Tại sao ăn dặm kiểu Nhật lại được nhiều phụ huynh áp dụng hiện nay? Với một quốc gia nổi tiếng với nền giáo dục tốt thì cách nuôi dạy trẻ cũng được nhiều người tìm hiểu. Để giúp các bà mẹ thông thái, nhất là những phụ huynh lần đầu làm mẹ sẽ không còn bị bỡ ngỡ qua bài viết về ăn dặm kiểu Nhật nhé.
Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Không thể phủ nhận được những sự tiên tiến về cách nuôi dạy trẻ ở Nhật Bản thông thái, để có được một đất nước phát triển như hiện tại. Đây cũng là chủ đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm, hãy cùng tìm hiểu ăn dặm kiểu Nhật là gì nhé?
Bản chất của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau giúp tạo ra một thực đơn ăn dặm đa dạng phù hợp với sở thích của các bé. Phương pháp này giúp kích thích thị giác của trẻ đồng thời giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt và hấp thu các chất dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo cho sự phát triển của bé.
>>Tham khảo thêm: Thuốc Nacurgo trị mụn có tốt không? Lưu ý khi sử dụng
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật vẫn đảm bảo nguyên tắc là tôn trọng hương vị của từng loại thực phẩm. Bạn hãy để thức ăn của trẻ riêng lẻ và không trộn lẫn nhau giúp bé cảm nhận được từng mùi vị đặc trưng của môi loại ăn, từ đó giúp phát triển vị giác cho trẻ.
Thời điểm nào thích hợp cho bé ăn dặm kiểu Nhật?
Trên lý thuyết thì bé bắt đầu được cho ăn dặm khi đủ 5 tháng tuổi. Tuy nhiên tùy sự phát triển của bé mà bố mẹ có thể bắt đầu hành trình ăn dặm khi mà bé có những biểu hiện như: Thèm ăn, đòi thức ăn khi thấy người lớn ăn, đồng thời biết cách ngậm thìa tương đối. Tuy nhiên một số bé biết đòi ăn nhưng vẫn chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm so vậy mà mỗi bố mẹ cần phải thấu hiểu được tâm lý của con giúp nhận ra thời điểm thích hợp ăn dặm cho bé.
Theo đó, khoảng thời gian lý tưởng để các mẹ khởi động ăn dặm cho bé khoảng từ 5 tháng tuổi hoặc 6 tháng tuổi của bé.
Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật dựa trên các nguyên liệu nước hầm rau củ bổ sung nhiều vitamin rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Các bà mẹ Nhật thường tận dụng nguồn cá hồi dồi dào bổ sung hàm lượng DHA rất tốt cho bé.
Bên cạnh đó các món ăn phải đảm bảo được đầy đủ dinh dưỡng. Chúng được để ở các khay riêng để các bé có thể cảm nhận hương vị đặc trưng của mỗi món. Thông thường với bé từ tháng thứ 7 đã bắt đầu có phản xạ nhai do vậy mà phụ huynh không cần nghiền quá nhuyễn. Dần dần thức ăn dành cho bé có thể được cắt to và ít phải nghiền nhuyễn. Cho đến khi trẻ đến tháng thứ 9 đã có thể ăn thức ăn được nấu nhừ hoặc được cắt dày khoảng 0,5cm, dài khoảng 2 - 3 cm. Khi bé được 12 tháng thì bắt đầu ăn được cơm nát rồi chuyển dần đến cơm. Cách ăn này giúp bé hoàn thiện từ từ kỹ năng nhai và nuốt thức ăn tốt hơn.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho từng độ tuổi
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho tuần đầu tiên
Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể nấu một chút cháo xay nhuyễn giúp bé được làm quen với thức ăn mới. Cháo được nấu theo tỉ lệ 1:10, trong đó có 1 phần gạo và 10 phần nước với liều lượng sau đây:
- 2 ngày đầu tiên: mỗi ngày khoảng 1 thìa (5ml)
- 3 ngày tiếp theo: mỗi ngày khoảng 2 thìa (10ml)
- 3 ngày tiếp theo: mỗi ngày khoảng 3 thìa (15ml)
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 – 6 tháng
Sau 1 tuần đầu tiên, các mẹ có thể chế biến một số loại củ quả mềm dễ tiêu hóa cho bé. Cần phải đảm bảo thức ăn luôn được trơn mịn để bé được dễ ăn mà không bị nghẹn. Với những bé không thích món ăn nào đó thì bạn có thể không ép mà thử món khác và 2,3 ngày sau cho ăn lại món này.
Những món ăn này được bổ sung ngoài sữa giúp các con được rèn luyện phản xạ nuốt thức ăn đồng thời biết cách ăn bằng muỗng. Các mẹ có thể đa dạng bữa ăn cho bé bằng các thực phẩm sau:
- Tinh bột: Cháo loãng (gạo), khoai lang, bánh mì, bún, miến, hay chuối và khoai tây
- Đạm: Bột nếp, trứng, đậu hũ, cá, sữa chua, phô mai
- Vitamin: Cải bó xôi, bắp cải, hành tây, cải ngọt, bí đỏ, cà chua, cà rốt, củ cải, táo, cam, dâu
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6-7 tháng
Ở giai đoạn này, các mẹ có thể cho bé ăn thức ăn đặc và thô hơn. Việc được làm quen đa dạng những thức ăn từ sớm sẽ dần hiểu được sở thích của bé. Và các mẹ có thể cân nhắc cho con làm quen với những thức ăn hỗn hợp. Ngoài ra, bên cạnh việc cho bé uống sữa, thì mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn 2 bữa dặm với các thực phẩm sau:
- Tinh bột: Ngoài những thực phẩm lúc 5-6 tháng, bạn có thể cho bé ăn thêm ngũ cốc, yến mạch và mì ống
- Đạm: Lòng trắng trứng, gan, gà, đậu
- Vitamin: Nấm
*Lưu ý: lòng trắng trứng gà chỉ được cho bé khi tròn 8 tháng tuổi. Bạn có thể duy trì chế độ ăn dinh dưỡng cho bé ở trên đến giai đoạn 8 tháng tuổi nhé.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng
Trong giai đoạn này, mẹ tiếp tục điều chỉnh lượng cách ăn dặm cho bé tăng dần theo mỗi bữa. Điều đó giúp cho dạ dày của bé được thích nghi quen dần với lượng thức ăn nhiều hơn, là tiền đề cho bé chuyển sang giai đoạn ăn dặm mới.
Ở giai đoạn này thì bé đã mọc một số răng, có thể bé sẽ ăn ít hơn nhưng các mẹ vẫn cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Có thể bổ sung đồ thô nhiều hơn nhiều trước để bé được kích thích hàm nhai. Trong đó phải kể đến các thực phẩm như :
- Thịt heo
- Thịt bò
- Sò
Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Theo truyền thống ở Nhật, thường các mẹ có thói quen cho bé ăn dặm từ khá sớm, lúc con được 100 ngày tuổi. Hình thức này giúp cho bé được làm quen với mùi vị thức ăn từ khá sớm do vậy sẽ giúp phát triển khả năng vị giác. Theo đó thì các mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 1 bữa ăn dặm bên cạnh việc bú mẹ.
Trên thực tế theo dược sĩ các trường Cao đẳng Dược HCM, tùy theo sự phát triển của các bé mà các mẹ có thể quyết định đến thời gian ăn dặm của con. Đa số khi các bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, các cơ quan trong cơ thể ổn định thì mẹ có thể bắt đầu tập ăn dặm cho con với các thức ăn mới.
Theo đó khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Khi nấu cháo cần thực hiện đúng cách theo tỷ lệ gạo và nước là 1:10. Tùy theo độ tuổi tăng dần của bé mà bạn có thể tăng độ đặc của cháo.
- Trong mỗi bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng của 3 nhóm thực phẩm gồm tinh bột, đạm hay các vitamin theo tỷ lệ chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Có thể thay đổi luân phiên các loại thực phẩm để giúp bé thu nạp chất dinh dưỡng đồng thời làm quen với chế độ ăn đa dạng.
- Không thêm gia vị khác vào thức ăn của bé.
- Dần dần hãy tập cho bé ăn đúng bữa. Đợi đến khi bé biết ngồi, thì có thể cho con ngồi ăn chung với ba mẹ.
- Tập cho con tự cầm muỗng để xúc ăn giúp rèn tính tự lập và có kỹ năng sử dụng dụng cụ ăn uống.
- Không ép bé ăn nếu bé không thích
Những chia sẻ trên đây về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hi vọng sẽ hữu ích với các bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment nhé. Nhìn chung chế độ ăn của bé còn tùy thuộc vào sự phát triển của con, do vậy bố mẹ cần thấu đáo để hiểu được sở thích ăn uống của con là gì nhé.