Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh thông liên thất là gì? Có nguy hiểm không?

Cập nhật: 11/02/2020 11:47 | Người đăng: Lường Toán

Thông liên thất là bệnh lý thường gặp nhất, nó chiếm khoảng 25% những ca mắc bệnh tim bẩm sinh. Với những trẻ em hay bị dị tật thường bị chậm lớn và có biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy thông liên thất là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ trong bài viết sau đây nhé.

Bệnh thông liên thất là gì?

Thông liên thất là dạng bệnh tim bẩm sinh

>>Tham khảo thêm: Bệnh suy tim có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Thông liên thất là một dạng bệnh tim bẩm sinh, xuất hiện 1 lỗ giữa hai buồng tâm thất. Hiện nay có rất nhiều cách để phân loại theo giải phẫu thông liên thất khác nhau thường được đặt ra, nhưng có 4 loại thông liên thất chính là:

  • Thông liên thất phần quanh màng
  • Thông liên thất phần buồng nhận hay thông liên thất kiểu ống nhĩ thất chung
  • Thông liên thất phần phễu hay thông liên thất dưới van động mạch chủ hay dưới van động mạch phổi
  • Thông liên thất phần cơ hoặc thông liên thất ở gần mỏm tim

Những dấu hiệu của bệnh thông liên thất

Thường những triệu chứng thông liên thất nặng thường xuất hiện ngay từ khi sinh. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với triệu chứng thở nhanh, khó thở, ăn kém, trẻ bị bỏ ăn hay mệt và bị viêm phổi tái phát nhiều lần

Bệnh thông liên thất ở trẻ sơ sinh rất nhiều trường hợp không để lại triệu chứng gì nhưng có thể phát hiện qua đi khám sức khỏe. Một số trường hợp khác lại phát hiện ở độ tuổi trưởng thành với những dấu hiệu sau đây:

  • Ăn uống kém, trẻ không phát triển khỏe mạnh, bị khó thở khi ăn hay khóc
  • Da xanh xao nhất là ở xung quanh móng tay và môi
  • Hơi thở nhanh hoặc bị khó thở: Tình trạng này xuất hiện ngay cả khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi, cơ thể bị mệt dễ dàng khi ăn hoặc chơi đùa
  • Tim đập nhanh,
  • Chân, bàn chân hay mắt cá chân bị sưng phù
  • Ở độ tuổi trưởng thành có thể xuất hiện triệu chứng suy tim
  • Một số triệu chứng khác tùy theo kích thước lỗ thông liên thất.

Bệnh thông liên thất có nguy hiểm không?

Theo các dược sĩ của các trường Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch thì bệnh thông liên thất lỗ nhỏ là phổ biến nhất có thể tự đóng và phát hiện ở độ tuổi trưởng thành. Đa số bệnh thông liên thất tự đóng lỗ nhỏ ở trẻ em lên đến 75%.

Ngoài ra thông liên thất lỗ lớn có khả năng làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, làm tăng áp lực động mạch phổi, áp lực này có thể làm tăng cố định từ rất sớm trong khoảng từ 6 – 9 tháng tuổi. Với những trường hợp có sức cản mạch phổi tăng cố định thì bệnh nhân khó có thể sống vượt qua 40 tuổi. Tình trạng biến chứng dễ xảy ra ở nhóm bệnh nhân này như áp xe não. Chảy máu ở phổ, viêm nội tâm mạc hay rối loạn nhịp thất, đặc biệt là biến chứng đa hồng cầu. Người bệnh có tiên lượng rất xấu với tình trạng suy tim xung huyết, ngất hay ho ra máu.

Bên cạnh đó thì ngoài nguyên nhân thai phụ bị cúm trong 3 tháng đầu thì tình trạng bệnh thông liên thất còn gặp ở hội chứng bệnh lý đặc biệt là hội chứng đa nhiễm sắc thể 21, hội chứng mẹ nghiện rượu khi mang thai…

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thông liên thất

Bệnh thông liên thất ở trẻ sơ sinh

Hiện nay tại các bệnh viện phương pháp điều trị bệnh thông liên thất có 2 cách sau: phẫu thuật vá lỗ thông hay biện pháp can thiệp bít thông liên thất bằng dù. Phương pháp can thiệp bít thông liên thất chỉ được áp dụng với thể quanh màng hay thông liên thất phần cơ. Đây là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi ít nguy cơ và biến chứng khi phẫu thuật hơn. Một số yếu tố cần được cân nhắc khi đưa ra quyết định đóng lỗ thông như sau:

  • Trường hợp lỗ thông nhỏ không phải ở dưới động mạch thì sẽ không gây quá tải tại thất tái hay làm tăng áp lực động mạch phổi. Người bệnh không có tiền sử viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thì có thể không cần can thiệp hay phẫu thuật
  • Trường hợp lỗ thông lớn xuất hiện các triệu chứng suy tim ngay từ khi sinh ra thì sẽ không được can thiệp bằng thuốc hay phẫu thuật và thông liên thất trong vòng 6 tháng đầu
  • Với những triệu chứng lâm sàng, áp lực hay sức cản mạch phổi thì các bác sĩ sẽ có quyết định đóng lỗ thông liên thất hay không.

Trên đây là thông tin về bệnh thông liên thất hi vọng giúp bạn giải đáp câu hỏi liên quan. Đừng bỏ lỡ bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990