Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chân vòng kiềng như thế nào? Có chữa khỏi được không?

Cập nhật: 09/03/2020 16:27 | Người đăng: Lường Toán

Bất kỳ trẻ nào cũng có thể gặp phải tình trạng của chân vòng kiềng. Tình trạng này thường tự phục hồi khi trẻ được 2 tuổi. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn cảnh báo được tình trạng bệnh lý ở trẻ. Do vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng chân vòng kiềng trong bài viết này nhé.

Tìm hiểu chân vòng kiềng là gì?

Chân vòng kiềng là tình trạng chân bị cong, ngay cả khi mắt cá chân của hai chân sát nhau nhưng đầu gối vẫn cách xa nhau. Chân vòng kiềng còn được gọi là khớp gối quay vào do bẩm sinh.

Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh

>>Xem thêm: Creatinin máu là gì? Xét nghiệm Creatinin máu cho biết bệnh gì?

Tình trạng chân vòng kiềng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác như bệnh Blount, còi xương có thể khiến cho viêm khớp ở hông và đầu gối. Một số phương pháp điều trị như Brace, phẫu thuật hay bó bột đều giúp cải thiện được tình trạng bất thường về xương.

Tình trạng chân vòng kiềng có thể xảy ra ở mọi trẻ sơ sinh do chân bị co lại trong không gian chật hẹp ở bụng mẹ. Đa số trường hợp chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh không cần phải điều trị. Bởi chân của trẻ bắt đầu duỗi thẳng khi chúng biết đi, thông thường là từ 12 – 18 tháng tuổi. Với những trẻ trên 2 tuổi vẫn bị vòng kiềng thì phụ huynh hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến chân vòng kiềng ở trẻ

Do di truyền: Nhiều người bị chân vòng kiềng thường là do kết cấu xương bẩm sinh. Nếu cha mẹ bị chân vòng kiềng thì khả năng cao con cũng sẽ thừa hưởng dị tật này. Nguyên nhân này khá phổ biến và tỷ lệ chân vòng kiềng nam thường cao hơn so với bé gái

Do thiếu hụt chất dinh dưỡng: Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là Vitamin D và Canxi thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh chân vòng kiềng. Việc thiếu hụt Canxi và Vitamin D khiến cho xương thiếu sự chắc khỏe , tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương và dị tật chân vòng kiềng

Thừa cân: Với những trẻ bị thừa cân hay dị tật đi quá sớm thì dễ gặp phải tình trạng chân vòng kiềng. Trẻ nhỏ khi thừa cân nghiêm trọng trong khi xương chưa ổn định, còn yếu sẽ không thể nâng đỡ được trọng lượng cơ thể là dẫn đến dị tật ở chân

Một số tác nhân gây hại: Một số tác nhân có hại cho xương, đặc biệt là với trẻ nhỏ có thể gây ra tình trạng chân vòng kiềng. Với trẻ có xương mềm và yếu khi gặp tác động mạnh khiến cho xương trẻ bị cong và biến dạng.

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì một số bệnh lý khác cũng dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng như: còi xương, bệnh Blount, gãy xương gối khớp, và bệnh tạo xương bất toàn…

Chân vòng kiềng có chữa khỏi được không?

Nỗi khổ chân vòng kiềng không phải ai cũng thấu hiểu. Tình trạng này làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình của bé và sự phát triển sau này như giới hạn chiều cao, tự ti khi giao tiếp…Do vậy mà bất kỳ ai cũng mong muốn khắc phục được tình trạng này. Các chuyên gia bác sĩ cho biết có nhiều cách chữa trị chân vòng kiềng như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, phẫu thuật và tập luyện…

Việc chữa khỏi được chân vòng kiềng hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: Phương pháp khắc phục, tình trạng chân, độ tuổi. Khi tuổi càng nhỏ thì khả năng hồi phục chân vòng kiềng càng cao.

Với những trẻ có kết cấu xương mềm hơn thì cũng dễ nắn hơn. Và ngược lại với trẻ có kết cấu xương cứng sẽ khó đạt được hiệu quả trong phương pháp điều trị chân vòng kiềng. Thế nhưng dù chữa trị ở độ tuổi nào cũng rất cần đến yếu tố kiên nhẫn thực hiện theo phác đồ của bác sĩ.

Bởi việc khắc phục chân vòng kiềng cần phải được thực hiện trong thời gian dài, qua đó người bị chân vòng kiềng nên đi thăm khám, xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị hơn. Trong một số trường hợp thì người bệnh có thể được chỉ định phương pháp vật lý trị liệu hay phẫu thuật nếu thấy cần thiết.

Cách khắc phục được tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch, trước tiên để điều trị tình trạng chân vòng kiềng thì bạn cần phải nắm rõ được những dấu hiệu chân vòng kiềng mà chúng tôi vừa kể đến trên đây. Sau đó hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Biện pháp chữa trị chân vòng kiềng ở trẻ

Cách khắc phục chân vòng kiềng ở trẻ thường là đeo nẹp vào ban đêm. Hình thức này được các bác sĩ nhi khoa sử dụng nhằm quản lý sớm dị tật này. Đa số tình trạng chân vòng kiềng đều sớm được cải thiện khi trẻ lớn hơn, thế nhưng các chuyên gia bác sĩ vẫn khuyến cáo bạn nên đưa trẻ đi điều trị nhiều lần bằng phương pháp tổng thể nhằm phục hồi sớm nhất.

Một số biện pháp của nhà vật lý trị liệu như xoa bóp cũng rất hữu ích. Việc xoa bóp, nắn chỉnh chân vòng kiềng ở trẻ có thể mất một thời gian dài hơn nhưng nếu bắt đầu ở giai đoạn sớm thì phương pháp này sẽ giúp giảm bớt tình trạng chân cong khi trẻ lớn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chân vòng kiềng ảnh hưởng về ngoại hình

Với trẻ đang trong giai đoạn khắc phục chân vòng kiềng thì phải lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Chúng sẽ giúp làm giảm những bệnh lý về xương tăng hiệu quả điều trị. Theo đó thì trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, trẻ cần phải được bổ sung protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể…

Không chỉ vậy, bộ ba Canxi, Vitamin D3 và MK7 là những dưỡng chất rất quan trọng giúp cải thiện nhanh tình trạng chân vòng kiềng.

Phụ huynh hãy nghiên cứu kỹ thực đơn cho trẻ để giúp con vừa nhận được đủ chất dinh dưỡng mà lại không bị thừa cân. Có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ để tăng cường sức khỏe hơn.

Một số bài tập khắc phục cho trẻ chân vòng kiềng

Một số bài tập giúp khắc phục và kiểm soát được tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ. Chúng sẽ giúp cho các cơ và mô liên kết mềm của cơ thể gắn lại cấu trúc. Bên cạnh đó bài tập còn gián tiếp giúp cải thiện được sức mạnh bên trong cơ thể, qua đó khôi phục được tư tế đùng của dị tật chân vòng kiềng. Hãy thử áp dụng một số bài tập dưới đây để tăng cường sự dẻo dai cho đôi chân của bé:

Bài tập 1:

  • Đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng để hai chân gần lại với nhau
  • Nhấc cùng lúc 2 chân lên và không được tách rời chúng ra

Bài tập 2:

Đặt bé nằm sấp, duỗi thẳng chân và giữ tư thế này trong một khoảng thời gian. Hãy thu hút sự chú ý của bé bằng loại đồ chơi nhiều màu sắc

Cho bé nằm ngửa và đặt đồ chơi xung quanh giúp con tập đá. Hãy chọn những món đồ chơi mà khi bé chạm phải sẽ phát ra âm thanh, giúp con cảm thấy hứng thú hơn.

Bài tập 3:

  • Đặt bé nằm sấp
  • Gập chân lại và từ từ nhấc gót chân chạm đến mông
  • Lặp lại động tác này từ 3 – 5 lần

Hãy cẩn thận với những bài tập trên cho bé, không nên gây áp lực. Một số hoạt động vui nhộn sẽ giúp tăng cường sự khỏe mạnh cho cơ chân giúp bé cảm thấy thích thú hơn.

Trên đây là những thông tin về tình trạng chân vòng kiềng và cách khắc phục. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990