Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hiện tương căng cơ là gì? Cách khắc phục như thế nào?

Cập nhật: 13/03/2020 12:20 | Người đăng: Lường Toán

Hiện tượng căng cơ thường gặp với những ai mới bắt đầu tập thể dục hoặc chơi thể thao. Đây là hiện tượng khá thường gặp chung với những người vận động quá sức mà không làm nóng cơ thể trước khi tập luyện sau một thời gian dài nghỉ ngơi. Cùng tìm hiểu về hiện tượng căng cơ và biện pháp xử lý trong bài viết dưới đây nhé.

Hiện tượng căng cơ là gì?

Căng cơ là tình trạng các thớ cơ bị căng giãn quá mức, đột ngột, vượt quá giới hạn chịu đựng vật lý của cơ. Ngoài ra có thể là do sự tích tụ axit lactic trong cơ bắp, chúng thường xảy ra khi bạn vận động sai tư thế dẫn đến căng cơ. Bình thường khi các cơ hoạt động sẽ sản sinh ra axit lactic trong các mô cơ thể đồng thời loại bỏ axit này ngay lập tức. Thế nhưng khi những hoạt động diễn ra liên tục thì axit lactic sẽ sản sinh quá nhanh, vượt qua giới hạn hàm việc của các mô thì chúng sẽ bị ứ đọng gây nên tình trạng sưng, mỏi, đau nhức cơ thậm chí làm xuất hiện các vết bầm tím. Thông thường hiện tượng căng cơ bắp sẽ xảy ra khi bạn vận động xoay tròn, uốn quanh tại vùng chân, đùi, cổ, thắt lưng và tay. Trong đó tình trạng căng cơ chân là thường gặp nhất.

Căng cơ phải làm gì?

>>Xem thêm: Hội chứng Turner: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa

Những trường hợp bị căng cơ ít nghiêm trọng thì sẽ kéo cơ ra khỏi quỹ đạo bình thường. Nhưng với trường hợp nghiêm trọng hơn thì thường xé sợi cơ hay thậm chí khiến rách cơ hoàn toàn. Bình thường thì tình trạng căng cơ bắp chân xuất hiện một vết rách nhỏ tại một số sợi cơ, nhưng phần lớn các mô cơ vẫn còn nguyên vẹn.

Triệu chứng căng cơ quá mức

Tình trạng đau cơ, kéo căng cơ chân thường xảy ra khi bị giãn quá mức hoặc bị đứt rách cơ. Điều này có thể là do hậu quả của việc vận động quá mức, mệt mỏi không hợp lý. Theo đó căng cơ có thể xuất hiện tại bất kỳ cơ nào nhưng thường gặp nhất là ở vai, thắt, lưng cổ và vùng khoeo sau đùi.

Tình trạng căng cơ chân có thể khiến cho chân bị đau và giới hạn vận động tại nhóm cơ chân bị ảnh hưởng. Hiện tượng căng cơ từ nhẹ đến trung bình có thể được điều trị hiệu quả bằng việc chườm đá, chườm nóng hay dùng thuốc kháng viêm. Tình trạng căng cơ ở mức độ nặng hay rách cơ có thể cần đến các biện pháp điều trị can thiệp.

Theo đó những triệu chứng căng cơ sẽ bao gồm:

  • Đau khi nghỉ ngơi
  • Bị bầm tím,sưng tấy đỏ hoặc bị chấn thương
  • Gân cơ yếu, hạn chế sử dụng cơ bắp
  • Đau khi sử dụng cơ bắp đang bị tổn thương hay các khớp liên quan đến vùng cơ đó.

Với trường hợp bị căng cơ nhẹ hay cơ bị rách và thiếu linh hoạt thì người bệnh vẫn có thể sử dụng nó. Với trường hợp nặng khi bị rách cơ nghiêm trọng có thể gây ra đau đớn cùng cực và hạn chế được cử động. Căng cơ nhẹ đến trung bình thì có thể tự hồi phục sau vài tiếng, có trường hợp thì sau vài tuần sẽ khỏi, những trường hợp nặng thì có thể kéo dài sau vài tháng.

Căng cơ chân nên làm gì và không nên làm gì?

Căng cơ chân phải làm sao?

  • Nghỉ ngơi: khi bị căng cơ chân do tập thể thao thì phải dừng ngay các bài tập để cho cơ được nghỉ ngơi. Hãy tránh cử động vùng cơ bị tổn thương trong vài ngày.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh có thể giúp làm giảm sưng tại vùng cơ bị chấn thương. Người bệnh có thể sử dụng khăn và túi đựng đá lạnh để chườm tại vùng căng cơ khoảng từ 10 – 15 phút/ lần. Tuy nhiên bạn nên lưu ý chườm lạnh tại khu vực bị thương cho đến khi trở lại nhiệt độ bình thường thì hãy tiến hành chườm lại, mỗi lần nên cách nhau khoảng 1 tiếng và chườm từ 1 – 3 ngày.
  • Chườm ấm: Sau khi chườm lạnh trong 1 – 3  ngày đầu thì bạn có thể chườm ấm để giúp cho mạch máu lưu thông đến cơ tốt hơn.
  • Băng bó cơ: Việc bảo vệ vùng căng cơ thể tránh bị tổn thương nặng là biện pháp rất cần thiết. Bạn có thể dùng băng nén có tính đàn hồi tốt quấn xung quanh vùng cơ bị tổn thương cho đến khi giảm sưng. Hãy lưu ý là khi băng không nên quấn chặt bởi nó có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông tuần hoàn máu.
  • Giữ vùng bị căng cơ cao hơn tim
  • Sau khi bị bớt đau và giảm sưng thì bạn có thể xoa bóp cơ bắp và tập giãn cơ nhẹ nhàng giúp hồi phục cơ.

Đa số những trường hợp bị căng cơ nhẹ có thể tự hồi phục hoàn toàn từ 2 – 3 ngày. Khi đó người bệnh có thể tập luyện nhẹ nhàng trở lại và tăng dần để vùng cơ chân kịp thời thích nghi.

Với trường hợp bị căng cơ nặng, đã qua sơ cứu mà không khỏi, kèm theo cơn đau kéo dài hơn 2 tuần thì người bệnh nên đi khám để có biện pháp điều trị thích hợp nhất.

Bị căng cơ thì không nên làm gì?

Để làm giảm tình trạng căng cơ sau khi tập thể thao thì ngoài việc áp dụng những biện pháp trên thì người bệnh cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây:

Cách khắc phục khi bị căng cơ

Không nên chườm nóng hoặc dùng dầu, hay rượu để xoa bóp vùng cơ bị tổn thương. Việc làm này có thể khiến cho các dây chằng bị mất đi tính đàn hồi, hay bị chai xơ. Như vậy thì khiến cho các cơ dễ bị yếu hơn, chấn thương nếu như hoạt động mạnh.

Không vận động mạnh: Đa số những trường hợp bị căng cơ chân khi đá bóng hoặc tập thể thao, va đập mạnh hay do tập luyện quá sức. Bởi vậy người bệnh cần phải điều chỉnh thể lực đồng thời giảm bớt khối lượng khi tập luyện, nghỉ ngơi nhiều để tránh nguy cơ bị biến chứng.

Các biện pháp phòng ngừa hiện tượng căng cơ

Dưới đây các dược sĩ trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết về việc tránh tình trạng căng cơ khi luyện tập thể thao bao gồm:

  • Khởi động trước khi tập luyện: Các bài tập khởi động sẽ giúp giãn cơ tốt mà không ảnh hưởng đến cơ bắp. Ngoài ra khởi động cũng là bài tập với cường độ nhẹ giúp cơ được chuẩn bị tập luyện, từ đó máu lưu thông đến các cơ nhiều hơn.
  • Uống nước đầy đủ: Quá trình luyện tập có thể khiến cho cơ thể bị mất nước. Do vậy cần phải bù nước cho cơ thể để điều chỉnh thân nhiệt, bôi trơn các khớp, đồng thời vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu như không uống nước thì các cơ không lưu thông máu tốt, khiến cho bạn dễ bị mệt mỏi, choáng váng, đau nhức cơ, chóng mặt và những dấu hiệu khác.
  • Không nên tập luyện quá sức: Việc tập thể thao giúp tăng cường sức khỏe khá tốt, làm cho cơ chân làm quen với cường độ tăng dân. Nếu như bạn cố gắng tập luyện quá sức, vượt ngoài khả năng thì dễ gặp phải chấn thương
  • Tập đúng kỹ thuật: Một số môn thể thao cần phải có sự hướng dẫn của huấn luyện viên giúp bạn có động tác và kỹ thuật đúng để phòng tránh những vấn đề liên quan khớp, căng cơ
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: giữa các bài tập ở một nhóm cơ thể cần phải được nghỉ ngơi 48 tiếng. Trường hợp cơ không được nghỉ ngơi có thể gây tổn thương cơ bắp và ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ
  • Giãn cơ sau khi tập luyện: Đây là việc làm rất cần thiết sau mỗi bài tập, nhằm giúp tăng khả năng đàn hồi các cơ đồng thời giúp cơ thể điều chỉnh lượng máu từ cơ trở về tim tốt hơn.

Những thông tin trong bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về hiện tượng căng cơ và cách xử lý. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990