Chỉ số BMI là gì chắc hẳn khá quen thuộc với nhiều người tuy nhiên thì không phải ai cũng hiểu rõ nó dùng để làm gì và cách tính chỉ số BMI như thế nào? Nhằm giúp bạn đọc thuận tiện hơn thì hãy theo dõi bài viết ở chuyên mục dưới đây nhé.
Béo phì không chỉ khiến cho người bệnh tự ti về ngoại hình mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe với những bệnh lý như ung thư, tim mạch, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường…Để đánh giá được tình trạng béo phì thì hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau như đo tỷ trọng mỡ trong cơ thể, đo lớp mỡ dưới da…Tuy nhiên phương pháp phổ biến nhất hiện nay được các tổ chức y tế thế giới khuyến cáo đó là dựa vào chỉ số BMI.
>>Xem thêm: Dị ứng thuốc phải làm sao khỏi? Chế độ ăn uống cho người bệnh
Cách tính chỉ số BMI
Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn, Chỉ số BMI cho biết về cân nặng, hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể được viết tắt là body mass index. Chỉ số này thường được dùng để tính toán mức độ mập hay gầy đối với người trưởng thành và hiện nay đã phổ biến khắp thế giới. Từ những số liệu có được thì bạn sẽ biết được mình đang thừa cân, gầy hay là mình đã có body chuẩn chưa.
Thế nhưng với nhiều hình thể như hiện nay cũng như khối lượng xương và cơ bắp khiến cho cơ BMI không phải là một chỉ số duy nhất để tính toán việc thừa hay thiếu cân nữa. Mà hiện nay BMI thường được dùng để tình thoáng thừa cân hay không nhiều hơn là tình trạng thiếu cân.
Vậy cách tính chỉ số BMI như thế nào? Thường thì điểm chỉ số khối cơ thể sẽ nằm trong khoảng từ 15 đến 60, tuy nhiên thì theo WHO, chỉ số BMI trong khoảng từ 18.5 đến 25.5 là lý tưởng nhất. Do vậy bạn hãy cùng xem bảng tiêu chuẩn dưới đây để biết được mình đang ở nhóm nào nhé.
Công thức tính chỉ số BMI:
BMI = Trọng lượng cơ thể/ (chiều cao x 2)
Trong đó:
- Chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg
- Lưu ý: chỉ số BMI không áp dụng cho người tập thể hình, vận động viên và đồng thời không áp dụng cho phụ nữ mang thai.
Chỉ số BMI cho biết điều gì?
Qua bảng công thức tính ở trên thì bạn có thể nắm được tình trạng cơ thể mình đã ở mức hợp lý hay chưa, cụ thể như sau:
- Nhóm thiếu cân, BMI dưới 18.5: Bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, tăng cường dưỡng chất cho từng ngày kết hợp chế độ tập luyện.
- Nhóm bình thường, BMI dao động từ 18.5 đến 14.9: Nếu trong khoảng này thì bạn hãy tiếp tục chế độ ăn uống nghỉ ngơi bình hợp và hợp lý nhé
- Nhóm thừa cân, chỉ số BMI dao động từ 25 đến 29.9: Bạn đang thừa cân rồi đó, nên chú ý ăn uống giảm chất béo kết hợp tập luyện hơn để có vóc dáng và thể trạng sức khỏe nhé.
Nhóm béo phì, BMI trên 30: nếu bạn đang nằm trong nhóm này thì là mức báo động đỏ rồi đó, cơ thể của bạn đang phải chịu một áp lực rất lớn khiến cho các mô mỡ bị chèn ép những cơ quan nội tạng cũng như có các cơ xương. Nghiêm trọng hơn với những người béo phì còn bị ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và sinh hoạt bình thường. Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý thì bạn cần phải tập luyện đều đặn. tốt nhất hãy thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để được can thiệp sớm nhất nhé.
Chỉ số BMI cao ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Chỉ số BMI tăng quá cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có ảnh hưởng đến thừa cân và béo phì như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh về túi mật, bệnh thấp khớp, vô sinh hay chứng ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ bị ung thư như ung thư nội mạc tử cung, ung thư đại tràng và túi mật, ung thư vú. Bên cạnh đó thì béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng.
Một số yếu tố làm ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể bao gồm:
- Lượng calo dư thừa: trong cơ thể thì cần phải được bổ sung đầy đủ calo để đáp ứng nhu cầu năng lượng mỗi ngày. Thế nhưng calo khi dư thừa cũng sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Khi bổ sung quá nhiều calo thì sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì
- Yếu tố về gen: những trường hợp bị rối loạn di truyền thì làm tăng nguy cơ béo phì
- Tuổi cao: cân nặng của bạn thường sẽ tăng thêm một chút khi bạn già đi
Trong quá trình mang thai: thời kỳ này thì mẹ bầu luôn đối diện với tình trạng tăng cân. Sau khi sinh còn, người phụ nữ ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến cân nặng trong đó việc giảm cân về mức bình thường trước khi mang thai là rất khó.
Bên cạnh yếu tố về cơ địa hay thai kỳ thì bạn có thể chủ động kiểm soát lượng calo nạp vào trong cơ thể hàng ngày để giữ cho chỉ số BMI lý tưởng nhất. Tuy nhiên một điều bạn cần lưu ý đó là chỉ số BMI không cho biết về lượng mỡ trong cơ thể. Do vậy mà bạn cần phải lưu ý vấn đề này bởi nó mới là mấu chốt tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh ở mỗi người.
Các cách tính chỉ số BMI khác
Công thức 1: tính theo tỷ lệ vòng eo – hông
Phương pháp tính chỉ số BMI giúp bạn biết được bạn đang ở mức độ nào nhưng không nói rõ là tỷ lệ vòng eo và hông có chuẩn hay không . Bởi một số người tuy chỉ số BMI cao nhưng vóc dáng vẫn ổn nhờ có tỷ lệ vòng eo hông hợp lý.
Công thức tính chỉ số BMI như sau:
Tỷ lệ = chu vi vòng eo/ chu vi vòng hông
Theo bảng chỉ số ở trên thì bạn có thể nắm được cách tính chỉ số BMI nữ, nam một cách chi tiết và đo lường chính xác hơn cả.
Cách tính chỉ số BMI theo độ tuổi
Với cơ địa mỗi người sẽ có mức cân nặng khác nhau. Với bảng dưới đây sẽ cho thấy cân nặng của mình ở độ tuổi đó đã phù hợp hay chưa.
Công thức tính chỉ số BMI như sau: BM = 50+ 0.75X ( H -150) + (( A -20)/4)
Trong đó: BM là khối cơ thể, A là số tuổi của bạn còn H là chiều cao của bạn
Công thức 3: Broca Index
Công thức Broca Index được công bố vào năm 1871 do những bác sĩ Piere Paul Broca ( quân đội mỹ ) thiết lập. Công thức này được sử dụng khá phổ biến để tính toán tỷ lệ giữa chiều cao và trọng lượng xem có khỏe mạnh hay không. Nó có tính đến sự tương quan giữa cân nặng và chiều cao và loại cơ thể cùng như độ tuổi ở mỗi người.
Với cách tính chỉ số BMI mà chúng tôi vừa hướng dẫn trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích! Chúc bạn sức khỏe!