Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cortisol là gì? Xét nghiệm Cortisol trong máu có chức năng gì?

Cập nhật: 18/07/2020 14:46 | Người đăng: Lường Toán

Cortisol trong máu là gì? Xét nghiệm Cortisol có chức năng gì? Những câu hỏi này đang nhận được rất nhiều những thắc mắc của bạn đọc. Nếu như bạn vẫn còn một số băn khoăn thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong chuyên mục bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu xét nghiệm cortisol trong máu

Xét nghiệm cortisol trong máu là gì? Xét nghiệm này thực hiện khi lấy một mẫu máu để đo nồng độ của cortisol trong máu của bạn. Nói đến đây thì nhiều người thắc mắc Cortisol là là gì? Đây là một hormone steroid do tuyến thượng thận tiết ra, chúng nằm trên quả thận của bạn. Các bác sĩ còn thường gọi đây là xét nghiệm cortisol trong huyết thanh.

Hormone Cortisol được tuyến thượng thận sản sinh ra là nhờ vào sự kích thích của ACTH - hormon hướng vỏ thượng thận được tuyến yên sản xuất. Hormone ACTH có vai trò quan trọng trong sự kích thích tiết hormone ở vỏ thượng thận ở người bệnh.

Cortisol có chức năng gì?

>>Xem thêm: Công nghệ PRP là gì? Công nghệ PRP có tốt không?

Trong đó thì các Cortisol cũng có khá nhiều chức năng. Cụ thể Cortisol giúp cơ thể sử dụng đường (glucose) và chất béo để tạo thành năng lượng, bên cạnh đó còn giúp phản ứng lại stress hay một số trường hợp nguy hiểm khác. Đây là một phản ứng tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khi nhận thức người bệnh bị đe dọa hoặc nguy hiểm. Bên cạnh đó một số phản ứng sinh lý cũng là nguyên nhân khiến cortisol và nồng độ hormon thượng thận tăng cao, từ đó tạo ra khá nhiều năng lượng và sức mạnh nhằm giúp đối phó với mọi nguy hiểm.

Khi đó thì cortisol có vai trò ngăn chặn bất kỳ những chức năng không cần thiết đồng thời có thể gây bất lợi cho việc đối phó với nguy hiểm. Đó là khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng bất thường như đau bụng, nhịp tim tăng nhanh, khô miệng, tiêu chảy và hoảng loạn.

Bên cạnh đó, việc sản sinh cortisol cũng gây ức chế quá trình tăng trưởng, tiêu hóa và hoạt động hệ thống sinh sản đồng thời làm thay đổi phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể.

Với người bình thường thì vào buổi sáng là thời điểm mà nồng độ cortisol tăng lên cao đồng thời đạt đỉnh cao trong máu vào lúc 7 giờ sáng. Trong thi đó buổi tối là thời điểm Cortisol sụt giảm rất thấp hay trong suốt giai đoạn đầu của giấc ngủ. Tuy nhiên nếu như bạn thay đổi múi giờ sinh học ngủ và thức thì cũng làm thay đổi chu kỳ cortisol. Một số trường hợp không có chu kỳ tăng giảm nồng độ cortisol trong ngày, thì điều đó cảnh báo nguy cơ cường tuyến thượng thận. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra hội chứng Cushing.

Khi nào cần xét nghiệm cortisol trong máu?

Dược sĩ các Trường Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh cho biết, xét nghiệm Cortisol trong máu nhằm giúp kiểm tra xem nồng độ cortisol được sản xuất ra có bị quá cao hay quá thấp hay không. Cụ thể một số bệnh như bệnh Addison hay hội chứng Cushing là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến lượng cortisol được tiết ra bởi tuyến thượng thận. Việc thực hiện xét nghiệm này thường được chỉ định trong việc chẩn đoán để phát hiện bệnh trên đồng thời đánh giá chức năng tuyến yên và tuyến thượng thận.

Triệu chứng của hội chứng Cushing được chỉ định xét nghiệm Cortisol trong máu:

  • Tăng huyết áp;
  • Da mỏng;
  • Tăng đường huyết;
  • Teo cơ và yếu cơ;
  • Loãng xương.
  • Béo phì, nhất là béo bụng;
  • Có những vết sọc màu tím trên da bụng;

Xét nghiệm này cũng dùng để chẩn đoán bệnh Addison trường hợp xuất hiện triệu chứng dưới đây:

  • Sụt cân;
  • Hạ huyết áp;
  • Yếu cơ;
  • Đau bụng;
  • Mệt mỏi;
  • Những mảng da thẫm màu.

Một số trường hợp có thể bị giảm sản xuất cortisol nếu kết hợp stress thì nguy cơ gây suy tuyến thượng thận rất cao có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Theo đó thì người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Bị đau bất thường khởi phát đột ngột tại vùng bụng, thắt lưng, hoặc chân;
  • Người bệnh có thể bị tiêu chảy, nôn ói, dẫn đến mất nước;
  • Rối loạn tri giác.
  • Hạ huyết áp;

Một số điều lưu ý khi xét nghiệm cortisol trong máu

Các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm cortisol trong nước tiểu trong vòng 24 tiếng thay vì xét nghiệm máu để chẩn đoán Hội chứng Cushing.

Một số xét nghiệm khác cũng được chỉ định nhằm kiểm tra hoạt động ở tuyến yên hoặc tuyến thượng thận tốt hay không, cụ thể như: xét nghiệm ACTH và nghiệm pháp ức chế bằng dexamethason. Xét nghiệm kích thích ACTH có thể được sử dụng trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ người bệnh đang mắc bệnh Addison.

Nồng độ Cortisol trong máu ở người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động như chấn thương, luyện tập, thời tiết nóng hoặc lạnh, nhiễm trùng, cơ thể béo phì và suy nhược. Bên cạnh đó thì phụ nữ đang mang thai hay đang gặp phải stress về thể lực cùng với cảm xúc có thể khiến cho nồng độ cortisol hormone trong máu tăng cao. Không chỉ vậy, Cortisol cũng có thể bị giảm nếu đang chịu tác động của bệnh béo phì hay bệnh cường giáp. Bên cạnh đó còn có một số thuốc bao gồm thuốc tránh thai đường uống, thuốc lợi tiểu spironolactone hay các thuốc cortisol tổng hợp cũng có thể làm tăng nồng độ cortisol trong máu của bạn.

Người lớn thường có nồng độ cortisol cao hơn so với trẻ em.

Xét nghiệm cortisol trong máu như thế nào?

Trước khi làm xét nghiệm Cortisol, người bệnh cần phải nắm được những cảnh báo và một số lưu ý. Nếu người bệnh có bất kỳ thắc mắc nào, thì tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin và lưu ý cụ thể.

Chuẩn bị trước khi thực hiện xét nghiệm cortisol trong máu?

Xét nghiệm Cortisol trong máu thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện vào buổi sáng. Bởi thời điểm này sẽ cho kết quả chính xác khi mà nồng độ này thường thay đổi trong ngày.

Lưu ý không nên tập thể dục mạnh trong vòng một ngày trước khi xét nghiệm.

Đặc biệt là bạn cần phải tạm ngưng sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình xét nghiệm, đó là những loại thuốc:

  • Thuốc chống động kinh;
  • Thuốc tránh thai Estrogen 
  • Androgen;
  • Các loại glucocorticoid tổng hợp như prednisone, hydrocortisone và prednisolone.

Quy trình thực hiện xét nghiệm cortisol trong máu là gì?

Xét nghiệm Cortisol trong máu

Các bước xét nghiệm lấy máu:

  • Ngưng máu lưu thông bằng cách quấn một dải băng quanh tay;
  • Sát trùng vị trí tiêm bằng cồn;
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch sau đó gắn một cái ống để chứa máu chảy ra;
  • Lấy đủ lượng máu thì hãy tháo dải băng quanh tay;
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Cách đọc kết quả xét nghiệm cortisol trong máu của bạn

Kết quả xét nghiệm Cortisol trong máu của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc cơ sở xét nghiệm mà bạn chọn. Cách đọc kết quả như sau:

Kết quả bình thường:

Với mẫu máu lấy vào lúc 8 giờ sáng cho kết quả bình thường nếu Cortisol sẽ nằm trong phạm vi từ 6 đến 23 microgram mỗi decilit (mg/dL).

Kết quả bất thường:

Trường hợp kết quả cho thấy nồng độ Cortisol cao hơn mức bình thường ở trên sẽ cảnh báo nguy cơ gây ra bệnh Cushing, khối u ở tuyến thượng thận hay vị trí khác..

Khi nồng độ Cortisol thấp hơn so với nồng độ cortisol bình thường thì rất có thể người bệnh đang mắc phải bệnh Addison xảy ra khi tuyến thượng thận sản xuất quá ít cortisol; hay suy tuyến yên.

Với những chia sẻ trên đây hi vọng giúp bạn đọc nắm được những thông tin về Cortisol là gì? Xét nghiệm Cortisol có chức năng gì? Nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi dưới comment nhé. Chúc bạn sức khỏe.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990