Chuột rút có thể gây ra những cơn đau khác nhau tùy vào từng mức độ ở người bệnh. Tình trạng này không hay xảy ra nhưng nếu thường xuyên xuất hiện thì nó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bệnh nhân. Đồng thời chuột rút cũng cảnh báo đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Chuột rút là gì?
Chuột rút có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng chuột rút bắp chân thường gặp nhất. Tình trạng này là do sự co thắt cơ bắp chân khi bạn vận động trong cơ bắp quá khó. Chuột rút có thể xảy ra ở bắp chân, phía dưới hoặc phía sau đầu gối có thể làm ảnh hưởng đến các cơ nhỏ của bàn chân.
>>Xem thêm: Tâm phế mạn là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào hiệu quả?
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này có thể khiến cho thời gian kéo dài cơn đau chuột rút bắp chân đến khoảng vài phút. Có trường hợp cơn đau xuất hiện khoảng vài giây nhưng cũng có thể kéo dài đến 10 phút.
Tình trạng Chuột rút bắp chân xuất hiện khi bạn đang nghỉ ngơi, thường gặp nhất vào ban đêm khi ngủ và thường được gọi là chuột rút ban đêm. Tình trạng này có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn với những cơn đau khó chịu. Nếu xuất hiện trong thời gian dài thì bạn không nên chủ quan
Nguyên nhân chuột rút là gì?
Với những người vận động nhiều ở bộ phận nào thì thường sẽ gặp chuột rút tại cơ đó. Với các vận động viên hay người vận động cơ chân nhiều sẽ thường gặp phải tình trạng chuột rút bắp chân. Tuy nhiên nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên hơn thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải một số bệnh lý dưới đây:
- Cơ thể mất nước:
Tình trạng mất nước ở cơ thể có thể khiến cho bạn bị mất nước. Đó là do sự mất cân bằng trong cơ thể khi các tín hiệu điện và ion trong cơ thể bị thiếu hụt. Trong thời điểm đó thì thường cơ thể không xuất hiện những tín hiệu nào từ não cảnh báo sự mất cân bằng điện xung quanh tế bào. Do vậy mà tình trạng này khiến rối loạn các cơ và cơ thể bị co rút không thể báo trước.
Với những người bị chuột rút do mất nước thì cần phải bổ sung nước nhanh chóng. Bên cạnh đó có thể phòng ngừa bằng cách uống mỗi ngày 1,5 đến 2 lít nước và bổ sung thêm các chất điện giải.
- Giữ nguyên tư thế quá lâu:
Tư thế thường giữ nguyên quá lâu thường gặp với những người làm công việc văn phòng. Nếu phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong tư thế thì khiến cho các cơ bị căng ra. Nếu di chuyển đột đột thì sẽ khiến cho chúng bị co lại bất ngờ. Tình trạng này gây nên các cơn chuột rút ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nếu bị tác động,...
- Do chèn ép dây thần kinh:
Một số bệnh lý có thể gây chèn ép dây thần kinh bao gồm: hẹp đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp... Chúng có thể gây ra một số kích thích dây thần kinh dẫn đến chuột rút.
Tùy vào từng bệnh lý ở trên sẽ có cách xử lý khác nhau. Để khắc phục tạm thời thì bạn có thể đi bộ ở tư thế hơi cong người như vậy vừa giúp hạn chế và phòng ngừa được bệnh.
- Thiếu canxi khi mang thai:
Phụ nữ mang thai bị chuột rút là đối tượng không hề hiếm gặp. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Tình trạng chuột rút này thường xuất hiện ở khu vực bắp chân vào ban đêm trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Các dược sĩ các trường Cao Đẳng Y Dược HCM chỉ ra rằng đó là do sự thiếu hụt một số khoáng chất bao gồm magnesium, calcium, photpho. Hoặc có thể do sức nặng và độ lớn của tử cung gây ra sự chèn ép đến mạch máu ở chi dưới , cũng có thể do trọng lượng của thai nhi…
- Thiếu máu hoặc rối loạn tuần hoàn máu:
Một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút bắp chân có thể là do thiếu máu hoặc rối loạn tuần hoàn máu. Cụ thể tình trạng thiếu máu khiến cho người bệnh sẽ không có đủ lượng máu cung cấp đến bàn chân, cánh tay hay những bộ phận khác trong cơ thể gây ra co rút cơ bắp và đau đớn.
- Chuột rút chân tự phát:
Dù vậy thì nhiều trường hợp bị chuột rút bàn chân nhưng không tìm ra nguyên nhân. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chuột rút chân có thể xảy ra do cơ bắp ở một vị trí bị rút ngắn và đồng thời bị kích thích co cơ. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm khi nằm trên giường. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc, người bệnh cần phải báo cho bác sĩ nếu gặp phải tình trạng này. Qua đó bác sĩ sẽ tìm ra cách khắc phục triệu chứng đau đớn, khó chịu này.
Bị chuột rút nên làm gì?
Chuột rút không phải hiếm gặp, tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Nếu xác định được nguyên nhân thì bạn cần phải xử lý kịp thời. Tình trạng này kéo dài thì cần phải có biện pháp điều trị. Theo đó thì xuất hiện cơn co rút, người bệnh hãy thực hiện các biện pháp sau:
Để phòng ngừa chứng chuột rút xảy ra vào ban đêm thì trước khi đi ngủ bạn nên thực hiện một số động tác như kéo căng các cơ hay bị chuột rút trong khoảng vài phút trước khi đi ngủ. Chẳng hạn như khi bạn thường xuyên bị chuột rút bắp chân thì nên thực hiện tập căng cơ bằng cách kéo gập lưng bàn chân hết mức duy trì trong khoảng vài phút. Với trường hợp bị co rút cơ mặt trước cẳng chân thì bạn cần phải thực hiện ngược lại duỗi bàn chân hết mức trong khoảng vài phút.
Trong khi ngủ thì bạn nên giữ chăn dưới chân giường nhằm giúp ngăn chặn những ngón chân và bàn chân không bị gập xuống. Từ đó giúp phòng ngừa chuột rút bàn chân.
- Bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp băng ép nóng hoặc lạnh lên giúp giảm đau khi bị chuột rút. Dưới đây là một số biện pháp bất kỳ có thể được sử dụng như sau: Có thể dùng một chiếc khăn nóng (hoặc lạnh), đá lạnh.
- Kéo dãn cơ khi bị chuột rút sẽ có tác dụng làm giảm các cơn đau khi co thắt cơ. Chẳng hạn như nếu bị chuột rút bắp chân thì trước tiên bạn có thể dùng tay kéo bàn chân lên cao nhằm kéo dãn bắp chân. Tương tự như bạn có thể được ngồi lên sàn nhà hoặc ngồi lên một cái ghế sau đó với chân bị chuột rút được duỗi thẳng.
- Cố gắng càng kéo gần đầu ngón chân về phía đầu trong khi vẫn phải giữ thẳng tư thế với chân của bạn. Cách này cũng sẽ giúp làm giảm tình trạng chuột rút cho nhóm cơ sau đùi. Còn với nhóm cơ trước đùi thì bạn cần phải cố gắng gấp gối đồng thời kéo bàn chân về phía mông. Giữ cơ thể ổn định bằng cách vịn một tay vào ghế
- Nếu thực hiện các cách trên không làm giảm các cơn đau thì bạn có thể uống thuốc mà không cần kê đơn của bác sĩ. Đa số người bệnh có thể sử dụng thuốc có tác dụng giãn cơ như thuốc kháng viêm ibuprofen, nhất là các vùng cơ bị đau nhẹ..
- Tình trạng chuột rút có thể khiến cho giấc ngủ của bạn bị gián đoạn. Nếu tình trạng này kéo dài thì người bệnh hãy báo với bác sĩ để kê thêm một số thuốc giãn cơ. Chúng sẽ giúp làm dịu đi cơn chuột rút.
- Một số trường hợp nếu được kiểm soát tốt những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng chuột rút thì người bệnh có thể cải thiện những triệu chứng đồng thời làm dịu đi các cơn chuột rút. Chẳng hạn như bác sĩ có thể khuyến cáo người bệnh được bổ sung thêm nồng độ kali hay canxi gây ra sự kích hoạt chuột rút.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chuột rút hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì về tình trạng này thì hãy báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Chúc bạn sức khỏe!