Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bổ sung kẽm cho bé đúng cách như thế nào?

Cập nhật: 20/02/2020 13:50 | Người đăng: Lường Toán

Kẽm là một loại khoáng chất không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ, chúng có vai trò tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzym cho cơ thể. Khi được thu nạp đủ kẽm thì sẽ thúc đẩy được sự phát triển xương, cơ bắp và trí não của trẻ nhỏ. Hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để biết cách bổ sung kẽm cho bé đầy đủ nhé

Vai trò của kẽm trong cơ thể

Kẽm giúp tăng sản sinh những tế bào ngay từ giai đoạn phát triển bào thai đến sự phát triển của trẻ sau này. Phụ nữ khi mang thai cũng cần phải bổ sung kẽm để trẻ phát triển bình thường trong quá trình sinh học của cơ thể. Kẽm có cấu trúc của tế bào với 80 loại enzym bao gồm những enzyme trong hệ thống vận chuyển, đồng hóa, thủy phân hay xúc tác phản ứng gắn kết chuỗi AND, đồng thời xúc tác những phản ứng sinh năng lượng khác.

Vai trò của kẽm với cơ thể

>>>Tham khảo thêm: Mọc mục cóc ở chân và cách điều trị hiệu quả

  • Kẽm đóng vai trò trong việc tác động đến hầu hết quá trình dinh học trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp nucleic và protein. Những cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm thì có thể phát sinh những dấu hiệu bất thường hay một bệnh lý cụ thể nào đó như:
  • Kẽm giúp điều hòa vận chuyển thần kinh, nếu như bị thiếu sẽ gây ra tình trạng rối loạn tập tính
  • Kẽm có nồng độ cao trong não tại vùng Hippocampus, bó sợi rêu hay vỏ não…Việc thiếu kém có thể dẫn đến chứng rối loạn thần kinh và gây nên bệnh tâm thần phân liệt
  • Kẽm giúp cho quá trình vận chuyển canxi vào não, nếu như thiếu kẽm thì khiến cho quá trình này gặp trở ngại dễ sinh ra cáu gắt.
  • Kẽm giúp điều hòa chức năng nội tiết tố như sinh dục, tuyến yên, giáp trạng hay thượng thận kết hợp với thần kinh nội tiết điều hóa những hoạt động bên trong cơ thể, phản ứng linh hoạt với những tác động bên ngoài để kịp thời thích nghi với hoàn cảnh. Do vậy nếu thiếu kẽm thì đồng nghĩa con người cũng kém thích nghi với những biến đổi.
  • Trong cơ thể thì kẽm phẩn bổ vào tóc và da, móng giúp chúng phát triển bình thường. Nếu như thiếu kém thì khiến cho tóc luôn bị xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay nhanh gạy, mọc chậm, da khô sạm và xuất hiện những bớt trắng trên da
  • Thiếu kẽm còn làm cho sự nhạy cảm vị giác bớt hoặc mất hẳn, gây ra tình trạng chán ăn, không ngon và những bệnh lý về viêm niêm mạc miệng.
  • Kẽm giúp tổng hợp phân tiết hormone giúp tăng trưởng để làm tăng khả năng miễn dịch trong cơ thể chống lại tình trạng nhiễm khuẩn.

Điều đó có thể thiếu việc bổ sung kẽm cho trẻ là điều rất quan trọng giúp cho bé phát triển khỏe mạnh  cả thể chất và tinh thần.

Nguyên nhân gây thiếu kẽm ở trẻ em

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM thì trẻ em khi thiếu kẽm chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu những thực phẩm giàu kẽm, chất lượng bữa ăn kém hay không có những thức ăn có nguồn gốc từ động vật.

Với những trẻ bị biếng ăn thì khẩu phần ăn của trẻ không phong phú. Ngoài ra có thể do cách chế biến thức ăn không hợp lý làm mất đi hàm lượng kẽm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một số bệnh mắc những bệnh lý nhiễm trùng như tiêu chảy, ho, viêm đường hô hấp…nếu phải điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài thì cũng có thể khiến cho hàm lượng kẽm trong cơ thể bị giảm đi.

Vậy nên bổ sung kẽm cho bé như thế nào đúng cách?

Nhu cầu bổ sung kẽm của bé phụ thuộc độ tuổi

Theo những chuyên gia dinh dưỡng thì tùy thuộc độ tuổi của trẻ thì nhu cầu bổ sung kẽm ở trẻ cũng có sự thay đổi sau:

  • Với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: Mỗi ngày bổ sung 2mg
  • Với trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi thì mỗi ngày nên bổ sung 3mg
  • Với trẻ từ 1 – 3 tuổi: Mỗi ngày bổ sung 3mg
  • Với trẻ 4 – 8 tuổi: Mỗi ngày bổ sung 5mg
  • Với trẻ từ 9 – 13 tuổi: Mỗi ngày 8mg
  • Với trẻ từ 14 tuổi trở lên thì mỗi ngày cần 11mg cho bé trai, còn bé gái chỉ cần 9mg/ ngày.

Bởi lẽ trong chế độ ăn uống hàng ngày thì trung bình mỗi bé chỉ được hấp thu khoảng 30% hàm lượng kẽm còn đa số là được đẩy ra ngoài theo đường dịch ruột, tụy, nước tiêu hay mồ hôi.

Do vậy nếu không chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé thì rất dễ xảy ra tình trạng thiếu kẽm trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Cách bổ sung kẽm cho bé như thế nào?

Với những chuyên gia dinh dưỡng thì các mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé bằng những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như hàu, trai, sò, thịt nạc đỏ, các loại đậu, ngũ cốc…Những loại rau củ quả cũng chứa hàm lượng kẽm nhưng rất ít.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì mẹ nên cho bé bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời để bổ sung lượng kẽm cần thiết cho bé. So với sữa công thức hay sữa tươi thì lượng kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó để tăng khả năng hấp thu kẽm thì bố mẹ nên bổ sung vitamin C trong hoa quả cho bé nữa nhé.

Với trẻ bị suy dinh dưỡng

Bố mẹ chú ý bổ sung kẽm cho bé từ những thực phẩm giàu kẽm như : hàu, lươn, tôm đồng, thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, đậu nành, cá hay những loại hạt có dầu như đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều, khoai lanh và cùi dừa già.

Với trẻ bị biếng ăn

Thiếu kẽm dẫn đến tình trạng chán ăn và không có cảm giác ngon miệng ở trỏe. Do vậy việc bổ sung kẽm cho bé là điều rất cần thiết. Bạn hãy chọn thực phẩm mà bé yêu thích như bơ sữa, sô cô la, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt…Từ đó sẽ giúp cho con cải thiện hơn về sức khỏe và tăng cảm giác ngon miệng, ăn nhiều hơn.

Với trẻ sơ sinh

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào? Với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì nguồn dinh dưỡng hấp thu kẽm tốt nhất từ sữa mẹ. Tuy nhiên do lượng sữa của mẹ có thể giảm dần trong nhiều năm, bởi vậy mà mẹ cần phải duy trì chế độ ăn giàu kẽm như bổ sung kẽm trong các bữa ăn dặm để đảm bảo sự phát triển cho trẻ.

Một số thực phẩm bổ sung kẽm cho bé tốt nhất

Nguồn thực phẩm bổ sung kẽm hợp lý

Kẽm được tìm thấy nhiều trong những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Theo đó những thực phẩm có nguồn gốc thực vật thì chứa ít kẽm và giá trị sinh hoạc thấp do khó được hấp thu. Cụ thể nguồn thức ăn nhiều kẽm từ động vậy như thịt bò, sò, hàu, lợn nạc, gà, cừu, cá, tôm, cua…Hoặc có thể bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như hạt bí ngô, ca cao, mầm lúa mì, các loại hạt hay sô cô la, hạnh  nhân, táo, nấm, lá chè xanh…đều bổ sung kẽm cho bé rất tốt.

Nguyên tắc khi bổ sung kẽm cho bé

Lượng kẽm hấp thu hàng ngày của bé là rất cần thiết để giúp bé phát triển khỏe mạnh. Do vậy ngay khi trẻ có những triệu chứng thiếu hụt kẽm thì cần phải bổ sung khoáng chất vi lượng này luôn.

Để giúp bé hấp thu kẽm tốt nhất thì bạn nên cho bé dùng sãu bữa ăn khoảng 30 phút trong khoảng từ 2- 3 tháng sau đó dừng. Ngoài ra bố mẹ có thể bổ sung thêm những loại vitamin A, C, B6 bởi những hợp chất này có khả năng làm tăng hấp thu kẽm trong cơ thể.

Nên bổ sung loại kẽm nào cho trẻ tốt nhất?

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại thuốc bổ sung kẽm tại những tiệm thuốc Tây . Thế nhưng bổ sung những loại thực phẩm giàu kẽm hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn so với việc dùng thuốc.

Với trẻ nhỏ cũng như trẻ sơ sinh thì mẹ nên cho trẻ dùng kẽm ít nhất 6 tháng đầu đời để bổ sung lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Bởi so với sữa công thức hay sữa tươi thì lượng kẽm trong sữa mẹ được nghiên cứu giúp trẻ hấp thu nhiều hơn. Do vậy giai đoạn này thì mẹ nên bổ sung nhiều kẽm cho cơ thể để trẻ được bú mẹ bổ sung nhiều kẽm hơn.

Thông tin về việc bổ sung kẽm cho bé như thế nào tốt nhất vừa được chúng tôi giải đáp trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990