Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chỉ số acid uric cao cho biết điều gì? Chế độ ăn uống với người bị axit uric cao

Cập nhật: 06/05/2020 12:41 | Người đăng: Lường Toán

Acid uric là một sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể người. Tuy nhiên nếu có xảy ra sự chuyển hóa Purin thì sẽ dẫn đến tình trạng bị tăng axit uric trong máu. Để tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng axit uric cao trong máu thì mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số acid uric cho biết điều gì?

Như ở trên đã nói, acid uric được xem như là một chất thừa, hay là sản phẩm của sự chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi những tế bào trong cơ thể chết đi thì Acid uric được xem là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Ngày nay nó được phát hiện trong nhiều thực phẩm và các loại đồ uống bao gồm phủ tạng động vật, đậu Hà Lan, cá biển, bia, rượu...

Bình thường acid uric sẽ được thận đào thải qua nước tiểu. Tuy nhiên khi bạn ăn phải những loại đồ ăn chứa nhiều đạm hay dùng nhiều bia rượu sẽ làm tăng lượng tổng hợp acid uric. Bên cạnh đó có thể do thận bị suy giảm chức năng khiến cho quá trình đào thải acid uric bị giảm đi, từ đó làm cho lượng acid uric cao trong máu.

Xét nghiệm chỉ số acid uric cho biết điều gì

>>Xem thêm: Chỉ số GTT trong xét nghiệm máu là gì?

Với những trường hợp xét nghiệm nồng độ acid uric cao trong máu nhưng vẫn chưa xuất hiện những triệu chứng hay các cơn gút cấp. Thì ở giai đoạn này, bạn sẽ thường gọi là “chỉ số acid uric cao trong máu” nhưng chưa phải bệnh gout. Dù vậy thì người bệnh cũng không nên chủ quan bởi khi tình trạng tăng acid uric cao trong máu kéo dài sẽ làm cho những tinh thể urat lắng đọng lại ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn được gọi là cơn gout cấp. Đó là lý do mà tăng acid uric máu đã dần tiến triển thành bệnh gút.

Không chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout mà sự lắng đọng acid uric ở tim còn gây ra những bệnh lý về tim mạch, sự lắng đọng tại thận gây ra suy thận còn nếu như bị lắng đọng ở đường tiết niệu gây ra sỏi thận.

Nhận biết chỉ số Acid uric bình thường - bất thường

Ở cơ thể bình thường thì lượng acid uric trong máu luôn được giữ ở mức ổn định với nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l) thông qua quá trình tổng hợp và đào thải chất này diễn ra trong cơ thể

Tuy nhiên khi gặp phải bất kỳ nguyên nhân nào khiến cho sự cân bằng hai quá trình tổng hợp và đào thải hoạt chất này bao gồm cả sự tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm thải trừ acid uric cũng sẽ là nguyên nhân làm tăng acid uric trong máu.

Vậy axit uric bao nhiêu là cao? Khi lượng acid uric cao tăng trong máu hơn giới hạn bình thường trên, cụ thể với nam giới là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), còn ở nữ trên 6,0mg/l (360 micromol/l).

Điều trị khi tăng acid uric máu như thế nào?

Khi được các bác sĩ chuyên khoa định lượng acid uric cao trong máu nhưng không có bất cứ triệu chứng bất thường nào, ngay cả những trường hợp bị tăng acid uric máu ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl), thì tốt nhất người bệnh cũng cần phải được cân nhắc về chế độ ăn uống phù hợp mỗi ngày giúp cho cơ thể không tạo ra thêm acid uric.

Tốt nhất người bệnh nên hạn chế ăn uống với đạm động vật, nên bổ sung nhiều loại rau quả và tốt nhất không được uống rượu bia. Trường hợp đã tuân thủ nguyên tắc về ăn uống mà không giữ được mức chỉ số Axit Uric ở mức bình thường thì việc sử dụng thuốc là rất cần thiết.

Trong một số trường hợp khi lượng acid uric ở mức trên 12mg/dl, nguy cơ người bệnh bị vấn đề tim mạch rất cao thì cần dùng thuốc điều trị hạ acid uric.

Với những trường hợp nếu không được chỉ định dùng thuốc, ngoại trừ những bệnh nhân có tình trạng bị hủy tế bào quá nhiều khiến cho việc sản xuất acid uric cấp tính ở người bệnh ung thư đang được điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị. Thì sẽ được bác sĩ sử dụng liệu pháp dự phòng tăng acid uric máu để tránh nguy cơ bị suy thận cấp do lượng tinh thể urat lắng đọng ở ống thận.

Trong một số trường hợp đặc biệt, việc xét nghiệm axit uric trong máu thường xuyên với trường hợp bị tăng acid uric trên 10mg/dl mà không đáp ứng được những biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống. Nhất là người bệnh có tiền sử gia đình bị bệnh gút, bị sỏi thận kèm tăng acid uric máu, xuất hiện triệu chứng tổn thương thận thì tốt nhất nên dùng các thuốc giảm acid uric.

Một số loại thuốc được dùng trong điều trị hội chứng tăng acid uric máu được các bác sĩ chỉ định bao gồm thuốc ức chế men xanthin oxidase có tác dụng làm giảm sự tạo thành acid uric bao gồm allopurinol, thiopurinol hay thuốc tiêu acid uric (enzym uricase).

Lưu ý, không nên sử dụng nhóm thuốc tăng thải acid uric qua thận bao gồm thuốc probenecid với bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sỏi thận hay người có tiền sử suy thận, có hạt tophi và giảm bài tiết urat qua thận.

Chế độ ăn uống với những người có nồng độ axit uric cao

Khi xét nghiệm axit uric cao trong máu đồng nghĩa là bạn đang bị tăng nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến chỉ số này. Những bệnh trên đều khá nghiêm trọng với sức khỏe. Do vậy chế độ ăn uống là không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Acid uric cao nên ăn gì?

Cách giúp làm giảm acid uric máu trước khi được chỉ định dùng các phương pháp chữa bệnh bao gồm dùng thuốc hay các loại thực phẩm chức năng thì các bạn nên tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học. Nó sẽ giúp cho việc chữa bệnh của bạn càng hiệu quả đồng thời rút ngắn được thời gian trị bệnh:

Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C

  •         Chuối: được biết đến là một trong những thực phẩm có vai trò làm giảm chỉ số acid uric hiệu quả nhất. Chuối cung cấp hàm lượng kali, vitamin C và acid folic cao , chúng có vai trò không nhỏ để làm giảm acid uric đồng thời cải thiện những mô hỏng trong các khớp xương. 
  •         Ổi: giá trị dinh dưỡng trong trái ổi không phải ai cũng biết, nhất là với những bệnh nhân có nồng độ axit uric máu cao thì ăn ổi là biện pháp rất tốt. Trong quả ổi có chứa khá nhiều chất xơ, vitamin và kali. Do vậy người bệnh mỗi ngày nên ăn một trái ổi sẽ giúp làm hạ và ổn định chỉ số acid uric.
Chế độ ăn uống phù hợp với người có nồng độ axit uric cao
  •         Táo: Trong những loại hoa quả thì táo cũng được xem là trái cây có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Các chuyên gia cho rằng ,ỗi ngày một quả táo sau bữa ăn sẽ có tác dụng giảm được chỉ số acid uric vừa giúp kéo dài được tuổi thọ
  •         Dứa: trong dứa cũng có chứa rất nhiều acid hữu cơ, các nguyên tố vi lượng, nhất là vitamin C. Do vậy ăn nhiều dứa sẽ giúp kiểm soát tốt chỉ số acid uric tại nhà.

Thực phẩm giàu chất xơ

Cần tây: Một số nghiên cứu cho thấy rau cần tây thường không chứa purin, chúng có khả năng làm giảm lượng acid uric trong máu. Bạn có thể ép lấy nước uống hoặc dùng làm món ăn hàng ngày

  •         Cải bẹ xanh:  có chứa rất nhiều chất xơ,  vitamin và khoáng chất, qua đó giúp quá trình acid uric được đào thải trong cơ thể diễn ra nhanh chóng hơn.
  •         Bí đỏ: cung cấp lượng chất xơ dồi dào, ít chất béo và calo. Đây được xem là một nguồn thực phẩm vàng đối với những người bị bệnh gout
  •         Súp lơ: cũng có chứa khá nhiều Vitamin C và ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75 mg), vừa có tính thanh mát, vị ngọt, thanh nhiệt và lợi tiểu rất phù hợp với những người có lượng acid uric máu cao.

Acid uric cao nên kiêng gì?

Axit uric cao kiêng gì? Câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Theo những dược sĩ của các trường Cao Đẳng Y Dược TP HCM, ngoài những thực phẩm nên ăn được chúng tôi kể trên có tác dụng làm giảm chỉ số acid uric, thì người bệnh cũng cần lưu ý hạn chế hoặc loại bỏ khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Đa số những người có chỉ số acid uric cao cần tránh những thực phẩm sau:

  •         Hải sản: Đây là nguồn thực phẩm mà người bệnh tăng axit uric cao trong máu cần hạn chế nhất trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Trong những loại hải sản bao gồm tôm, cua, mực cá biển có chứa một lượng không nhỏ chất purin, đây là hoạt chất khiến lượng acid uric trong máu tăng cao.
  •         Các loại thịt đỏ ( thịt bò, thịt bê, thịt chó, thịt vịt …), hay thịt xông khói cũng là nguồn thực phẩm có chứa nồng độ purin cao từ 100 – 150mg trong 100g. Bởi vậy với những người có định lượng acid uric cao thì tốt nhất nên hạn chế dùng, chỉ nên sử dụng một lượng rất nhỏ. Không chỉ vậy người bệnh cũng cần phải tránh sử dụng những loại nội tạng động vật bao gồm gan, thận, tụy…
  •         Bia và đồ uống có chứa cồn: một nguồn thực phẩm cung cấp lượng lớn nhân purin. Chất cồn được tìm thấy trong bia rượu sẽ làm suy giảm chức năng hoạt động của gan, thận qua đó sẽ làm mất đi sự cân bằng trong quá trình chuyển hóa. Nhất là khi uống bia, rượu kết hợp với một số loại hải sản hay các loại thịt đỏ sẽ gây nguy hiểm với những người bị acid uric cao.

Thông tin trong chuyên mục bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu được axit uric cao cần làm gì và cách điều trị tốt nhất. Nếu có thắc mắc nào về bài viết này hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn thành công!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990