Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Creatinin bình thường là bao nhiêu? Chỉ số này creatinin cáo bệnh gì?

Cập nhật: 07/02/2020 09:38 | Người đăng: Lường Toán

Creatinin là một chỉ số giúp phản ánh chính xác chức năng của thận. Vậy chỉ số Creatinin bình thường là bao nhiêu? Thế nào là suy thận? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về Creatinin là gì?

Creatinin được biết đến là một sản phẩm chuyển hóa creatin, đây là một phân tử giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Cụ thể Creatinin là một chất cặn bã được đào thải ra ngoài cơ thể theo con đường duy nhất là thận.

Creatinin bình thường là bao nhiêu?

>>> Xem thêm: Vacxin BCG tiêm khi nào? Những lưu ý khi tiêm BCG

Creatinin được tổng hợp chủ yếu ở gan, được vận chuyển đến các cơ trong cơ thể. Trong thời gian co cơ thì Creatinin chuyển hóa và tạo thành Creatinin và được đào thải qua thận. Do vậy mà việc xét nghiệm chỉ số Creatinin trong máu giúp phản ánh được chính xác chức năng của thận đồng thời chẩn đoán tình trạng suy thận.

Mức Creatinin bình thường trong máu dao động trong cơ thể tùy thuộc vào từng đối tượng:

  • Ở nam giới thì nồng độ Creatinin trong khoảng 0,6 – 1,2 mg/dl hoặc khoảng 74 – 11umol/l
  • Ở nữ giới thì nồng độ Creatinin trong khoảng 0,5 – 1,1 mg/dl hoặc 58 – 96 umol/l
  • Ở trẻ em thì mức Creatinin bình thường trong khoảng 0,2mg/dl hoặc hơn tùy thuộc vào sự phát triển trong các khối cơ của trẻ.

Theo các dược sĩ trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM, thận đóng vai trò trong việc duy trì độ thanh thải Creatinin trong máu ở mức bình thường do vậy mà Creatinin được xem là chất tốt để đánh giá chức năng của thận. Khi nồng độ Creatinin trong máu tăng cao bất thường thì đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ suy thận rất lớn. Đó cũng chính là lý mà Creatinin được y học sử dụng nhằm đánh giá chức năng thận.

Dựa vào kết quả xét nghiệm Creatinin, các bác sĩ có thể đánh giá phân loại mức độ suy thận trong những giai đoạn dưới đây:

  • Suy thận cấp độ 1: Creatinin trong giới hạn từ 110 đến dưới 130 umol/l ở nam và dưới 130 umol/ ở nữ
  • Suy thận cấp độ 2: Mức Creatinin trong khoảng 130 đến 299 umol/l
  • Suy thận cấp độ 3a: mức độ Creatinin trong khoảng 300 – 499 umol/l, độ 3b: Creatinin nằm trong khoảng 500 đến 900 umol/l
  • Suy thận cấp độ 4: Creatinin thường nằm trên 900 umol/l

Triệu chứng khi nồng độ Creatinin cao  như thế nào?

Ngay ở giai đoạn đầu thì triệu chứng của bệnh thận khá đa dạng và không thể hiện lâm sàng. Đồng thời không tương xứng với sự tăng nồng độ Creatinin. Đa số những trường hợp mắc bệnh thận chỉ được phát hiện ngẫu nhiên, đó là khi nồng độ Creatinin trong máu tăng cao mà không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào.

Thông thường, xét nghiệm chỉ số Creatinin được thực hiện một cách thường quy như một phần trong những xét nghiệm cơ bản sinh hóa trong cơ thể mỗi người bệnh. Phương pháp y tế này cũng được thực hiện nếu như bạn đang có triệu chứng của bệnh lý cấp tính hoặc khi bác sĩ cho nghi ngờ thận của bạn đang hoạt động không được tốt. Cụ thể những triệu chứng của việc suy giảm chức năng thận như sau:

  • Mất tập trung, mệt mỏi, chán ăn hay mất ngủ
  • Giảm lượng nước tiểu trong cơ thể
  • Sưng hoặc phù, nhất là ở trên mặt, bụng, quanh mắt, đùi hay mắt cá chân
  • Có triệu chứng bất thường khi đi tiểu như bị nóng rát hay tiết dịch bất thường trong khi đi tiểu, Có sự thay đổi thói quen đi tiểu, nhất là tiểu nhiều về đêm
  • Nước tiểu xuất hiện bọt, máu hay có màu cà phê
  • Xuất hiện triệu chứng đau vùng lưng hông, dưới khung sườn và nhất là vị trí gần thận
  • Huyết áp tăng cao

Nhất là trong trường hợp bạn đang có yếu tố nguy cơ tổn thương thận thì cần phải xét nghiệm đo Creatinin thường xuyên như sau:

  • Trường hợp bạn bị đái tháo đường tuýp 1 hoặc 2 thì người bệnh cần phải thực hiện xét nghiệm thận mỗi năm 1 lần
  • Trường hợp bạn bị bệnh thận thì cũng phải đo nồng độ Creatinin bình thường để theo dõi tình trạng bệnh của mình
  • Một vài bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến thận của bạn như đái tháo đường, tăng huyết áp, hay việc sử dụng quá nhiều thuốc cũng có thể làm ảnh hưởng đến thận. Thì người bệnh cũng cần phải thực hiện một vài xét nghiệm chỉ số Creatinin bình thường bao nhiêu.

Những xét nghiệm định lượng Creatinin

Xét nghiệm Creatinin trong máu

Một vài xét nghiệm Creatinin trong máu được chỉ định thường xuyên như một phần trong xét nghiệm sinh hóa cơ bản. Theo đó những yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Creatinin máu như:

  • Chấn thương cơ sẽ làm tăng nồng độ Creatinin trong máu
  • Một số loại thuốc làm tăng nồng độ Creatinin trong máu như huyết áp cao, cimetidine, thuốc hóa trị kim loại nặng và những loại thuốc gây độc cho thận khác như Cephalosporin
  • Nồng độ Creatinin ở phụ nữ mang thai thấp hơn

Xét nghiệm Creatinin trong nước tiểu

Chỉ số creatinin cảnh báo bệnh thận nguy hiểm

Trường hợp chức năng thận gặp vấn để thì sẽ làm tích tụ lại lượng Creatinin trong cơ thể. Việc xét nghiệm Creatinin trong nước tiểu sẽ giúp đánh giá chức năng của thận có làm việc tốt hay không. Ngoài ra các thử nghiệm đo nồng độ Creatinin nước tiểu trong vòng 24 tiếng  thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh thận. Trường hợp nồng độ Creatinin trong cơ thể quá cao sẽ là những dấu hiệu cảnh báo bệnh thận.

Nồng độ Creatinin trong thận cảnh báo bệnh gì?

Trường hợp tăng nồng độ Creatinin: tình trạng này sẽ khiến bạn làm tăng nguy cơ hoặc đang mắc phải những bệnh viêm cầu thận, viêm bể thận hay hoại tử ống thận cấp tính, bệnh nhân bị suy thận cấp và mãn tính, hay bị giảm lưu lượng máu tới thận, tắc nghẽn đường tiết niệu, sưng thận, hẹp động mạch thận, chứng khổng lồ, chứng to đầu chi, người bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu, sỏi thận, nhiễm độc thận, lắng đọng lgA tại cầu thận, tăng axit uric máu cao, khối u tử cung, ung thư tuyến tiền liệt….

Trường hợp bị giảm nồng độ Creatinin: Cảnh báo tình trạng suy nhược cơ thể, giảm khối lượng cơ, mắc bệnh gan mãn tính, bệnh nhân đang dùng thuốc chống động kinh, phụ nữ mang thai hay ở người đang ăn chay….

Thông tin trong bài viết trên đây nhằm giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về mức Creatinin bình thường trong cơ thể. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990