiêng rau quả. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được bù nước và điện giải qua đường truyền tĩnh mạch.
  • Bệnh nhân càng được phát hiện bệnh sớm thì việc điều trị càng dễ dàng hơn. Do vậy ngay khi gặp phải những triệu chứng đau thận phải thì cần được đưa đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Không nên ăn uống thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

Với những thông tin đau thận phải do các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM cung cấp, người bệnh cần có cách phát hiện sớm qua các dấu hiệu đồng thời đưa ra cách chữa trị phù hợp. Đừng quên cập nhật thông tin qua các bài viết sức khỏe  trong chuyên mục mới nhé. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990