Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bị cảm lạnh nên làm gì? Uống thuốc gì chữa bệnh tốt nhất?

Cập nhật: 30/03/2020 17:06 | Người đăng: Lường Toán

Cảm lạnh là một trong những bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở bất kỳ người lớn và trẻ em. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Thông tin sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo nha.

1. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là tình trạng cơ thể nhiễm lạnh , tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như virus và vi khuẩn phát triển trong cơ thể. Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng ban đầu bao gồm  ho,đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, một số trường hợp người bệnh sẽ cảm thấy bị mỏi mệt, đau cơ và đau đầu,...

Cảm lạnh khiến cơ thể mệt mỏi

>>>Xem thêm:Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Chế độ ăn uống như thế nào?

Do những triệu chứng trên rất giống với cảm cúm mà người bệnh đã tìm phương pháp điều trị không đúng cách. Cụ thể đây là hai loại bệnh khác nhau về cả nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như về phương pháp điều trị.

Cảm lạnh là một bệnh lý thường gặp và không ảnh hưởng nhiều tình hình sức khoẻ. Tuy nhiên nó lại đặc biệt nguy hiểm nếu như người bệnh là trẻ em. Đó là khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, nếu bị nhiễm cảm lạnh mà không được chữa trị kịp thời thì có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm hơn như viêm phổi, viêm phế quản,...

2. Cảm lạnh triệu chứng ra sao?

Những triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể khác nhau ở mỗi người, dưới đây là những triệu chứng cảm lạnh điển hình:

  • Cảm lạnh viêm họng
  • Cảm lạnh sổ mũi hoặc nghẹt mũi 
  • Ho, sổ mũi, hắt hơi
  • Cơ thể cảm thấy đau nhức nhẹ
  • Đau cơ
  • Cảm lạnh sốt nhẹ
  • Cảm thấy có áp lực trong tai và mặt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Chảy nước mắt
  • Mất vị giác
  • Khó chịu trong người
  • Khó thở

Các triệu chứng cảm lạnh thường kéo dài trong vòng từ 3-7 ngày. Giai đoạn bệnh dễ gây lây nhiễm nhất là trong vòng 3 ngày đầu hay tuần đầu tiên mắc bệnh.

cách chữa cảm lạnh bằng phương pháp dân gian

Theo chia sẻ của các dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn, có rất mẹo hay chữa cảm lạnh mà không cần dùng đến thuốc. Biện pháp khá đơn giản có thể thực hiện dễ dàng ngay tại nhà. Qua đó bạn đọc hãy tham khảo như sau:

2.1. Vệ sinh mũi sạch sẽ

Bệnh cảm lạnh khiến cho bạn bị sổ mũi, sụt sùi và ngạt mũi khó chịu. Do vậy việc vệ sinh mũi giúp loại bỏ hỉ mũi sẽ có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của chất nhầy vào sâu bên trong khoang mũi, chúng là nguyên nhân khiến cho bệnh nặng nề hơn. Do vậy bạn nên thực hiện biện pháp hỉ mũi nhất là vào buổi sáng thức dậy hay buổi tối để cho mũi và cổ họng sạch sẽ, thoáng hơn, dễ chịu và nhanh chóng khỏi bệnh.

2.2. Vệ sinh miệng và họng bằng nước muối loãng

Một phương thuốc điều trị cảm lạnh hiệu quả không phải ai cũng biết đó là vệ sinh miệng và họng bằng nước muối loãng. Muối có tính sát khuẩn, sát trùng rất cao do vậy mà súc miệng bằng nước muối được xem là giải pháp vệ sinh miệng và họng sạch sẽ hiệu quả. Qua đó sẽ làm dịu đi tức thời những cơn đau rát họng hàng ngày. Người bệnh cần phải kiên trì súc miệng 2-4 /ngày với dung dịch nước ấm pha loãng cùng muối tinh sẽ giúp bạn mau chóng khỏi bệnh.

2.3. Tắm nước nóng bằng vòi sen

Thư giãn dưới vòi sen nước ấm giúp bổ sung hơi nước cho cơ thể, giữ ẩm và thông mũi, làm giảm bớt triệu chứng khó chịu của bệnh. Lưu ý không tắm dưới nước lạnh bởi nó sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể đột ngột, khiến tình trạng bệnh trở lên xấu đi.

2.4. Uống nhiều nước ấm

Một trong những biện pháp giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh cảm lạnh đó là uống nhiều nước ấm. Nó có tác dụng làm tan đờm, giảm ho, đồng thời làm dịu cơn đau họng. Người bệnh có thể bổ sung thêm vài lát gừng hay pha mật ong và chanh vào cốc nước nóng để làm tăng hiệu quả trị bệnh.

2.5. Dùng tinh dầu

Tinh dầu tràm, bạc hà … từ lâu được biết đến là biện pháp chữa cảm lạnh hiệu quả . Người bệnh chỉ cần thoa một chút tinh dầu vào vùng dưới mũi sẽ giúp thông mũi và đồng thời làm giảm bớt cơn đau ở mũi. Ngoài ra có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc hòa với nước nóng xông hơi rất hiệu quả.

2.6. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Biện pháp chườm nóng hay chườm lạnh xung quanh vùng xoang tắc nghẽn sẽ giúp làm giảm bớt triệu chứng khó chịu ở vùng mũi cho bạn. Nếu chườm khăn nóng có thể giúp làm giảm áp lực phần xoang mũi, đồng thời làm lỏng lớp dịch nhầy thì chườm khăn lạnh lại khiến các mạch máu ở vùng xoang mũi co lại, giúp giảm đau hiệu quả. Từ đó tình trạng bệnh hiệu quả hơn

2.7. Kê cao gối khi ngủ

Chứng ngạt mũi nghiêm trọng hơn khi nằm, nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Do vậy, hãy kê thêm gối đặt ở đầu cao hơn khi ngủ sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng và thoải mái hơn, đảm bảo cho bạn duy trì một giấc ngủ ngon hơn.

2.8. Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

Cảm lạnh gây ra những triệu chứng khiến cho cơ thể người bệnh trở nên uể oải và rất mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan trong việc điều trị bệnh và vẫn gắng sức làm việc ngay cả khi đang nhiễm bệnh. Điều này khiến cho bệnh càng lâu khỏi hơn và có nguy cơ tái phát cao. Do vậy, khi bị cảm lạnh, người bệnh tốt nhất hãy tạm gác công việc sang một bên và nghỉ ngơi hợp lý. Như vậy nó sẽ giúp cơ thể tạo ra nhiều năng lượng hơn, đồng thời làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

2.9. Hạn chế ra ngoài

Thường thì nhiệt độ trong phòng và ngoài trời có sự chênh lệch khá lớn. Do vậy, khi bị cảm lạnh người bệnh tốt nhất nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài trời thì hãy đeo khẩu trang và mặc quần áo ấm để tránh gió lùa vào cơ thể. Bệnh cảm lạnh dễ gặp khi thay đổi thời tiết mà có thể gặp ở bất kỳ ai, nhất là thời điểm giao mùa nóng sang lạnh. Do vậy việc trang bị cho mình những kiến thức về cách chữa bệnh cảm lạnh là khá cần thiết.

  1. Khi cảm lạnh uống thuốc gì?

  2. Dùng thuốc chữa cảm lạnh theo chỉ định của bác sĩ

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì thuốc kháng sinh thường không có tác dụng chống virus cảm lạnh. Do vậy mà người bệnh không được tùy tiện sử dụng. Thường việc điều trị cảm lạnh hướng vào biện pháp làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc giúp giảm thiểu triệu chứng của bệnh như sau:

  •         Thuốc giảm đau: Nếu người bệnh có xuất hiện những triệu chứng sốt, đau họng hoặc đau đầu thì người bệnh nên sử dụng acetaminophen (Tylenol) hay các thuốc giảm đau khác nhằm hạ sốt và giảm đau. Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ. Không nên dùng aspirin cho trẻ em bởi thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye - có khả năng đe dọa đến tính mạng của trẻ.
  •         Thuốc xịt giúp thông mũi: Để hạn chế được triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, người bệnh có thể dùng thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ mũi tối đa trong 5 ngày, hãy cẩn trọng khi dùng thuốc ở trẻ em dưới 6 tuổi.
  •         Siro ho: Mọi người có thể uống siro để giảm ho và rát họng hiệu quả. Nhưng với trẻ dưới 4 tuổi thì không nên dùng sirô cùng thuốc cảm lạnh không kê đơn (OTC).
  1. Dùng thuốc kháng sinh điều trị cảm lạnh khi nào?

Thuốc kháng sinh cần được sử dụng đúng cách mới mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao như trong trường hợp bị viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi, nhiễm trùng tai và đau mắt đỏ ...và những bệnh lý do vi khuẩn gây nên.

Sau khi bị cảm lạnh, người bệnh có thể sẽ bị nhiễm khuẩn với những dấu hiệu là đau quanh mặt và mắt, ho ra chất nhầy đặc, màu vàng hoặc màu xanh lá. Tuy nhiên đây cũng là những triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị cảm lạnh. Nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc ngày càng tiến triển nặng hơn mỗi ngày thì có thể cơ thể bạn đã bị nhiễm vi khuẩn và lúc này cần phải sử dụng kháng sinh để kết hợp điều trị.

Không được tự ý hay lạm dụng dùng kháng sinh khi chưa được sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ. Một số lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh điều trị

  •         Hãy đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc nặng hơn: Bác sĩ sẽ tiến hành khám và kiểm tra xem tình trạng bệnh gây nên bởi vi khuẩn hay virus và đồng thời  kê đơn kháng sinh phù hợp cho điều trị.
  •         Làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận: Dùng thuốc đúng thời gian, liều lượng mà bác sĩ chỉ định. không được tự ý tăng, giảm liều dùng hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc.
  •         Không chia sẻ thuốc: Tuyệt đối không được đưa thuốc của mình cho người khác uống. Tùy bệnh mỗi người sẽ chỉ định dùng thuốc khác nhau. Hãy đi khám và kiểm tra, nếu cần phải sử dụng kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp để điều trị.

Trên đây là những thông tin về cảm lạnh và cách điều trị. Nếu có thắc mắc nào hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990