Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Buồn nôn khi đánh răng: Nguyên nhân và cách điều trị thích hợp

Cập nhật: 08/02/2022 09:26 | Người đăng: Khánh Hòa

Cảm giác buồn nôn khi đánh răng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý răng miệng hoặc một số bệnh lý tại các vùng khác của cơ thể. Nếu bạn gặp phải hiện tượng này thường xuyên thì tuyệt đối không được xem thường bởi nó có thể là lời cảnh báo bạn đang gặp rắc rối về sức khỏe.

Xem thêm:

Buồn nôn khi đánh răng là bị bệnh gì?

Vể cơ bản buồn nôn có thể coi là một phản xạ có lợi cho cơ thể vì nó giảm đi áp lực trong dạ dày của bạn khi xuất hiện dị vật hoặc bị kích thích tại khu hầu họng. Tuy nhiên nếu như bị cảm giác buồn nôn khi đánh răng trong một khoảng thời gian dài và tần xuất tăng dần thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy buồn nôn khi đánh răng là bị bệnh gì?

Thường xuyên buồn nôn khi đánh răng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý của cơ thể
Thường xuyên buồn nôn khi đánh răng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý của cơ thể

Các nguy cơ bệnh lý có thể gặp phải đó là:

Bệnh về răng miệng:

Có nhiều trường hợp gặp phải cảm giác buồn nôn khi đánh răng là do mắc các bệnh lý liên quan tới răng miệng điển hình là bệnh: viêm quanh răng, viêm lợi, răng số 8 lệch, răng sâu… Khi tình trạng bệnh càng để lâu sẽ càng gây kích thích khiến bạn cảm thấy buồn nôn thường xuyên và vô cùng khó chịu.

Bệnh liên quan tới đường hô hấp:

Mỗi lần đánh răng bạn đều cảm thấy khó chịu tại vùng họng và buồn nôn, đây có thể là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề. Bị buồn nôn khi đánh răng có thể là dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp như: viêm tai mũi họng, viêm amidan, viêm xoang…

Khi bị bệnh này ngoài biểu hiện có cảm giác buồn nôn khi đánh răng bạn còn bị ứ đờm trong cổ nhất là sau khi ngủ dậy, bít tắc mũi như bị cúm. Hoạt động đánh răng sẽ kích thích cổ họng gây buồn nôn.

Bệnh lý về dạ dày:

Buồn nôn khi đánh răng là bị bệnh gì? Đây có thể là biểu hiện về bệnh lý dạ dày. Các hội chứng viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, trào ngược dịch vị dạ dày thường khiến người bệnh buồn nôn khi chỉ có 1 kích thích nhỏ trong họng.

cách chữa buồn nôn khi đánh răng2

Bị bệnh lý liên quan tới dạ dày, tiêu hóa gây ra tình trạng buồn nôn khi đánh răng

Ngoài cảm giác buồn nôn khi bị buồn nôn khi đánh răng do nguyên nhân bệnh dạ dày bạn sẽ thấy trong kem đánh răng còn xuất hiện dịch màu vàng, bị ợ hơi thường xuyên, tức ngực, đau vùng thượng vị.

Một số yếu tố nguy cơ khác:

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý như trên cảm giác buồn nôn khi đánh răng còn xảy ra nếu bạn là người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn uống thất thường, ăn nhiều đồ cay nóng. Một số trường hợp mùi vị kem đánh răng không phù hợp còn gây khó chịu dẫn tới buồn nôn.

Cách chữa buồn nôn khi đánh răng

Khi đã biết nguyên nhân dẫn đến cảm giác buồn nôn khi đánh răng chắc hẳn có nhiều người thắc mắc cách chữa buồn nôn khi đánh răng thế nào tốt nhất. tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra và với mỗi nguyên nhân có cách chữa khác nhau:

* Biện pháp khắc phục tình trạng buồn nôn khi đánh răng:

  • Thay đổi kem đánh răng, không nên dùng quá nhiều kem đánh răng.
  • Sử dụng bàn chải mềm phù hợp với khoang miệng, không chải răng quá mạnh, quá nhanh.
  • Mỗi lần đánh răng bạn cần thả lỏng thoải mái, không đưa bàn chải sâu vào họng, lúc này hãy hít thở bằng mũi.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, đồ ăn cay nóng.
  • Tầm soát các bệnh lý liên quan tới răng miệng, đường hô hấp, đường tiêu hóa triệt để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
Đổi loại kem đánh răng khắc phục tình trạng buồn nôn khi đánh răng
Đổi loại kem đánh răng khắc phục tình trạng buồn nôn khi đánh răng

* Cách chữa buồn nôn khi đánh răng:

Nếu sau khi thực hiện những biện pháp kể trên mà tình trạng buồn nôn vẫn diễn ra bạn cần phải nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính gây buồn nôn khi đánh răng. Dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân.

Có nhiều trường hợp hiện tượng buồn nôn xảy ra do bệnh về răng miệng và đường hô hấp thì việc điều trị sẽ cải thiện nhanh chóng. Nhưng với nguyên nhân do bệnh lý liên quan tới dạ dày cần có nhiều thời gian điều trị hơn. Ngoài ra bạn có thể áp dụng cách chữa buồn nôn khi đánh răng đó là kê cao đầu giường khi ngủ bằng cách:

  • Kê một miếng gỗ khoảng 20cm tại 2 chân giường đầu giường để bạn nằm một mặt phẳng nghiêng.
  • Nếu cách 1 thấy bất tiện bạn có thể mua một chiếc gối nêm – nó có dạng hình tam giác, sẽ giúp bạn nâng cao phần đầu và thoải dần về thắt lưng.
Sử dụng gối nêm giúp ngăn ngừa buồn nôn khi đánh răng
Sử dụng gối nêm giúp ngăn ngừa buồn nôn khi đánh răng

Biện pháp này sẽ giúp ngăn chặn trào ngược dạ dày về đêm, từ đó dịch đờm không bị ứ đọng tại họng. Bạn lưu ý kê cao đầu giường chứ không phải kê cao gối nhé, gối đầu cao sẽ không có hiệu quả mà chỉ khiến bạn bị mỏi cổ khi thức dậy.

Trường Cao đẳng Y dược Hồ Chí Minh (tổng hợp)

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990