Cây hẹ không chỉ là một loại gia vị trong các món ăn mà còn được biết nhiều đến với công dụng chữa bệnh thần kỳ. Trong dân gian từ xưa đã lưu truyền giống cây này trong Đông Y với cách chữa một số bệnh khác nhau. Cùng tìm hiểu cây hẹ có tác dụng gì? Một số lưu ý khi sử dụng nhé.
Gía trị dinh dưỡng của cây hẹ như thế nào?
Cây hẹ không còn xa lạ với người dân Việt Nam, chúng có tên khoa học Allium tuberosum Rottl.ex Spreng. Trong Đông y thì cây hẹ có tính ấm, vị cay, mùi hăng. Do vậy mà chúng được sử dụng với tác dụng trợ thận, tán huyết, bổ dương, tiêu đờm, tiêu độc, ôn trung, hành khí, hoạt huyết và cầm máu.
>>Tham khảo thêm: Quả bơ có tác dụng gì? Ăn bơ có béo không?
Ngày nay, cây hẹ mang lại công dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, tăng tính nhạy cảm với insulin, từ đó giúp bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch. Trong cây rau hẹ có chứa Odorin là một loại kháng sinh mạnh, điều trị vi khuẩn bao gồm Staphylococcus, Salmonella, Shigella, Subtilis… Tuy nhiên để phát huy công dụng của loại kháng sinh này thì chỉ nên dùng khi rau sống, nếu nấu chín lên thì chúng sẽ bị mất đi và không phát huy được hiệu quả.
Theo các nghiên cứu hiện đại, cây hẹ có chứa các thành phần hóa học sau:
- Vitamin A, B, C, K
- Đồng;
- Riboflavin;
- Sắt;
- Niacin;
- Mandan;
- Pyridoxin;
- Canxi;
- Thiamin;
- Phospho;
- Chất xơ.
Tác dụng dược lý của cây hẹ như thế nào?
Cây hẹ trong y học hiện đại có các tác dụng dược lý dưới đây:
- Bổ sung Vitamin K và canxi cho cơ thể có tác dụng bồi bổ xương, giúp xương chắc khỏe;
- Bổ sung Lưu huỳnh và flavonoid giúp ngăn chặn một số chứng bệnh ung thư bao gồm tuyến tiền liệt, phổi, dạ dày, đại tràng, vú đồng thời giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do;
- Ngoài ra trong cây hẹ còn có bổ sung chất allcin, sulfit, odorin,… có tác dụng như kháng sinh. Qua đó dùng để điều trị tình trạng bị nhiễm trùng da, ngứa, ghẻ, giun kim ở trẻ nhỏ;
- Hẹ còn có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu đồng thời làm giảm cao huyết áp.
Cây hẹ chữa bệnh gì?
Một số bài thuốc dân gian từ cây hẹ dưới đây có tác dụng chữa bệnh rất tốt và hiệu quả. Các bạn hãy tham khảo nhé
Chữa ho, có đờm nhiều, khó thở
Liều dùng với người lớn: Lấy một nắm lá hẹ sau đó giã nát rồi vắt lấy nước cho ra cốc. Sau đó cho thêm vài hạt muối dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5ml.
Liều dùng với trẻ em: Lấy một nắm lá hẹ thái nhỏ, rồi cho thêm đường phèn vào chung ở một bát. Sau đó bạn hãy cho bát vào nồi cơm hấp chín hoặc hoặc hâm cách thuỷ, mỗi ngày cho trẻ uống từ 2 – 3 lần.
Chữa mụn nhọt, ngứa, rôm sảy
Lấy một củ hẹ sao trên tồn tính, sau đó nghiền mịn ra rồi trộn với mỡ lợn. Lấy hỗn hợp này để bôi lên chỗ lở ngứa hoặc đắp lên mụn nhọt.
Chữa rôm sảy: Chuẩn bị khoảng 60g rễ hẹ rồi sắc lấy nước uống.
Rau hẹ chữa cảm mạo, ho do lạnh
Chuẩn bị nguyên liệu: thìa cà phê đường với 250g hẹ, 25g gừng tươi vào chung 1 bát rồi hấp chín, ăn cái, uống nước.
Cây hẹ chữa ra mồ hôi trộm
Chuẩn bị nguyên liệu 100g thịt rắn với 200g lá hẹ tươi cho chung vào 1 bát. Sau đó cho vào nồi để hấp chín, nêm thêm muối vừa đủ và ăn, sau đó hãy sử dụng hàng ngày.
Điều trị di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương
Tác dụng của cây hẹ với nam giới chắc chắn các bạn đã được nghe qua rất nhiều trong việc cải thiện chức năng sinh lý. Dưới đây là một số cách chữa yếu sinh lý ở nam giới với hẹ như sau:
- Lấy 500g hẹ tươi để giã nát lấy nước, mỗi ngày uống 2 lần, duy trì trong 7 ngày.
- Rau hẹ xào gan dê: chuẩn bị nguyên liệu 150g lá hẹ, 150g gan dê có tác dụng chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dương, món ăn này còn có tác dụng làm sáng mắt.
Một số lưu ý khi dùng cây hẹ
Cây hẹ mang lại rất nhiều công dụng về sức khỏe đồng thời dùng để điều trị bệnh rất tốt. Dù vậy thì trong quá trình sử dụng, bạn nên chú ý những điều dưới đây:
- Trước khi sử dụng cây hẹ với mục đích gì cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nắm được tác dụng;
- Việc ăn quá nhiều hẹ cũng là nguyên nhân gây ra những tác dụng phụ như bứt rứt, bốc hỏa, âm suy;
- Không nên ăn hẹ vào mùa hè vì hẹ có tính nóng;
- Rau hẹ kiêng kỵ với mật ong và thịt trâu. chú ý không nên sử dụng chung hai loại thực phẩm này;
- Một số bài thuốc từ rau hẹ mang lại hiệu quả nếu như bạn sử dụng duy trì trong thời gian nhất định. Không giống như những loại thuốc tây mang lại hiệu quả tức thời.
Như vậy có thể thấy cây hẹ mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống. Hãy bổ sung một cách hợp lý để mang lại hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe!