Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bị ngứa nổi mề đay sau sinh thì phải làm sao?

Cập nhật: 01/10/2021 12:02 | Người đăng: Lường Toán

Ngoài niềm vui được trở thành mẹ thì phụ nữ sau sinh gặp phải rất nhiều vấn đề bất lợi của cơ thể, một trong số đó chính là nỗi ám ảnh của mề đay. Bị ngứa nổi mề đay sau sinh phải làm sao là băn khoăn của nhiều chị em. Tuy nhiên việc điều trị cho phụ nữ mới sinh lại không đơn giản như người bình thường bởi còn liên quan tới việc cho bú.

Sau khoảng 1 – 3 tháng khi mới sinh em bé các bà mẹ thường gặp phải tình trạng nổi mề đay, nhất là với những chị em sinh mổ. Vùng da bị nổi mề đay thường tập trung ở đùi, chân, khắp mặt. Việc tìm hiểu bị ngứa nổi mề đay sau sinh phải làm sao để thực hiện điều trị cũng gây nhiều cản trở bởi sau đó chị em còn phải cho con bú nếu tiến hành không đúng sẽ ảnh hưởng nhiều tới em bé.

Xem thêm: 

bị ngứa nổi mề đay sau sinh1
Nỗi ám ảnh mang tên ngứa nổi mề đay sau sinh

Đó là tâm lý của rất nhiều chị em phụ nữ sau sinh, trong đó có tâm sự của chị Hoàng Thị Hường (28 tuổi, Hà Nội) không muốn điều trị thuốc tây vì sợ sẽ ảnh hưởng tới em bé nên đã áp dụng rất nhiều biện pháp để điều trị mề đay. Hành trình trị bệnh ngứa nổi mề đay sau sinh của chị thực sự rất vất vả.

Gặp rắc rối khi bị mề đay sau sinh

Chị Hường tâm sự:

Thời điểm tôi sinh đứa đầu tiên vào đúng khi mùa đông bắt đầu nên dù tôi có kiêng cữ thế nào cũng vẫn bị nổi mề đay. Thời gian mang thai tôi cũng từng bị nổi mề đay nhiều lần, cứ nghĩ rằng sau khi sinh con thay máu thì sẽ khỏi bệnh nhưng không ngờ nó lại nặng hơn."

Nguyên tháng đầu sau khi sinh con dù tôi ở trong phòng kín, ăn những món ăn cho mẹ sau sinh, những món rất lành tính nhưng cứ đến chiều tối thì cả người lại sẩn ngứa, nổi cục rất khó chịu. Những cơn ngứa ngáy châm chích chỉ khiến tôi muốn gãi nhưng càng gãi lại càng nổi nhiều và lan ra nhiều hơn, khi nó lan cả lên mặt và vùng kín thì tôi không thể chịu nổi được…

bị ngứa nổi mề đay sau sinh2
Các nốt mề đay gây ngứa, châm chích

Chị Hường cho biết vì bị nổi mề đay nên tình trạng thiếu ngủ thường xuyên diễn ra, con quấy khóc vì đói, mẹ ngứa khắp cơ thể càng thêm bực. Thêm nữa khi bị bệnh ngứa nổi mề đay sau sinh chị phải kiêng đủ loại đồ tanh đồ ngọt nên sữa không đủ cho con. Đã có khoảng thời gian chị bị stress vì bệnh nổi mề đay hành hạ mỗi ngày.

Chị Hường rất muốn đi khám bác sĩ tuy nhiên thời gian mới sinh không thể rời con được đồng thời như các mẹ đã từng sinh em bé cũng biết, thời gian ở cữ lên đến 3 tháng để không gặp bất kỳ biến chứng nào sau này. Vì thế hành trình chữa bệnh ngứa nổi mề đay sau sinh của chị Hương khá nan giải.

vì vậy trước khi kể tiếp về quá trình điều trị bệnh tôi khuyên các chị em nên tìm hiểu kỹ về bệnh. Đừng khám và điều trị bằng những mẹo không có cơ sở hoặc những địa chỉ khám chữa không chất lượng vì như vậy rất dễ gặp biến chứng không mong muốn.

Bị ngứa nổi mề đay sau sinh phải làm sao?

Như những tâm sự chị Hường đã nói, chị không thể đi khám vì những tháng đầu không thể rời xa con nhỏ và mẹ phải ở cữ để kiêng nhiều thứ. Vậy trong trường hợp của chị Hường nói riêng và của nhiều chị em bị nổi mề đay nói chung phải điều trị thế nào?

Các chuyên gia cho biết, để chữa bệnh bị ngứa nổi mề đay sau sinh hiệu quả và an toàn người bệnh tốt nhất nên ưu tiên các biện pháp dân gian và thay đổi lối sống hàng ngày sao cho khoa học. Đây là cách điều trị bệnh khá hiệu quả, mang lại an toàn cho cả mẹ và bé trong giai đoạn cho con bú.

Một số biện pháp bạn nên tham khảo:

- Sử dụng trà thảo mộc để thanh lọc cơ thể, giải độc, điều trị mẩn ngứa, sau khi sử dụng trà có thể lấy bã trà đắp lên vùng da bị ngứa.

- Uống đủ lượng nước mỗi ngày vừa thanh lọc cơ thể vừa giúp thải độc dễ dàng.

bị ngứa nổi mề đay sau sinh3
Khi bị ngứa nổi mề đay sau sinh các mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày

- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần đủ chất, nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

- Tắm và đắp nước lá khế chua.

- Rang nóng lá kinh giới với muối tới khi vàng rồi cho vào khăn sạch để chườm trực tiếp lên vết nổi mề đay.

- Tắm bằng mướp đắng đun với nước tắm, pha thêm chút muối rồi sau đó dùng bã mướp đắng đắp liên tục trực tiếp lên da. Thêm nữa nấu các món ăn chế biến từ mướp đắng trong khẩu phần ăn hàng ngày để thanh nhiệt từ bên trong. Nhưng các bạn nên lưu ý mướp đắng cần được sử dụng thận trọng với những người bị gan, dạ dày, thận nhé.

Bị ngứa nổi mề đay sau sinh4
Tắm nước mướp đắng cũng là một biện pháp trị ngứa nổi mề đay sau sinh

- Không nên dùng kháng sinh và kháng viêm.

Áp dụng các biện pháp trên, mặc dù tác dụng chậm nhưng lại rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh lâu dài và quan trọng là an toàn cho cả mẹ và bé. Hơn nữa các biện pháp này còn giúp người bệnh giảm triệu chứng ngứa, khó chịu do nổi mề đay gây nên.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ có ích cho chị Hường cũng như các chị em đang có chung thắc mắc bị nổi mề đay sau sinh phải làm sao. Nếu áp dụng một số biện pháp điều trị như trên mà vẫn không thấy hiệu quả, các mẹ cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám sớm nhất. Chúc bạn và con yêu luôn khỏe mạnh!

Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TH)

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990