Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Creatinin là gì? Khi nào cần xét nghiệm định lượng Creatinin máu

Cập nhật: 06/03/2020 13:45 | Người đăng: Lường Toán

Creatinin máu là một sản phẩm dị hóa của Creatinin phosphate, được đào thải chủ yếu qua thận. Việc xét nghiệm định lượng Creatinin trong máu sẽ giúp bạn nắm được những vấn đề của sức khỏe, cụ thể là xác định được sự suy giảm năng thận.

Creatinin máu là gì?

Việc xét nghiệm định lượng Creatinin máu sẽ giúp bạn nắm được nồng độ Creatinin trong máu. Creatinin được đào thải qua thận ra ngoài, khi thận hoạt động tốt thì Creatinin cũng sẽ được đào thải tốt và ngược lại. Bởi vậy việc xét nghiệm định lượng Creatinin nhằm giúp bạn đánh giá được chức năng của thận tốt hơn.

Nồng độ Creatinin máu cảnh báo nguy cơ suy thận

>>Xem thêm: Giun móc thường ký sinh ở đâu? Cách chữa như thế nào?

Cũng giống như việc định lượng Glucose trong máu thì định lượng Creatinin máu cũng sẽ thay đổi theo từng giờ. Thường thì sau khi ăn xong thì nồng độ Creatinin trong máu sẽ tăng nhẹ và sẽ tăng cao khi bạn nạp vào cơ thể lượng Protein lớn. Một số nghiên cứu cho thấy định lượng Creatinin máu thường sẽ cao nhất trong khoảng 7h tối và thấp nhất vào 7h sáng.

Một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến định lượng Creatinin máu bao gồm: định lượng Protein nạp vào cơ thể, tính trạng sức khỏe hay khối lượng cơ thể…Tùy vào mỗi người sẽ có định lượng Creatinin máu khác nhau.

Creatinin máu bình thường ở nam giới dao động từ 62 – 115 Umol/l, với nữ giới thường dao động từ 44 – 88 Umol/l.

Nguyên nhân tăng Creatinin máu là gì?

Tình trạng tăng Creatinin máu khá phổ biến hiện nay. Theo đó thì tăng Creatinin máu là bệnh gì? Câu hỏi này nhận được rất nhiều thắc mắc của người bệnh. Dưới đây dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn giải đáp như sau:

  • Suy thận do nguồn gốc trước thận: Người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng mất nước, suy tim, bù nước, hẹp động mạch thận
  • Suy thận do nguồn gốc sau thận: Ung thư tuyến tiền liệt, sỏi thận, xuất hiện khối u bàng quang hay khối u tử cung.
  • Suy thận do nguồn gốc tại thận: Một số tổn thương tại ống thận như sỏi thận, viêm thận , bể thận cấp và mạn, đau tủy xương, nhiễm độc thận, tăng axit uric…một số tổn thương cầu thận như đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận hay bệnh thận lupus hệ thống…cũng là những nguyên nhân khiến cho Creatinin máu tăng.

Tình trạng Creatinin máu cao cảnh báo nguy cơ bệnh thận rất lớn. Theo đó thì triệu chứng của bệnh thận cũng khá đa dạng và có rất ít biểu hiện lâm sàng từ giai đoạn đầu, không tương xứng với việc tăng nồng độ Creatinin. Một số trường hợp mắc bệnh thận chỉ được phát hiện ngẫu nhiên, khi nồng độ Creatinin máu tăng cao mà không có triệu chứng.

Ở một số người khác lại xuất hiện tình trạng khó thở, mệt mỏi, thiếu máu, phù, tiểu ít hay một số triệu chứng không đặc hiệu khác nhau như buồn nôn, nôn và da khô thì đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy thận ở mức độ nặng như giai đoạn cuối.

Creatinin máu giảm trong những trường hợp nào?

Với những người cao tuổi thì thường có nồng độ Creatinin máu thấp hơn bình thường. Với trẻ sơ sinh cũng có nồng độ Creatinin vào khoảng 0,2mg/dl trở lên tùy vào sự phát triển cơ bắp ở mỗi trẻ. Với những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, sụt cân nghiêm trọng hay mắc bệnh mãn tính kéo dài thì khối lượng cơ sẽ bị suy giảm dần theo thời gian, như vậy thì nồng độ Creatinin sẽ thấp hơn dự kiến.

Ngoài ra nhiều người còn thắc mắc định lượng Creatinin thấp có sao không? Một số trường hợp khiến cho định lượng Creatinin máu giảm như: bệnh cơ gây teo mô cơ, phụ nữ mang thai, hòa loãng máu hay bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng.

Khi nào cần xét nghiệm định lượng Creatinin máu?

Việc xét nghiệm định lượng Creatinin máu thường được chỉ định nhằm chẩn đoán tình trạng suy giảm chức năng thận. Việc xét nghiệm này cần phải được tiến hành thường xuyên và định kỳ nhằm nắm rõ được tình trạng cơ thể.

Khi nào cần kiểm tra Creatinin máu

Theo đó thì người bệnh cần phải chú ý đến những dấu hiệu suy giảm chức năng thận dưới đây:

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, khó tập trung và mất ngủ
  • Đái ra máu
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Nước tiểu có màu sẫm giống như màu café
  • Bị sưng, phù mặt, bụng, đùi mắt cá chân và đặc biệt là xung quanh mắt xa
  • Tăng huyết áp
  • Đau bên hông và dưới khung sườn

Vậy chỉ số Creatinin máu bao nhiêu là suy thận? Không phải ai cũng biết được lời giải đáp. Bởi khi chỉ số Creatinin máu cao thì điều đó cho thấy thận hoạt động không tốt và nguy cơ bị suy thận là rất cao. Thế nhưng chỉ số Creatinin có thể tăng lên tạm thời khi bị mất nước hay sử dụng một số loại thuốc huyết áp, thuốc chống viêm. Cụ thể bạn nên chú ý đến những chỉ số cảnh báo suy thận dưới đây:

  • Với người lớn thì nồng độ Creatinin trên 10mg/dl
  • Với trẻ em thì nồng độ Creatinin trên 2mg/dl

Theo đó bệnh suy thận cũng sẽ được phân loại theo từng giai đoạn như sau:

  • Mức độ suy thận bình thường: nồng độ Creatinin máu dao động từ 0,8 – 1,2 mg/dl
  • Mức độ suy thận độ I: nồng độ Creatinin dưới 1,5mg/dl
  • Mức độ suy thận II: nồng độ Creatinin từ 1,5 – 3,4 mg/dl
  • Mức độ suy thận độ IIIa: nồng độ Creatinin dao động từ 3,5 – 5,9 mg/dl
  • Mức độ suy thận IIIb: nồng độ Creatinin dao động từ 6,0 – 10mg/dl
  • Mức độ suy thận độ IV: nồng độ trên 10mg/dl

Tuy nhiên để xác định được mức độ suy thận thì không chỉ căn cứ vào độ thanh thải Creatinin máu ở trên mà còn phải căn cứ vào một số xét nghiệm khác như: mức lọc cầu thận, Blood Urea Nitrogen, proetin, Cicroalbumin niệu, SGA, Albumin huyết thanh, Hemoglobin…

Do vậy có thể thấy việc xét nghiệm Creatinin máu là rất cần thiết để nắm bắt được mức độ suy thận và có cách chữa kịp thời. Trong chuyên mục bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết hơn về cách chữa bệnh suy thận, các bạn hãy chú ý đón đọc nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990