Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chỉ số GGT trong máu là gì? Chỉ số ggt bao nhiêu là nguy hiểm?

Cập nhật: 03/04/2020 11:59 | Người đăng: Lường Toán

GGT là tên viết tắt của Gamma Glutamyl transferase, là một xét nghiệm chức năng gan rất quan trọng cùng với SGPT và SGOT. Nếu cả 3 chỉ số trên cùng tăng nó cảnh báo chức năng gan đang gặp nguy hiểm. Trong chuyên mục bài viết ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chỉ số GGT nhé.

Chỉ số GGT trong máu là gì?

Gamma-glutamyl transferase (GGT) được biết đến là một loại enzyme có mặt trong các cơ quan trên khắp cơ thể, với nồng độ tối đa được xác định trong gan. Chỉ số GGT tăng cao trong máu khi tình trạng tổn thương gan hay ống mật bị ảnh hưởng. Xét nghiệm chỉ số GGT này thường dùng để đo mức GGT trong mẫu máu.

Chỉ số GGT tăng cao cảnh báo một số bệnh nguy hiểm

>>Xem thêm: Lấy tủy răng có đau không? Có nguy hiểm không?

Với cơ thể khỏe mạnh thì chỉ số GGT có mặt ở mức độ thấp, nhưng nếu như gan bị tổn thương thì chỉ số GGT cũng có thể tăng lên. Chỉ số này thường là men gan đầu tiên tăng trong máu nếu xuất hiện bất kỳ ống dẫn mật nào đưa mật từ gan đến ruột bị tắc nghẽn, nguyên nhân có thể là do khối u hay sỏi. Do vậy mà GGT trở thành chỉ số men gan nhạy cảm nhất nhằm dùng để phát hiện mọi vấn đề bất thường về ống mật.

Tuy nhiên, xét nghiệm GGT không phải là yếu tố duy nhất dùng để phân biệt nguyên nhân gây tổn thương gan bởi nhiều loại bệnh gan gây ra tình trạng này. Điển hình như ung thư gan hay viêm gan do virus và một số tình trạng khác không phải do gan, điển hình như như hội chứng mạch vành cấp tính .

Đó là lý do mà xét nghiệm GGT không được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích thực hiện thường xuyên. Thế nhưng mặt khác nó sẽ rất hữu ích khi kết hợp với các xét nghiệm khác. Chủ yếu nó dùng để xác định nguyên nhân gây ra mức độ phosphatase kiềm (ALP) cao, được biết đây là một loại enzyme khác được tìm thấy trong gan.

1. Chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số GGT bình thường dao động trong khoảng dưới 60 UI/L. Với nữ giới thì chỉ số này dao động là 11 – 50 UI/L, còn nam giới chỉ số GGT dao động trong khoảng 7- 32 UI/L.

Vậy chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm? Hiện nay để phân biệt mức độ nặng nhẹ tính nguy hiểm thì chỉ sự tăng của chỉ số GGT được chia thành 3 loại:

  •         Mức độ nhẹ: tăng cao trong 1-2 lần.
  •         Mức độ trung bình: tăng cao trong 2-5 lần
  •         Mức độ nặng: tăng cao trên 5 lần.

Như ở trên các dược sĩ trường Cao Đẳng Y Dược Phạm Ngọc Thạch đã nói, xét nghiệm GGT không được dùng để phân biệt các nguyên nhân gây tổn thương gan bởi nó do nhiều bệnh lý khác nhau như  ung thư gan và viêm gan virus... với các tình trạng không phải do gan, ví dụ như hội chứng mạch vành cấp.

Một số trường hợp như khi bệnh nhân uống rượu cũng làm tăng mức. Với những người nghiện rượu nặng mãn tính thì mức tổn thương gan càng cao so với những người tiêu thụ ít hơn 2 đến 3 ly mỗi ngày. Do vậy việc xét nghiệm GGT còn được dùng để đánh giá một người sử dụng  rượu nhiều cấp tính hoặc mãn tính.

2. Nguyên nhân nào khiến chỉ số GGT tăng cao?

Một số trường hợp khiến cho chỉ số GGT cao cũng có tác dụng giúp người bệnh tránh được nguy cơ tổn thương gan. Với những bệnh nhân men gan cao thì điều này có ý nghĩa khá quan trọng. Thường những trường hợp có thể làm GGT máu tăng cao bao gồm:

  •         Vàng da tắc mật
  •         Xơ gan, chết mô gan
  •         Dùng bia rượu nồng độ cao trong thời gian dài
  •         Bệnh đái tháo đường, bệnh phổi
  •         Chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ảnh hưởng đến chức năng gan
  •         Ung thư gan hoặc u gan
  •         Viêm gan cấp hoặc sốc gan
  •         Sử dụng thuốc gây độc cho gan: Phenytoin, Phenobarbital
  •         Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khiến gan yếu đi
  •         Bệnh lý tuyến tụy
  •         Thiếu lưu lượng máu đến gan
  •         Không chỉ vậy, các bác sĩ chuyên khoa còn tìm thấy các loại men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT tăng ở trường hợp bệnh sốt rét, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non, bệnh về đường mật, ứ sắt, và một số bệnh lý khác.

Lưu ý: Nếu bạn đang có ý định xét nghiệm chỉ số GGT thì hãy lưu ý không được sử dụng các loại thuốc (Phenytoin, Phenobarbital ..) trong vòng 24 tiếng bởi nó sẽ có khả năng làm tăng nồng độ GGT trong máu. Từ đó dẫn đến kết quả xét nghiệm không được chính xác. Bên cạnh đó người bệnh không nên dùng rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích bởi dù chỉ là một lượng nhỏ cũng có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm GGT

3. Cách kiểm soát chỉ số GGT

Một số thuốc làm thay đổi chỉ số GGT

Người bệnh không cần quá lo lắng khi chỉ số GGT tăng cao do các bệnh lý về gan. Bởi lẽ nếu như bạn phát hiện sớm thì với nền y học hiện nay rất phát triển sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt và nhanh chóng quay trở về cuộc sống bình thường. Tốt nhất bạn hãy đi khám để chuyên gia xác định nguyên nhân, đồng thời tuân theo sự hướng dẫn hỗ trợ cải thiện. Hãy thực hiện theo lời khuyên dưới đây:

  •         Trước tiên, người bệnh cần làm xét nghiệm viêm gan, đặc biệt là viêm gan B và C. Riêng viêm gan B, không chỉ phải xét nghiệm xem HBsAg khi có dương tính mà còn cần thực hiện một số xét nghiệm khác như HBeAg, HBeAb, anti HBe... Một số trường hợp sẽ được chỉ định xét nghiệm định lượng ADN của virus.
  •         Trường hợp men gan tăng cao do một số nguyên nhân như viêm tắc đường dẫn mật thì tốt nhất liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ cải thiện triệt để nguyên nhân.
  •         Với bệnh nhân viêm gan do rượu thì trước tiên cần kiêng rượu, bia hay các loại nước giải khát chứa cồn.
  •         Nếu chỉ số GGT trong máu cảnh báo tăng men gan vì bia rượu, thì giảm hoặc ngừng sử dụng rượu bia.
  •         Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh.
  •         Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận của cơ thể, nhất là gan – nơi mà thường xuyên phải giải trừ độc tố. Nên thực hiện một chế độ ăn uống khoa học đem lại những lợi ích cả trong lẫn ngoài cơ thể. Bởi lẽ nếu thực hiện một chế độ ăn uống ngập tràn rượu bia, không đúng giờ giấc... sẽ làm suy giảm chức năng gan.
  •         Gan có khả năng giải độc trong cơ thể rất tốt như các chất độc mạnh như: chất hóa học, chất độc hại có trong thực phẩm khi chúng tích tụ lâu ngày sẽ làm cho gan làm việc quá tải đồng thời chỉ số ggt cũng lặng lẽ tăng lên.
  •         Người bệnh không nên tự ý điều trị bệnh bằng các loại thuốc Nam hay thuốc Ðông y theo truyền miệng. Hiện các loại thuốc đang bán tràn lan chưa được kiểm chứng khoa học hoặc chưa có bằng chứng rõ ràng. Nếu điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại, khiến cho bệnh gan thêm trầm trọng hoặc không thể cứu chữa.
  •         Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm những công việc căng thẳng.
  •         Nên hạn chế tối đa bia rượu giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh

Thông qua bài điều này chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ chỉ số GGT là gì, mức độ nguy hiểm khi chỉ số này tăng cao. Để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh tốt nhất bệnh nhân nên đi thăm khám thường xuyên để kiểm soát kịp thời nguyên nhân gây bệnh. Chúc bạn sức khỏe tốt!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990