Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cao Sao Vàng có tác dụng gì? Thuốc có tác dụng phụ không?

Cập nhật: 28/12/2020 14:56 | Người đăng: Lường Toán

Trong những thập niên 70-90, Cao Sao Vàng là một sản phẩm rất quen thuộc, với mục đích chữa nhức đầu, cảm cúm, đau bụng, sổ mũi, buồn nôn... Với nhiều sản phẩm thuốc hiện nay thì Cao Sao Vàng ít khi được nhắc đến. Tuy nhiên thì nếu bạn đang có ý định sử dụng thuốc có thể tìm mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Cao Sao Vàng là gì?

Cao Sao Vàng được bào chế từ nhiều loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế, Menthol, dầu hương nhu trắng, tinh dầu tràm, long não... Sử dụng Cao Sao Vàng thì bạn hãy kết hợp thủ pháp day xoa trên huyệt, giúp tăng cao hiệu quả chữa cảm cúm, buồn nôn, nhức đầu, sổ mũi, trị côn trùng cắn, đau bụng, say tàu xe.

Cao Sao Vàng bào chế từ những dược liệu tự nhiên

Sản phẩm Cao Sao Vàng chính thức ra đời vào năm 1969, từ đó chúng đã chiếm lĩnh thị trường và rất quen thuộc với mọi người. Không chỉ vậy, sản phẩm này còn nổi tiếng tại một số quốc gia như Liên Xô và Đông Âu với giá cả khá rẻ. 

Hiện nay, Cao Sao Vàng vẫn được sản xuất chủ yếu tại Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC và Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 3. Với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiện nay thì Cao Sao Vàng đã có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên thì mặt hàng này vẫn là sản phẩm được nhiều người lựa chọn tại các Website bán hàng trên thị trường quốc tế bao gồm: Ebay, Amazon… cũng bởi giá thành rẻ với công năng và sự tiện lợi của nó.

>>Tham khảo thêm: Clindamycin là thuốc gì? Nên sử dụng Clindamycin như thế nào?

Công dụng của cao Sao Vàng

Theo chia sẻ của dược sĩ các trường Cao đẳng Y Dược HCM, Cao Sao Vàng có công dụng để điều trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, buồn nôn, đau bụng, say tàu xe; hoặc như bị muỗi hay côn trùng khác đốt.

Hướng dẫn sử dụng cao Sao Vàng

Sản phẩm Cao Sao Vàng được sử dụng để bôi ngoài da hoặc để xông cũng rất tốt với mục đích dưới đây:

  • Điều trị tình trạng nhức đầu, chóng mặt, say tàu xe hay bị cảm cúm: Bạn hãy lấy một lượng dầu nhỏ để thoa lên hai bên thái dương và gáy, đồng thời có thể xoa vào lỗ mũi và 2 bên cánh mũi.
  • Có thể xông: Bạn có thể lấy khoảng 1 – 2 đầu đũa dầu cao để cho vào nước sôi để xông khi bị cảm cúm.
  • Giảm triệu chứng muỗi và các côn trùng khác đốt: Tại vị trí bị công trùng cắn thì bạn lấy một lượng dầu vừa đủ để thoa lên.

Chống chỉ định dùng Cao Sao Vàng

  • Chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Lưu ý không được bôi vào mắt, vết thương hở hoặc tại vùng vú khi cho con bú.
  • Tránh sử dụng với những người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng không mong muốn của Cao Sao Vàng

Cao Sao Vàng phổ biến tại Việt Nam

Theo thông tin từ phía nhà sản xuất thì sản phẩm Cao Sao Vàng được chiết xuất chủ yếu từ những thành phần thảo dược thiên nhiên. Thực tế ghi nhận thì chưa có tác dụng không mong muốn nào xảy ra. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan, hãy báo cho bác sĩ nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng nào bất thường để được xử lý kịp thời.

Tương tác của thuốc Cao Sao Vàng

Hiện nay vẫn chưa có ghi nhận nào về sự tương tác có thể gặp phải nếu như bạn sử dụng cao Sao Vàng. Tuy nhiên nếu xảy ra bất kỳ tình trạng bất thường nào khi kết hợp từ 2 thuốc trở lên thì bạn hãy báo ngay cho bác sĩ nhé.

Quá liều khi dùng Cao Sao Vàng

Cũng như những lưu ý ở trên thì Cao Sao Vàng bào chế từ thảo dược thiên nhiên do vậy mà chúng khá an toàn, ngay cả khi bạn dùng quá liều. Cho đến nay thì vẫn chưa có báo cáo nào về việc sử dụng này. Trường hợp gặp phải bất kỳ những tác dụng không mong muốn nào khác thì tốt nhất bạn hãy ngưng sử dụng đồng thời rửa lại vùng bôi thuốc và đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời. 

Cao Sao Vàng khá an toàn khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Trường hợp muốn dùng sản phẩm thì tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc lợi ích và nguy cơ có thể gặp phải.

Cao Sao Vàng hiện nay đã được một số quốc gia chú ý đến về công dụng chữa cảm cúm, đau đầu, đau bụng...và đặc biệt là rất an toàn cho sức khỏe của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. 

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990