Cây chùm ngây được rất nhiều người biết đến với công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm hết được tác dụng của cây chùm ngây và trường hợp nào không nên sử dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Thông tin cơ bản về loài cây chùm ngây
Cây chùm ngây thuộc thân mộc cỡ trung bình, thân cây bóng mượt và có khả năng tăng trưởng rất nhanh. Mỗi cây có chiều cao khoảng 5 – 6m và đường kính 10cm trong khoảng 1 năm.
>>Xem thêm: Hiện tượng căng cơ phải làm sao để hết ?
Lá cây chùm ngây thuộc dạng kép dài khoảng 30 – 60cm, có màu xanh mốc, hình lông chim và mỗi lá dài khoảng từ 12 – 20mm hình thoi. Chúng mọc đối nhau thành 6-9 đôi tùy từng nhành. Hoa cây chùm ngây thường nở vào tháng 1 và tháng 2 có màu trắng kem, giống như hoa đậu, có lông tơ và nhiều mặt. Còn quả của loài cây này có dạng nang treo dài khoảng từ 25 – 40cm, ngang 2cm có 3 cạnh, hạt hơi gồ lên và có khía rảnh dọc theo quả. Trong đó hạt nó có màu đen tròn 3 cạnh giống như hạt đậu hà lan.
Hiện nay cây chùm ngây có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều nơi, do được khai thác nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Do vậy mà cây chùm ngây còn mang lại nhiều giá trị kinh tế nếu biết cách sử dụng tốt cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây như thế nào?
Cây chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Dược HCM thì loài cây này có chứa nhiều vitamin như A, C, B1, B2, B3, B5, B6, B9) cùng với khoáng chất bao gồm Canxi, sắt, photpho, magie, mangan, Kali, Kẽm và Natri…Cũng chính bởi cây chùm tây có tác dụng tốt cho cơ thể mà ngày nay nhiều người săn lùng loài cây này như một loại thảo dược quý.
Theo đó thì các dinh dưỡng của cây thường tập trung nhiều tại các bộ phận như rễ, quả, hạt, lá và vỏ cây…Vậy cây chùm ngây có tác dụng gì?
Rễ cây chùm ngây
- Thường dùng để chống sưng, lợi tiểu và chống co giật
- Giúp loại bỏ sạn thận Oxalate
- Một số nơi còn sử dụng rau chùm ngây với tác dụng ngừa thai. Bài thuốc như sau: lấy rễ cây chùm ngây còn tươi rửa sạch băm bỏ nấu với khoảng 2 lít nước gạn cho đến khi còn nửa lít thì chia đều dùng 2 lần trong ngày.
- Võ rễ dùng để sắc lấy nước trị đau tai và đau răng
- Rễ tươi của cây chùm ngây non còn trị sưng gan, lá lách, nóng sốt hay bị phong thấp.
Vỏ thân cây chùm ngây
Trị sâu răng, nóng sốt và đau dạ dày
Lá cây chùm ngây
Giã nát lá đắp vết thương giúp trị sưng và nhọt, dùng lá trộn với mật ong để đắp lên mắt giúp trị sưng đỏ mắt
Hạt cây chùm ngây
- Hạt được chế thành dầu giúp trị phong thấp khá tốt
- Hạt cây chùm ngây thường dùng để trị mụn cóc, táo bón và giun sán.
- Bên cạnh đó hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước bởi trong hạt có chứa những hợp chất “ đa điện giải” tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa trong nước.
Rau chùm ngây có tác dụng gì?
Chùm ngây có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Nói về công dụng của rau chùm ngây thì trong dân gian tương truyền với nhiều lợi ích cho cơ thể như sau:
- Bảo vệ gan: rau chùm ngây có chứa các chất làm giảm tổn thương gan do thuốc chống lao, kích thích quá trình hồi phục gan.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn dạ dày: rau có chứa tính kháng axit, kháng histamin, và kháng khuẩn do vậy giúp điều trị hiệu quả những rối loạn ở bụng như tiêu chảy, táo bón, viêm loét dạ dày hay viêm đại tràng…
- Kháng khuẩn, chống viêm: chùm ngây thường được ứng dụng mục đích bảo vệ thực phẩm do có tính kháng khuẩn rất tốt
- Phòng ngừa ung thư: rau chùm ngây có chứa đên 46 loại chất chống oxi hóa, giúp ngăn tình trạng phát triển các tế bào ung thư
- Hỗ trợ điều trị Alzheimer: một số nghiên cứu cho thấy chùm ngây có thể giúp thay đổi Monoamines não như Dopamine, Serotonin và Norepinephrine. Qua đó giúp hỗ trợ điều trị và bảo vệ người bệnh bị Alzheimer.
- Tốt cho da: Với chị em phụ nữ thì chắc hẳn không ai không biết đến công dụng làm đẹp da của rau chùm ngây. Đa số chị em thường dùng bột từ loại rau này khi phơi khô để đắp trực tiếp lên mặt giúp mang lại tác dụng tốt nhất.
Ngoài những công dụng ở trên thì rau chùm ngây còn tốt cho hệ miễn dịch, bảo vệ gan, thận, điều hóa huyết áp và bổ máu rất tốt. Do vậy mà bạn nên bổ sung loại rau này trong chế độ dinh dưỡng của cơ thể để tăng cường sức khỏe tốt nhất.
Chế biến rau chùm ngây như thế nào?
Không chỉ tốt cho người lớn mà rau chùm ngây còn được nghiên cứu hỗ trợ rất tốt cho bé về tiêu hóa cũng như cung cấp vitamin, dưỡng chất cho cơ thể. Có rất nhiều cách chế biến. Vậy rau chùm ngây nấu với gì?
Rau chùm ngây nấu với thịt bò
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 30g thịt bò nạc xay, 50 g lá rau chùm ngây và 1 lít nước sạch, gia vị…
Trước tiên hãy xào thịt bò qua với dầu ăn và hành khô cho thịt bò săn lại. Sau đó hãy đổ nước vào xoong để đun sôi với thịt bò. Nêm nếm gia vị đầy đủ, sau đó chờ nước sôi thì thả rau chùm ngây vào. Như vậy bạn đã có một bát canh chùm ngây bổ dưỡng và dễ thực hiện rối.
Rau chùm ngây nấu với tôm
Một lưu ý nhỏ trong chế biến loại rau này đó là chùm ngây rất nhanh chín. Do vậy sau khi thả vào nước sôi thì hãy tắt bếp luôn để rau không bị nhừ quá. Với bát canh rau chùm ngây với tôm thì có thể thực hiện như sau:
Phi hành thơm rồi cho tôm nõn bóc vỏ vào xào lên. Sau đó đổ nước dùng vào đun sôi và nêm nếm giá vị đầy đủ. Sau đó thả sau chùm ngây để sôi khoảng 2 phút rồi tắt bếp. hãy ăn khi nóng để làm tăng hương vị và lưu giữ dưỡng chất tốt nhất.
Trường hợp nào không nên ăn rau chùm ngây?
Không phải bất kỳ ai cũng có thể ăn rau chùm ngây. Bởi khi ăn quá nhiều thì sẽ khiến cho người bệnh bị thừa canxi và vitamin C, gây hậu quả không tốt với sức khỏe.
Không nên ăn rau chùm ngây vào buổi tối bởi nó có thể gây mất ngủ
Phụ nữ mang thai không nên ăn loại rau này: bởi như đã nói trên thì chùm ngây có chứa alpha Sitosterol có thể gây co thắt tử cung là làm sẩy thai.
Như vậy qua bài viết này thì bạn đã nắm rõ được thông tin tác dụng rau chùm ngây và lưu ý sử dụng trong một số trường hợp. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!