Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chụp MRI để làm gì? Chụp MRI có ảnh hưởng gì không?

Cập nhật: 10/03/2020 15:45 | Người đăng: Lường Toán

Chụp MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh rõ nét, qua đó xác định được chính xác tình hình bệnh của bệnh nhân. Chụp MRI mang lại sự hiệu quả hơn những phương pháp cận lâm sàng khác. Trong chuyên mục bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phương pháp chụp MRI là gì và những lợi ích như thế nào?

Chụp cộng hưởng MRI là gì?

Chụp MRI là một kỹ thuật tạo hình cắt lớp có sử dụng sóng từ trường và sóng Radio. Khi những nguyên tử Hydrogen trong cơ thể người dưới sự tác động của sóng radio và từ trường hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Qúa trình phóng thích này sẽ được máy thu nhận, xử lý và chuyển đổi những tín hiệu thành hình ảnh.

Chụp MRI có nhiều lợi ích

>>Xem thêm: Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Theo đó hình ảnh chụp MRI có độ tương phản khá cao, rõ ràng và sắc nét, chi tiết và giải phẫu tốt với khả năng tái tạo 3D rất hiệu quả. Từ đó cho giúp cho bác sĩ chẩn đoán bệnh lý của bệnh nhân tốt hơn. Ở một số trường hợp cho thấy chụp MRI có hiệu quả tốt hơn so với máu siêu âm, chụp cắt lớp CT và chụp X – Quang…

Không chỉ vậy chụp MRI không sử dụng tia xạ, khá an toàn. Do vậy những ai băn khoăn chụp MRI não có ảnh hưởng gì không thì hoàn toàn có thể yên tâm. Bởi phương pháp này được các bác sĩ chuyên môn đánh giá rất cao trong việc chỉ định chụp và chẩn đoán bệnh ở mỗi người.

Chụp MRI để làm gì?

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM thì phương pháp chụp MRI được chỉ định ở khá nhiều trường hợp. Nó có nhiều lợi ích như sau:

  • Chụp MRI sọ não: nhằm phát hiện một số bệnh về u não, u dây thần kinh sọ não, tai biến mạch máu não, chảy máu não, chấn thương sọ não, nhồi máu não, một số bệnh lý về não, dị tật bẩm sinh hay bệnh động kinh
  • Chụp MRI vùng cổ: nhằm phát hiện những tổn thương như những khối u, viêm hạch bạch huyết tại vùng cổ. Đặc biệt là cộng hưởng từ vùng cổ sẽ giúp sớm phát hiện và chẩn đoán bệnh chính xác hơn những tổn thương tại đám rối thần kinh cánh tay.
  • Chụp MRI cột sống: Phương pháp chụp MRI giúp chẩn đoán chính xác những bệnh lý về đĩa đệm, cột sống, dây chằng như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, viêm nhiễm đĩa đệm, gãy lún cột sống hay phần mềm cạnh sống. Những bệnh lý về tủy sống như chấn thương, viêm hay u tủy sống cũng đều được xác định bằng chụp MRI.
  • Chụp MRI vùng bụng – chậu nhằm phát hiện những bệnh lý về gan, đường mật như sỏi mật, u gan, u đường mật…Những bệnh lý về tuyến tụy, thận, lá lách, tuyến thượng thận. Một số bệnh lý vùng tiểu khung như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng, sa âm đạo, u tử cung ….Bên cạnh đó còn đưa ra những đánh giá chính xác được giai đoạn ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung và ung thư tuyến tiền liệt…
  • Chụp MRI cơ xương khớp: Theo đó thì hình ảnh chụp MRI khớp gối cho kết quả rõ nét. Các bác sĩ dựa vào sụn khớp, cấu trúc ổ khớp, gân cơ và dây chằng để phát hiện bệnh sớm như thoái hóa, viêm nhiễm, chấn thương rách dây chằng và tràn dịch ổ khớp.
  • Chụp MRI tuyến vú: nhằm xác định sớm và chính xác những tổn thương tại tuyến vú như u lành tính, ác tính và những viêm nhiễm tại vú.

Có thể thấy chụp MRI là phương pháp có giá trị rất cao nhằm chẩn đoán chính xác sự bất thường của thai nhi, những dị tật bẩm sinh phức tạp của thai nhi. Cụ thể các bác sĩ sẽ cho chỉ định trong những trường hợp khó khăn khi thăm khám qua siêu âm như thai thiểu ối, mẹ bầu bị béo phì hoặc đánh được cử động của thai nhi. Bên cạnh đó thì MRI còn được chỉ định chẩn đoán nguy cơ bệnh tim, bệnh mạch máu như hẹp tắc mạch máu, nhồi máu cơ tim và bệnh lý hệ bạch huyết….

Những điều cần làm khi đi chụp MRI

Khi đi chụp MRI thì người bệnh sẽ được nằm vào bên trong ống nam châm lớn, qua đó tạo ra một từ trường rất mạnh. Các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này. Khi chụp thì bạn cần phải nằm yên, không cử động để chờ máy hoạt động, qua đó sẽ đưa ra hình ảnh đạt chất lượng và hiệu quả nhất.

Trước khi chụp MRI chẩn đoán bệnh thì người bệnh cần phải mang theo phiếu siêu âm, kết quả xét nghiệm, phim chụp X – Quang và CT để các bác sĩ tham khảo, đưa ra lựa chọn chụp thích hợp cho mỗi bệnh lý. Nhân viên sau khi tiếp nhận bệnh nhân chụp thì sẽ hướng dẫn về việc hoàn thành thủ tục, thay đồ bệnh viện đồng thời tháo những vật dụng như bông tai, dây chuyền, đồng hồ, răng giả, trang sức…

Bên cạnh đó thì nhận viên kỹ thuật cũng sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra những dị vật hay thiết bị kim loại trong cơ thể. Nếu chỉ là những dị vật kim loại nhỏ trong những cơ quan có mô lỏng léo như mắt, tim, phổi, não cạnh các mạch máu lớn…thì không nên chụp MRI.

Bên cạnh đó thì người bệnh cũng cần chủ động báo cho nhân viên kỹ thuật nếu như trong cơ thể có những dụng cụ thiết bị như máy trợ tính, van tim nhân tạo, vòng tránh thai, Stent mạch máu, máy tạo nhịp nhân tạo, máy khử rung hay thiết bị bơm thuốc tự động…

Chụp cộng hưởng cần theo hướng dẫn của bác sĩ

Thông thường thì thời gian chụp MRI có thể kéo dài từ 15 – 45 phút tùy vào từng cơ quan cần thăm khám, sự hợp tác của người bệnh có được tiêm thuốc tương phản hay không. Trong phòng chụp thì nhân viên kỹ thuật cũng sẽ hướng dẫn người bệnh kỹ trên bàn chụp với tư thế chụp phù hợp nhất. Bạn phải nằm yên trong suốt quá trình chụp.

Trong thời gian chụp thì người bệnh có thể nghe thấy tiếng ồn do cộng hưởng từ phát ra, đây là điều bình thường và bạn có thể đeo tai nghe nhạc để giảm bớt tiếng ồn. Với mỗi bộ phận cơ thể chụp thì đòi hỏi những yêu cầu khác như: khi chụp cột sống cổ thì không được nuốt nước bọt, không nín thở trong thời gian ngắn nếu chụp ngực và bụng để có chất lượng hình ảnh đẹp hơn.

Trường hợp tiêm thuốc tương phản thì thuốc sẽ được truyền qua tĩnh mạch tại cổ tay và vùng cổ, thời gian tiêm từ 1 – 2 phút. Sau khi tiêm thuốc xong thì cần chụp lại cơ quan cần khảo sát. Trong thời gian tiêm thuốc bạn sẽ thấy toàn thân ấm lên và có vị đắng ở lưỡi. Đây là điều rất bình thường và tình trạng có thể tự biến mất từ 2 – 5 phút. Nhiều người thắc mắc chụp MRI bao lâu có kết quả? Thì mọi trường hợp, phim và bảng kết quả sau khi chụp MRI sẽ có sớm nhất từ 15 – 30 phút và nếu cần hội chẩn thì thời gian chờ đợi có thể lâu hơn khoảng vài tiếng.

Nếu có thắc mắc gì về chụp MRI thì bạn hãy hỏi trực tiếp các bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời...
Xem thêm >>



0899 955 990