Cây tầm bóp là một loại rau dại thường xuất hiện trên mâm cơm của người Việt. Không chỉ là món ăn, chúng còn được biết đến là vị thuốc quý với khá nhiều công dụng, trong đó nổi bật là tác dụng điều trị bệnh ung thư. Vậy cây tầm bóp là gì? Công dụng và cách dùng loại cây này như thế nào? Thông tin sẽ được chúng tôi cập nhật ở bài viết dưới đây nhé.
Cây tầm bóp là gì?
Cây tầm bóp thuộc họ cà, xuất phát từ cái tên dân dã được phát ra từ âm thanh quả tầm bóp bị bóp vỡ, chúng còn được gọi với cái tên khác như bùm bụp, lu lu cái, thù lù cạnh, bôm bốp...
>>Tham khảo thêm: Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật đúng cách
Với những trẻ em nông thôn thì không hề xa lạ với loại cây tầm bóp với hình dạng quả độc đáo. Họ thường sử dụng như một loại rau trong bữa cơm gia đình, ngày nay với nhiều công dụng thì loại cây này ngày càng phổ biến và được nhiều người yêu thích.
Đặc điểm của cây tầm bóp:
- Cây tầm bóp thuộc dạng thân thảo, chiều cao khoảng 50 – 90cm, có nhiều cành và thường có xu hướng mọc rủ xuống dưới.
- Lá cây tầm bóp mọc so le và nối liền thân bởi cuống dài khoảng 15 – 30mm, với hình dạng bầu dục, màu xanh lục, chia thành các thùy hoặc không có chiều dài 30 – 50mm, rộng khoảng 20 – 40mm.
- Hoa tầm bóp thường mọc đơn lẻ, với cuống mảnh khoảng 1cm. Cả cây được bao trùm bởi lớp đài có hình dáng giống như một chiếc lồng đèn. Nếu bị bóp vỡ lớp vỏ ngoài thường có tiếng kêu lốp bốp. Các quả thường có hình tròn mọng với chiều rộng 2cm, dài 3 – 4cm. Đợi lúc non có màu xanh, và chuyển màu đỏ khi chín hoặc màu cam trông rất đẹp mắt. Quả tầm bóp thường có nhiều hạt nhỏ li ti hình thận.
Thu hoạch và bào chế dược liệu
Cây tầm bóp khá dễ trồng và chúng xanh tốt quanh năm, và ra hoa, kết trái. Theo đó thì người dân có thể thu hoạch cây để làm rau hay thuốc bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Theo dược sĩ các trường Cao đẳng Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tất cả bộ phận cây tầm bóp có thể được dùng làm thuốc từ rễ, thân cành, lá và cả quả đều được thu hái đồng thời có thể được sử dụng làm dược liệu. Loại dược liệu này có thể được sấy và phơi khô hoặc dùng tươi, sao vàng đều rất tốt sử dụng dần. Với các loại dược liệu khô thì phải được bảo quản trong túi kín, tránh ẩm mốc, và mối mọt,… Bạn có thể mang ra phơi lại để dùng trong thời gian dài.
Cây tầm bóp ăn như thế nào?
Với những người nông thôn thì không xa lạ với rau tầm bóp trên mâm cơm. Bạn có thể sử dụng để chế biến với một số món ăn đơn giản như luộc, xào với thịt, nhúng lẩu,… đều mang lại hương vị độc lạ, hơi đắng tuy nhiên lại rất thanh mát, và cực tốt cho cơ thể.
Không chỉ vậy, trẻ con ở nông thôn rất yêu thích các loại quả cây tầm bóp với vị chua chua thanh thanh, hương vị theo nhiều người cho rằng rất giống với vị cà chua chín.
Cây tầm bóp có tác dụng gì?
Cây tầm bóp thường mọc dại và sử dụng khá lâu đời trong dân gian. Cho đến nay thì cả Đông và Tây Y hiện đại đều công nhận về tác dụng của chúng trong việc điều trị bệnh.
Cây tầm bóp chữa bệnh gì trong Đông Y
Đối với đông y thì cây tầm bóp thường có vị đắng, tính mát, thường được dùng với tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu đàm, nhuyễn kiên, tán kết và chỉ khái. Trong khi đó thì loại quả này thường có vị chua thanh, tính bình, đồng thời mang lại công dụng thanh nhiệt, tiêu đàm.
Bên cạnh đó, sâm đương quy còn xuất hiện trong nhiều bài thuốc điều trị một số bệnh như ho có đờm, cảm sốt, đái tháo đường, viêm đau họng, nôn ói, khản tiếng, yết hầu sưng đỏ,nấc cụt, thuỷ đậu, nổi ban đỏ, chữa bệnh tay chân miệng Với người dân Ấn Độ có thể sử dụng toàn bộ cây thuốc với tác dụng làm thuốc lợi tiểu, dùng nước luộc rau hay dùng quả chín để hỗ trợ bệnh gan.
Theo Y học hiện đại, cây tầm bóp trị bệnh gì?
Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, cây tầm bóp có chứa rất nhiều hoạt chất quý cực tốt cho sức khoẻ, trong đó kể đến:
- Thân cây tầm bóp: physagulin A-G, Alkaloid, physalin A-D, L-O, F, anthocyanin,…
- Trong quả tầm bóp: bổ sung các loại Vitamin (A, C,…), protein, chất đạm, chất béo, chất xơ, đường với một số nguyên tố vi lượng (magie, canxi, kẽm, natri, lưu huỳnh, sắt…), và nước, cacbohidrat.
Nhờ đó, dược liệu này được chứng minh mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe, cụ thể dưới đây.
- Cây tầm bóp giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut do một số nguyên nhân là thiếu hụt vitamin C, giúp ngăn ngừa những triệu chứng chảy máu chân răng, vết thương lâu lành, khó cầm máu, xuất huyết dưới da, nướu răng yếu,, vết bầm tím trên da.
- Giảm ho, chữa ho có đờm, ho khan, chữa viêm họng.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gout nhờ chất xơ, alkaloid, axit béo đồng thời giúp hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, đồng thời giúp tăng cường hấp thụ axit uric trong nước tiểu và trong máu.
- Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, sỏi bàng quang, lợi tiểu, chữa bí tiểu đồng thời giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
- Tăng cường hệ miễn dịch, chống vi khuẩn, nấm, men, virus, đồng thời giúp chữa một số bệnh bệnh ngoài da như kiểu viêm da dị ứng, mẩn ngứa và mụn nhọt, viêm da cơ địa, nổi mề đay.
- Giảm đường huyết, chống máu đông, ổn định đường huyết, chống co thắt, hạ huyết áp,…
- Một số nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, loại dược liệu có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của những tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị một số bệnh như ung thư phổi, gan, vòm họng, hay cổ tử cung, giúp tăng cường hệ miễn dịch, …
Liều lượng sử dụng cây tầm bóp tốt cho sức khỏe
Mặc dù là một thảo dược lành tính, không có độc tố tuy nhiên thì cây tầm bóp được khuyến cáo không nên quá lạm dụng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Theo các dược sĩ, cây tầm bóp nên được sử dụng như sau:
- Dùng cây tầm bóp tươi để uống, nấu nước tắm rửa, hoặc có thể đắp bên ngoài da, mỗi ngày tối đa dùng 80g.
- Có thể dùng cây tầm bóp khô để sắc thuốc, thử dùng từ 20 – 40g mỗi ngày.
Thông tin về cây tầm bóp trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Các bạn có thể sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!