Cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào? Chức năng của những cơ quan này là gì? Những câu hỏi này sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây? Hãy cùng theo dõi nhé.
Cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào?
Hệ tiêu hóa được cấu tạo từ ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa. Trong đó ống tiêu hóa được gọi là đường ống giúp thức ăn đi qua từ khoang miệng, cổ họng rồi đến thực quản, dạ dày. Sau đó chúng sẽ tới ruột non, đại tràng và cuối cùng là hậu môn. Trong đó tuyến tiêu hóa sẽ bao gồm hai tuyến lớn và nhỏ. Tuyến lớn sẽ bao gồm tuyến nước bọt, gan và tụy và tuyến tiêu hóa nhỏ sẽ nằm bên trong thành của ống tiêu hóa lớn bao gồm tuyến dạ dày, tuyến ruột non và tuyến ruột.
>>Xem thêm: Sán lá gan có nguy hiểm không? Đặc điểm của sán lá gan là gì?
Hệ tiêu hoá bao gồm các cơ quan trong cơ thể có nhiệm vụ chính là ăn và tiêu hoá thức ăn. Qua đó giúp tách ra lấy năng lượng và các chất dinh dưỡng, sau đó sẽ đẩy chất thải ra ngoài.
Hệ tiêu hóa có chức năng chính là: tiêu hóa mang tính hóa học và tiêu hóa mang tính cơ năng. Khi đưa thức ăn vào miệng thì sẽ trải qua bước nhai cắt của răng và trộn của lưỡi. Dùng nước miếng nhào đều thức ăn và nuốt thức ăn qua họng vào thực quản và xuống dạ dày. Tại đây thì nhu động trong thành dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn thành dạng cháo. Khi đến ruột non thông qua các men tiêu hóa và nhu động ruột thì sẽ giúp hoàn thành công đoạn tiêu hóa. Có thể hấp thu dinh dưỡng còn những chất bã sẽ được đưa xuống đại tràng sẽ từ từ thối rữa thành phân sau đó được bài xuất ra ngoài qua hậu môn. Từ đó có thể thấy được phần tiêu hóa ở trên mang tính chất cơ năng là chính, còn phần dưới là bằng hóa học.
Một số bệnh thường gặp ở cơ quan tiêu hóa
Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa ở người trong quá trình này thường có thể gặp một số vấn đề làm gián đoạn các khâu hoặc gây tổn thương đến bộ phận này. Dưới đây là các bệnh thường gặp ở cơ quan tiêu hóa của người.
Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng xuất hiện những vết viêm hay loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày . Tình trạng này có thể gây đau đớn cho người bệnh với những triệu chứng đau, nóng, rát. Đặc điểm của những cơn đau như sau:
- Người bệnh đau ở bất kỳ nơi nào từ rốn đến xương ức.
- Có thể đau từ vài phút đến vài giờ.
- Đau hơn khi đói.
- Tình trạng này giảm khi ăn các loại thực phẩm nào đó đệm acid dạ dày hay dùng thuốc giảm acid.
- Tình trạng này có thể biến mất hoặc trở lại sau đó một vài ngày hoặc vài tuần.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng thường do vi khuẩn H. pylori (HP). Chúng sống và nhân lên trong lớp niêm mạc bao phủ đồng thời sẽ giúp bảo vệ các mô ruột non và đường dạ dày. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì nó có thể phá vỡ các lớp niêm mạc và viêm niêm mạc dạ dày hay tá tràng để hình thành các vết loét.
Dưới đây là những yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:
- Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau
- Sử dụng nhiều rượu, bia
- Hút thuốc lá
- Căng thẳng, stress
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa thường gây ra những biểu hiện bao gồm đau bụng, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn hay tiêu chảy cấp...
Tình trạng rối loạn tiêu hóa là hậu quả của chế độ ăn uống không điều độ. Cụ thể như khi bạn ăn phải thức ăn ôi thiu, uống sữa quá hạn sử dụng hay ăn phải rau sống có chứa vi khuẩn gây đau bụng, đi ngoài phân lỏng. bên cạnh đó có thể do một số bệnh lý như viêm đại tràng.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong các bệnh ở cơ quan tiêu hoa của người. Tình trạng này xảy ra khi có sự trào ngược của dịch vị vào trong thực quản. Người bệnh thường gặp phải những triệu chứng sau:
- Xuất hiện biểu hiện ợ chua và cảm giác dung dịch chảy từ dưới lên.
- Ợ nóng: nhất là ở lồng ngực nguyên nhân do axit trào lên làm bỏng rát thực quản.
- Sau 1 khoảng thời gian tình trang này sẽ gây viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản dẫn đến khó khăn khi nuốt.
Bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là do tình trạng viêm nhiễm, tổn thương hay do bị rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến viêm đại tràng. Đặc điểm của bệnh này là rất dễ tái phát và trở thành mãn tính. Điều này gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm.
Đây có thể do hậu quả của rối loạn tiêu hóa mạn tính kéo dài hay bị tái phát nhiều lần. Tình trạng này làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Người bệnh thường gặp phải những triệu chứng như đau bụng âm ỉ, có khi đau nhiều thành cơn, kèm theo tình trạng bị đầy bụng, sôi, nóng ruột, rối loạn đại tiện.
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bệnh nhân. Nhất là những bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh trĩ thường do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống, do lười vận động hay ngồi nhiều một chỗ. Bệnh gia tăng ở dân văn phòng, phụ nữ sau sinh hay những người gặp phải bệnh lý về đường tiêu hóa phải rặn nhiều…..
Theo các chuyên gia, tình trạng táo bón lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Bởi khi bị táo bón sẽ khiến cho phân bị khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Nếu kéo dài thì nó sẽ gây giãn quá mức các tĩnh mạch vùng trực tràng gây ra bị trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn.
Làm gì để hạn chế bệnh lý tiêu hóa?
Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, những bệnh lý về đường tiêu hóa có xu hướng tăng cao ở người cao tuổi. Bên cạnh đó những người do đặc thù công việc áp lực, stress quá nhiều cũng là yếu tố nguy cơ. Do vậy để hạn chế tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa thì các bạn cần phải áp dụng các cách sau:
Ăn chậm, nhai kỹ: Phương pháp này không chỉ giúp bạn tránh bị nghẹn hay sặc thức ăn mà còn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa.
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động mạnh hơn. Bên cạnh đó nó còn giúp bạn phòng tránh táo bón, dẫn đến bệnh trĩ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo lượng nước uống mỗi ngày khoảng 2 lít. Ngoài ra người bệnh có thể bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm khoai lang và một số loại rau nhuận tràng như canh rau đay, mồng tơi...
Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Trái cây và rau xanh rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Nó sẽ giúp bạn tránh bị đầy bụng, khó tiêu hoặc đại tiện phân không lành. Do vậy hãy bổ sung mỗi ngày để tốt cho cơ thể.
Vận động thường xuyên: Ngoài chế độ dinh dưỡng thì vận động cũng là cách giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động khỏe mạnh. Bạn có thể vận động nhẹ nhàng vùng bụng, cơ bắp bằng cách đi bộ trong nhà. Thời gian tập luyện khoảng 60 phút/ngày chia thành 2-3 lần tập là vừa….
Trên đây là những thông tin về cơ quan tiêu hóa và bệnh tiêu hóa thường gặp. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!