Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh giun móc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống

Cập nhật: 04/03/2020 12:20 | Người đăng: Lường Toán

Giun móc là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng thiếu máu mạn tính. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe thì bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhé.

Tìm hiểu về bệnh giun móc là gì?

Bệnh giun móc thực chất do 2 nguyên nhân gây nên là giun móc và giun móc mỏ. Chúng đều thuộc họ Ancylostomidae thường ký sinh ở người. Tuy nhiên hay loại giun này có đặc điểm khá giống nhau về dịch tễ và sinh học. Qua đó phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh giống nhau.

Giun móc ký sinh trong cơ thể

>>Tham khảo thêm: Hạ thân nhiệt ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Giun móc ký sinh ở đâu? Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, giúp móc thường ký sinh ở tá tràng, nó có thể hút khoảng 0,2 – 0,34 ml máu/ ngày. Từ đó có thể gây nên chứng viêm hành tá trạng đồng thời tiết ra chất chống đông, gây ức chế sản sinh hồng cầu và chứng mất máu mạn tính.

Triệu chứng bệnh giun móc

Khi bị nhiễm ký sinh giun móc thì người bệnh không xuất hiện những triệu chứng đặc hiệu. Thông thường thì người bệnh sẽ bị đau vùng thượng vị với những triệu chứng của bệnh thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Tình trạng đau ở người bệnh cũng không hề đặc hiệu, có thể đau ở bất kỳ lúc nào, lúc đói ăn uống kém thì đau nhiều hơn, người bệnh hay mắc chứng đầy hơi khó tiêu. Bên cạnh đó thì ấu trùng giun móc và giun mỏ có thể xuyên qua da gây viêm da tại chỗ với triệu chứng ngứa, những nốt đỏ kéo dài 1 -2 ngày. Để xác định có bị mắc bệnh giun móc hay không thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xét nghiệm phân tìm trứng giun móc.

Những nguyên nhân gây bệnh giun móc và cách phòng chống

Trong phân người nhiễm trứng giun có thể là do ở môi trường đất sống trứng giun phát triển thành ấu trùng. Theo đó thì bệnh giun móc lây truyền qua ấu trùng giun bằng hai con đường là qua da và niêm mạc hay đường ăn uống. Khi đó thì ấu trùng giun móc có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể người qua da hoặc niêm mạc đồng thời đi vào cơ thể người nếu thức ăn và đồ uống có nhiễm ấu trùng. Bệnh giun móc không lây trực tiếp từ người qua người.

Nắm được nguyên nhân gây bệnh  thì mỗi người cần phải lên kế hoạch phòng chống bệnh hiệu quả hơn. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh giun móc cần được phòng chống như sau:

Giun móc gây nên tình trạng đau bụng
  • Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân nhằm đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ không bị nhiễm phân
  • Hãy luôn giữ nếp vệ sinh cá nhân tốt. tăng cường rửa tay trước khi ăn cơm, thực hiện nếp sống ăn chín, uống sôi.
  • Không nên dùng phân tươi để bón ruộng, cây trồng
  • Hãy luôn dùng đồ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất, làm việc với ruộng vườn, đồng áng
  • Nếu làm việc tại vùng hầm mỏ thì nên tiến hành khám sức khỏe định kỳ hàng năm, và xét nghiệm ít nhất 1 lần/ năm
  • Dự phòng với những đối tượng có nguy cơ cao: Thực hiện tẩy giun 2 lần/ năm, mỗi lần cách nhau từ 4 – 6 tháng.

Ngay khi phát hiện ra những triệu chứng nhiễm giun móc thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời

Biện pháp điều trị bệnh giun móc

Phương pháp chẩn đoán bệnh giun móc

Việc chẩn đoán giun móc dựa trên những triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác nên rất khó chẩn đoán

  • Khai thác những yếu tố nguy cơ và dịch tễ
  • Chẩn đoán xác định khi soi phân thấy trứng của giun móc trong phân
  • Chẩn đoán tình trạng thiếu máu dựa vào số lượng Hemoglobin ở công thức máu
  • Chup X – Quang ngực: xem qua hình ảnh viêm phổi

Điều trị giun móc như thế nào?

Bệnh giun móc có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện, nhằm chữa trị viêm nhiễm, ngăn chặn biến chứng và cải thiện dinh dưỡng

  • Thuốc dùng để diệt nhiều loại giun như Albendazole 400mg dùng cho đối tượng từ 2 tuổi trở lên hay Mebendazole 500mg liều duy nhất. Tuy nhiên hai loại thuốc trên không được chỉ định dùng cho 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân bị suy gan, thận
  • Dùng thuốc bổ sung sắt nếu thiếu máu
  • Việc sử dụng thuốc cần có sự giám sát của nhân viên y tế, không được tự ý bỏ thuốc, tự ý dùng thuốc mà chưa được bác sĩ chỉ định
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu Protein và vitamin trong khoảng 3 tháng.

Những thông tin về loại giun móc vừa được chúng tôi chia sẻ trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích hơn nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990