Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 19/02/2020 11:39 | Người đăng: Lường Toán

Mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng khi xuất hiện mụn cóc ở chân khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nó gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn cũng như làm giảm chất lượng sống ở người bệnh. Việc tìm hiểu tình trạng này sẽ giúp bạn có cách chữa kịp thời. hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong chuyên mục bài viết dưới đây.

Tổng quan về mụn cóc ở chân

Mụn cóc ở chân xuất hiện là do một loại virus có tên Human Papilloma, gọi tắt là virus HPV gây nên. Có thể xem đây là một loại virus khá phổ biến hiện nay, chúng phát triển tốt trong môi trường ẩm, đặc biệt là những vị trí như phòng thay đồ bị ẩm thấp, hay bên trong giày dép bị bịt kín. Nếu như trên da và niêm mạc bị trầy xước thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus HPV xâm nhập vào cơ thể gây nên mụn cóc này.

Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không?

Tham khảo thêm: Bệnh thiếu máu bẩm sinh có nguy hiểm không? Chữa được không?

Mụn cóc không chỉ xuất hiện nơi chịu nhiều áp lực như gót chân mà chúng còn xuất hiện ở lòng bàn chân. Mụn cóc này có thể lây sang những phần khác của chân với kích thước có thể lớn lên gây đau cho người bệnh. Khi bị mụn cóc ở chân thì đó là do sự nhiễm trùng u nhú từ virus HPV gây nên. Virus này xâm nhập vào trong cơ thể người và ủ bệnh rất lâu, có thể lên đến vài tháng. Mụn cóc có thể lây từ người này sang người khác qua con đường tiếp xúc, cho dù đó chỉ là một sự tiếp xúc nhẹ nhàng và thoáng qua cũng rất dễ bị mắc phải.

Những dấu hiệu mọc mụn cóc ở chân là:

  • Xuất hiện những mảng mô sẹo sau giai đoạn mụn cóc phát triển bên trong da
  • Mụn nhỏ, rộp, sần sùi có nhiều màu như nâu, đen, xám và bị sưng lên ở tại vị trí như lòng bàn tay, bàn chân hay có thể là mụn cóc ngón chân.
  • Khi xuất hiện đầu đen hay chấm đen rất nhỏ trên bề mặt của những mụn cóc thì đó là dấu hiệu của sự vón cục các mao mạch.
  • Người bệnh sẽ có cảm giác đau khi đứng dậy hoặc đi lại
  • Xuất hiện những vết chai sần không được nhìn thấy trong các mao mạch và trong lòng bàn chân.
  • Mụn cóc này có xu hướng lớn dần và ăn sâu vào bên trong da, khi đó khiến cho người bệnh có cảm giác đau đớn khi có viên đá trong giày
  • Xuất hiện vết chai sần không thấy được trong mạch máu ở lòng bàn chân.

Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không?

Không ít người khi xuất hiện mụn cóc ở chân thì rất lo lắng việc sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên theo chia sẻ từ các dược sĩ của các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM thì mụn cóc ở chân thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Mà thay vào đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Ngoài ra những người mắc bệnh này thì có xu hướng xấu hổ do tính thẩm mỹ của nó gây nên.

Ngoài ra mụn cóc ở chân nếu để lâu dần thì sẽ phát triển về kích thước, khiến cho bệnh nhân càng đau đớn, có lúc cảm thấy đau dữ dội. Kèm theo đó là hoạt động đi lại trở lên khó khăn khiến cho bệnh nhân ngại di chuyển. Không chỉ vậy người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao. Để khắc phục đường tình trạng này thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và chữa bệnh sớm nhất nhé.

Cách trị mụn cóc ở chân an toàn và hiệu quả

Mụn cóc ở lòng bàn chân hay ở chân sẽ tự động biến mất, tuy nhiên với đa số trường hợp thì chúng ngày càng phát triển to dần theo thời gian. Từ đó khiến cho người bệnh bị đau đớn, trở ngại trong việc đi lại. Do vậy nên cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách bằng biện pháp an toàn và thích hơn.

Chữa mụn cóc ở chân bằng y học hiện đại

  • Áp lạnh: Người bệnh sẽ được sử dụng chất lỏng lạnh là nitơ để làm đóng băng những nốt mụn cóc ở chân và sẽ để lại sẹo ở chân người bệnh. Phương pháp áp lạnh có thể được kết hợp với acid Salicylic nhằm nâng cao hiệu quả điều trị hơn. Bởi phương pháp này chỉ nhằm loại bỏ phần trên của mụn cóc do vậy hãy thực hiện nhiều lần cho đến khi mụn cóc được loại bỏ hoàn toàn.
  • Dùng thuốc Acid Salicylic: Loại thuốc này có công dụng phá hủy những tế bào sừng cũng như virus HPV từ từ khiến cho những tế bào này bong ra. Phương pháp này tuy chậm nhưng khá hiệu quả, có thể áp dụng trong vài tuần thì mới khiến cho nốt mụn cóc mới này biến mất. Việc dùng dung dịch này còn có khả năng giúp cho hệ miễn dịch của người bệnh được tăng cường nhằm chống lại sự hình thành các mục cóc do virus HPV gây nên.
  • Đốt điện: Đây là phương pháp rất phù hợp với những nốt mụn cóc có kích thước dưới 1cm và chúng mọc ở vị trí khó phẫu thuật. phương pháp này được sử dụng dòng điện tần số cao để phá hủy những tổn thương. Chúng được tiến hành nhanh chóng, đơn giản đồng thời làm sạch được tổn thương cao. Tuy nhiên người bệnh cần phải lưu ý sau khi thực hiện đốt điện thì bệnh nhân cần được chăm sóc vết thương kỹ càng, không để nhiễm trùng và mất nhiều thời gian lành hoàn toàn vết thương.
  • Tiểu phẫu: Biện pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng kim điện để lấy những hạt mụn cóc ở chân ra khỏi cơ thể.
  • Laser CO2: Biện pháp này sử dụng ánh sáng Laser có tác dụng làm biến mất những nốt mụn cóc trên cơ thể người bệnh bằng cách đóng các mạch máu nhỏ lại. Khi đó thì những mô tổn thương sẽ chết đi và làm rơi rụng những mụn cóc ở chân. Phương pháp này khá phù hợp với những nốt mụn cóc có kích thước dưới 1cm vài tại vị trí có bề mặt phẳng như mụn cóc gót chân, mụn cóc bàn chân hay mụn cóc ở lòng bàn chân. Theo đó thì thời gian lành vết thương sau khi tiến hành chiếu Laser CO2 khá nhanh và việc chăm sóc vết thương cũng phải được thực hiện kỹ càng nhằm tránh được nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém và khả năng tái phát khi điều trị cao.

Sau khi được điều trị mụn cóc ở chân thì tình trạng tái phát bệnh hay lây lan mụn cóc sang những vùng cơ thể khác là điều có thể xảy ra. Biện pháp chúng tôi vừa liệt kê ở trên nhằm để điều trị chứng mụn cóc thường gặp nhưng không loạt bỏ được hết virus HPV ra khỏi cơ thể được.

Trị mụn cóc bằng phương pháp dân gian

Chữa mụn cóc ở chân bằng phương pháp dân gian

Hiện nay có rất nhiều phương pháp mà ông cha ta truyền lại nhằm để điều trị về mụn cóc ở chân như dùng tỏi, vôi hay sử dụng lá tía tô đắp lên những nốt mụn ở chân. Với việc dùng lá tía tô và tỏi khi đắp trực tiếp thì người bệnh hãy giã nát sau đó dùng trực tiếp hàng ngày. Tuy nhiên đây chỉ là những phương pháp dùng để điều trị những nốt mụn có kích thước nhỏ. Với loại mụn có kích thước lớn thì phải nhờ đến các bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời.

Điều trị mụn cóc ở chân bằng thuốc bôi

Phương pháp này được khá nhiều người áp dụng. Các dạng thuốc bôi được dùng khá đơn giản có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt được virus gây nên bệnh này. Chúng sẽ làm cho những nốt mụn cóc khô dần và rụng sau một thời gian.

Phương pháp bôi thuốc chữa mụn cóc ở chân được xem là thuận tiện nhanh chóng mà mang lại hiệu quả cao. Dù vậy thì người bệnh chỉ dùng nó với một số chủng loại virus HLV . Do vậy nếu muốn nắm rõ được bạn gặp phải trưởng hợp nào thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và chẩn đoán bệnh phù hợp. Tránh được tình trạng tự ý mua thuốc dùng khiến cho bệnh trở lên nghiêm trọng hơn.

Một số biện pháp phòng ngừa mụn cóc ở chân

Mụn cóc ở chân tuy không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và đi lại của người bệnh. Do vậy sau khi điều trị thì bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh này để tránh được tình trạng tái phát.

  • Hãy đi dép di chuyển để hạn chế sự xâm nhập của virus cùng như vi khuẩn gây bệnh
  • Không nên tiếp xúc với mụn nước, u như hay mụn cóc ở người khác. Bởi đây có thể là một trong những tình trạng da liễu do virus HPV gây nên.
  • Nên tiêm phòng ngừa HPV để làm giảm nguy cơ mắc bệnh do virus gây ra như sùi mào gà, mụn cóc, u mềm lây hay ung thư cổ tử cung…
  • Hãy vệ sinh cơ thể và chân tay thường xuyên. Nên mang giày bít tất gây bí và làm tăng độ ẩm ở chân
  • Tránh mang giày dép chung với người mắc bệnh
  • Hãy dùng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch chân sau khi đến hồ bơi hay đến các nhà tắm công cộng.

Thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên đây hi vọng giúp bạn đọc nắm được mụn cóc ở chân có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Đừng quên theo dõi các bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác, chúc bạn đọc sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990