Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Công nghệ PRP là gì? Công nghệ PRP có tốt không?

Cập nhật: 16/07/2020 12:55 | Người đăng: Lường Toán

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến các cụm từ bao gồm công nghệ PRP, phi kim PRP, tiêm PRP. Vậy cấy PRP là gì? Cấy PRP có tốt không? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời trong chuyên mục bài viết dưới đây.

Nếu bạn đang là một tín đồ làm đẹp hoặc đang loay hoay tìm kiếm một phương pháp điều trị các vấn đề về da, thì chắc chắn bạn cũng đang tìm hiểu về phương pháp PRP - cấy máu tự thân. Vậy cấy PRP là gì  và tác dụng của công nghệ này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Cấy PRP là gì?

Công nghệ PRP giúp làm đẹp, trẻ hóa da

>>Xem thêm: Thương hàn là bệnh gì? Chế độ dinh dưỡng đảm bảo tốt nhất

Công nghệ PRP là gì? Thực tế PRP là cách gọi tắt của cụm từ tiếng Anh tên là “ Platelet Rich Plasma ”, dịch sang tiếng Việt “ Huyết Tương Giàu Tiểu Cầu ”. Công nghệ này dựa trên phương thức lấy máu tự thân qua quá trình xử lý ly tâm. Nhằm mục đích là lấy ra lượng huyết tương giàu tiểu cầu đồng thời sử dụng huyết tương đó để đưa ngược trở lại cơ thể hay vào vùng cần được điều trị bằng cấy PRP. Phương pháp này chỉ sử dụng những tế bào trong cơ thể nhằm chiết tách, với mục đích làm trẻ hóa da đồng thời giúp sửa chữa những hư hại trên da do vậy mà phương pháp này hoàn toàn không được sử dụng bất cứ một chất bảo quản hay một hoạt chất nào bên ngoài PRP. Người dùng sẽ được gây tê giảm đau tại chỗ bởi vậy mà phương pháp này không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt. Một số nhân tố tăng trưởng tìm thấy trong tiểu cầu có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của những tế bào da mới liên tục. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị trẻ hóa da tăng cao và kéo dài. Theo đó thì ứng dụng của PRP trong điều trị trẻ hóa da có tác dụng sau đây:

  •         Giải quyết một số vấn đề về da hư tổn bao gồm sạm nám da, da kém thẩm mỹ.
  •         Điều trị đồng thời giúp ngăn chặn tình trạng da lão hóa, da bị nhăn nheo chùng nhão.
  •         Điều trị nám da, mụn trứng cá, sẹo rỗ, lỗ chân lông to.
  •         Giúp làm mờ bọng mắt, rạn da hay da sần vỏ cam.

Cấy PRP có tốt không?

Cấy PRP hay còn gọi là tiêm PRP là gì trên đây chắc hẳn giúp bạn hiểu rõ được phương pháp này. Tuy nhiên trong làm đẹp thì lựa chọn một phương pháp tối ưu: an toàn, hiệu quả và phù hợp là điều không hề dễ dàng. Vậy cấy PRP  có tốt không? Câu trả lời là cấy PRP rất tốt. Để giải thích chi tiết hơn, dược sĩ các Trường Cao đẳng Y Dược HCM chia sẻ như sau:

  • Tiểu cầu cơ thể có chứa một lượng lớn protein có chức năng giúp chữa lành các mô trong cơ thể bị tổn thương.
  • Tiểu cầu còn có tác dụng kích thích những mạch máu bị hư tổn phục hồi.
  • Kích thích Collagen và Hyaluronic Acid được sản sinh nhiều hơn rất tốt cho làn da. Có thể xem đây là một loại dưỡng chất quan trọng trong việc làm tăng tính đàn hồi da giúp cho da luôn căng mịn và săn chắc.
  • Phi kim PRP là phương pháp lấy tế bào khỏe mạnh của cơ thể nhằm điều trị và sau đó giúp nuôi dưỡng những tế bào da bị hư tổn. Phương pháp này không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào từ bên ngoài để tác động vào cơ thể. Có thể xem phương pháp cấy PRP khá an toàn, không gây kích ứng hoặc tác dụng phụ nào cho cơ thể. 

Cấy PRP có tác dụng gì?

Cấy PRP có tác dụng gì? Các bạn hãy cùng tham khảo những ưu điểm nổi bật trong phương pháp làm đẹp này hiện đang được rất nhiều tín đồ yêu thích.

Tiêm PRP tốt cho tóc

  •         Tiêm PRP giúp kích thích mọc tóc, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục tình trạng hói đầu. 
  •         Giúp tóc trở nên mềm mượt hơn
  •         Phòng ngừa hiện tượng tóc bị gãy rụng. 

Tiêm PRP tốt cho làn da

  •         Tiêm PRP là phương pháp làm đẹp, giúp giải quyết đa số vấn đề về lão hóa của da: trùng da, da nhăn nheo, chảy xệ,.
  •         Ngoài ra công nghệ PRP còn được ứng dụng trong trị sẹo rỗ mang lại hiệu quả điều trị 80% sẹo rỗ chỉ sau vài lần thực hiện.
  •         Điều trị một số tổn thương trên da bao gồm nám, tàn nhang.
  •         Có tác dụng giúp mờ bọng mắt, thâm mắt bởi phương pháp này cung cấp lượng collagen lớn cho làn da.
  •         Cấy PRP còn giúp giảm bã nhờn với mục đích giúp giải quyết tình trạng lỗ chân lông to,mụn trứng cá và mụn đầu đen.

Tác dụng của lăn kim PRP là gì cho cơ thể?

Như vậy bạn đã hiểu được phi kim PRP là gì. Phương pháp này không chỉ được ứng dụng trên da và tóc giúp bạn khắc phục được nhược điểm ở hai bộ phận này. Bên cạnh đó thì hiện tại các chuyên gia thẩm mỹ còn ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu PRP trong quá trình cấy mỡ tự thân tại một số trên cơ thể bao gồm: má, mặt, ngực, mông…Hiện tại thì phương pháp này chưa được phổ biến nhiều tại Việt Nam nhưng với các quốc gia phát triển ngành thẩm mỹ như Hàn Quốc, mỹ thì công nghệ này được thịnh hành rất nhiều.

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp cấy PRP:

Nên chọn nơi an toàn thực hiện PRP
  • Phương pháp PRP mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên để giữ hiệu quả lâu dài, thì bạn cần phải kết hợp thực hiện việc chăm sóc da đúng cách tối thiểu với 3 bước skincare mỗi ngày để giúp làn da trở lên săn chắc và khỏe mạnh..
  • Bên cạnh đó, hãy thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh đồng thời thực hiện chế độ ăn uống sẽ góp phần làm cải thiện vùng da của bạn khỏe mạnh và tươi trẻ hơn. 

Bên cạnh đó trước khi thực hiện phương pháp này, bạn cần chọn nơi uy tín và hiệu quả cao.

Nơi có bác sĩ tay nghề cao

Phương pháp làm đẹp luôn được chị em chú trọng rất nhiều. Trong đó yếu tố đầu tiên cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu là phải chọn được nơi có bác sĩ chuyên môn và tay nghề cao bởi phương pháp này đòi hỏi tính an toàn, trường hợp không được chọc đúng ven thì có thể gây nhiễm khuẩn, gây đau kéo dài ở chỗ tiêm,..

Phải kiểm tra, thăm khám toàn diện trước khi làm thủ thuật

Không phải ai cũng được sử dụng phương pháp trẻ hóa da bằng phi kim PRP. Cụ thể là những bệnh nhân bị đột quỵ hay tiểu đường... thường có lượng tiểu cầu giảm đi do vậy sẽ gặp khó khăn khi áp dụng phương pháp này. Bên cạnh đó thì người cao tuổi cũng không được chỉ định sử dụng phương pháp này bởi họ thường có lượng tế bào hạn chế. Do vậy mà bất kỳ ai muốn làm đẹp bằng phương pháp này cũng đều được trải qua công đoạn thăm khám da với sức khỏe toàn diện.

Quy trình và công nghệ chiết xuất ly tâm chuẩn Quốc tế

Công nghệ Phi kim PRP có thể bị nhiễm khuẩn tại chỗ  trong thời gian thực hiện nếu không được đảm bảo ở mọi khâu thao tác: lấy máu, xử lý máu, quá trình bảo quản dung dịch huyết tương với những thao tác đưa huyết tương vào trong cơ thể . Trong khi đó thì máu là môi trường rất dễ bị nhiễm khuẩn do vậy cần phải có quy trình thực sự đảm bảo. Về yếu tố vệ sinh cơ sở và trang thiết bị cũng được đánh giá là rất quan trọng, đó đều là những yếu tố cần phải lưu ý trên hết. Bạn nên chọn những nơi uy tín có dịch vụ chăm sóc hoàn hảo với công nghệ tiên tiến hiện đại, vô trùng tuyệt đối đáp ứng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về cấy PRP là gì? Đồng thời giải đáp những thắc mắc liên quan đến cấy PRP, hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990