Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cháo cá hồi có tác dụng gì cho trẻ nhỏ? Nấu cháo cá hồi với rau gì?

Cập nhật: 28/11/2020 15:54 | Người đăng: Lường Toán

Cá hồi từ lâu được xem là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhiều phụ huynh đã không ngần ngại tìm hiểu nấu món cháo cá hồi cho bé ăn ngay từ nhỏ. Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Giá trị dinh dưỡng trong cá hồi

Cá hồi là thực phẩm với hương vị thơm ngon, đồng thời còn là nguồn bổ sung các chất dinh dưỡng cao nhất như protein, vitamin D và nhất là axit béo omega 3,…Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược HCM, trong 100g cá hồi có khoảng:

  • 3,1g các thành phần EPA, DPA, DHA
  • 8 g hàm lượng chất béo lành mạnh Omega 3 (trong mỡ cá hồi)
  • 5 g hàm lượng Protein
  • Một số vitamin quan trọng A, D, B12
  • Với khá nhiều nguyên tố vi lượng như: magie, sắt, kali… (chủ yếu trong thịt cá hồi)
  • Không chỉ vậy, cá hồi còn là nguồn bổ sung selen và các acid amin có lợi cho cơ thể con người.

Cá hồi được xem như là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe và não bộ của trẻ nhỏ. Bởi vậy mà các mẹ thường chọn cá hồi là nguyên liệu nấu cháo cực tốt cho con nhỏ bởi vị thơm ngon, ngậy và bổ dưỡng của nó.

Cháo cá hồi có tác dụng gì cho trẻ nhỏ?

Cháo cá hồi thơm ngon, bổ dưỡng

Cá hồi được xem là một loại thực phẩm có chứa rất nhiều Omega-3, protein, giàu EPA và DHA cùng với rất nhiều các dưỡng chất thiết yếu khác bao gồm vitamin B, kali và selen... Do vậy mà việc bổ sung các dưỡng chất trên cho cá hồi được xem là mang lại nhiều lợi ích cho con nhỏ bao gồm:

  •         Giúp trẻ thông minh hơn, đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch của bé.
  •         Giúp phát triển cơ bắp của bé chắc khỏe hơn.
  •         Mang lại đôi mắt sáng và khỏe.
  •         Mang lại làn da trẻ mịn màng hơn cho bé.

>>Tham khảo thêm:Phương pháp EASY cho trẻ sơ sinh giúp mẹ thanh thơi hơn

Nấu cháo cá hồi với rau gì cho bé?

Cháo cá hồi cho bé ăn dặm là bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ và rất cần thiết cho trẻ. Các mẹ có thể nấu thêm với một số loại rau củ bao gồm: đậu xanh, bó xôi, bí đỏ, củ dền, mồng tơi. Trong quá trình nấu thì các mẹ có thể kết hợp thêm một chút dầu ăn bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé.

Cháo cá hồi với rau cải bó xôi

Cháo cá hồi nấu rau gì? Với hàm lượng các vitamin và khoáng chất cao hơn so với các loại rau khác thì cải bó xôi thường được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn gia đình. Món ăn này khá ngon miệng, vừa để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của trẻ. Không chỉ vậy, với hàm lượng A cao có thể giúp mắt sáng tinh anh, bổ sung nguồn canxi và magie để chắc khỏe xương, đồng thời với hàm lượng sắt và kali có tác dụng phát triển não bộ toàn diện, tăng cường hệ tuần hoàn máu hoạt động trơn tru hơn.

Cháo cá hồi nấu bí đỏ

Một số nghiên cứu cho thấy bí đỏ có chứa hàm lượng Axit glutamine tăng cường sự phản ứng chuyển hóa tế bào thần kinh đồng thời giúp não bộ bé phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó thì bí đỏ còn bổ sung hàm lượng vitamin C tăng cường khả năng miễn dịch của bé mạnh hơn để chống lại bệnh tật. Không chỉ vậy, với hàm lượng khoáng chất canxi, kali, natri,… dồi dào còn có khả năng giúp hình thành và phát triển xương của bé chắc khỏe hơn.

Có thể thấy bí đỏ mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn hãy lưu ý chỉ nên sử dụng khoảng 2-3 lần/tuần thôi. Với những người lạm dụng quá nhiều đồ ăn thì hàm lượng carotine lớn khi vào trong cơ thể sẽ không được đào thải kịp. Đó chính là nguyên nhân gây vàng da, vàng lòng bàn tay, bàn chân đấy.

Cháo cá hồi nấu với củ dền

Củ dền có màu sắc rất bắt mắt và hương vị thơm mát, đậm đà rất thích thích vị giác của bé. Khi được nấu chung với cá hồi sẽ tạo nên món ăn rất bổ dưỡng, có khả năng giúp các phòng ngừa tình trạng thiếu máu bởi vì từ tháng thứ 6 trở đi, các bé đã bị mất đi một lượng sắt dự trữ khi còn trong bụng mẹ. Bên cạnh đó thì với hàm lượng chất xơ dồi dào trong củ dền còn có tác dụng tăng cường cho hệ tiêu hóa của bé đảm nhiệm việc tốt hơn.

Cháo cá hồi nấu đậu xanh

Nguyên liệu nấu món cháo cá hồi tốt cho sức khỏe

Đậu xanh được xem là một loại thực phẩm giàu protein, và chất xơ rất cần thiết thiết cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bên cạnh đó với hàm lượng vitamin A dồi dào trong đậu xanh còn có khả năng sẽ giúp cho đôi mắt của khỏe mạnh hơn.

Không chỉ vậy, đối với các bé 6 tháng tuổi thì các mẹ hãy khoan vội cho bé ăn đậu xanh bởi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn khá yếu. Tốt nhất từ tháng thứ 8 trở đi mẹ mới nên cho bé ăn đậu xanh cả vỏ. 

Cháo cá hồi nấu rau mồng tơi

Cháo cá hồi ăn với rau gì? Bạn có thể nấu rau mồng tơi với cá hồi, giúp mát cơ thể đồng thời hỗ trợ để ngăn ngừa những vấn đề về đường ruột nhờ vào lượng chất nhầy cao, carotenoid, polysaccharide phi tinh bột rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn có khả năng để ngăn ngừa loãng xương và tình trạng thiếu máu bởi chúng có chứa rất nhiều vitamin B, A, C, và các khoáng chất riboflavin, folate và sắt.

Cháo cá hồi với cà rốt

Nấu cháo cá hồi với rau gì? Một số nghiên cứu cho thấy, cà rốt là nguồn bổ sung các loại vitamin A dồi dào, rất tốt cho thị giác đồng thời giúp tế bào phát triển, tốt cho chức năng miễn dịch cho bé. Đây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời ngay cả khi kết hợp với cá hồi sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Lưu ý khi nấu cháo cá hồi cho bé

Với cá hồi nói riêng và các loại hải sản nói chung thường được khuyến cáo nên bổ sung bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi. Tuy nhiên với những người có tiền sử bị dị ứng hải sản thì hãy bắt đầu muộn hơn nhé.

Ngoài ra trong quá trình chế biến thì bạn nên chọn nguồn thực phẩm tươi ngon. Thay vì những loại cá ươn sẽ sản sinh ra nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng, vi trùng làm viêm nhiễm đường ruột của bé. 

Những thông tin về nấu cháo cá hồi trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Với nguồn lợi tốt cho cơ thể thì đây được xem là thực phẩm bạn không thể bỏ qua cho các bé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990